Hướng dẫn Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội Ngữ văn 12

Nội dung bài Hướng dẫn Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội Ngữ văn 12 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 12 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


I – HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Cần tìm hiểu những hiện tượng đời sống hàng ngày được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những hiện tượng gần gũi đối với thanh niên, học sinh. Từ đó, nắm bắt được dư luận xã hội (đúng đắn hoặc lệch lạc); đồng thời giải thích, phân tích, đánh giá các hiện tượng đó để chuẩn bị thiết thực cho bài viết.

2. Xem lại hai bài học (Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; Nghị luận về một hiện tượng đời sống) và bài làm văn số 1 nhằm củng cố kiến thức và các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.


II – GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI

1. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

2. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tất đẹp.

Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

3. Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.


III – GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI


BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – THAM KHẢO

1. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Dàn ý:

Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường trong việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Thân bài:

– Suy nghĩ của tuổi trẻ học đường về vấn đề tai nạn giao thông: thực trạng, biểu hiện, tác hại.

– Giải pháp, hành động của tuổi trẻ học đường để giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tự nâng cao ý thức và trở thành những người tham gia giao thông tự giác, hiểu luật, chấp hành nghiêm túc luật giao thông.

+ Nhắc nhở, tuyên truyền những người xung quanh cùng chấp hành luật giao thông.

+ Tham gia các cuộc thi, các hoạt động, các phong trào của nhà trường, khu phố, cộng đồng về việc giảm thiểu tai nạn giao thông.

+ Tìm giải pháp sáng tạo nâng cao an toàn giao thông ngay nơi mình sinh sống.

Kết bài: Khẳng định lại vai trò và khả năng góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.


2. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tất đẹp

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng nêu trong đề bài.

Thân bài:

– Tóm tắt về hiện tượng, nêu một số dẫn chứng tiêu biểu.

– Ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng trên:

+ Đây là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống nhân ái, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

+ Đem lại cơ hội được sống và học tập lành mạnh, tử tế cho những số phận bất hạnh.

+ Giúp kết nối cộng đồng, làm cho người và người gần nhau hơn.

– Giải pháp: tuyên dương những cá nhân, gia đình, tổ chức có nghĩa cử trên; hỗ trợ các cá nhân và tổ chức; giúp kết nối những cá nhân và tổ chức với những số phận bất hạnh.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của hiện tượng và bày tỏ suy nghĩ cá nhân về vấn đề.


3. Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu cuộc vận động.

Thân bài:

– Giải thích các cụm từ: tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục.

– Trình bày quan điểm: đây là cuộc vận động vô cùng cần thiết, hữu ích và ý nghĩa → ủng hộ và tích cực tham gia.

– Lí giải, bàn luận về tác dụng của cuộc vận động:

+ Cuộc vận động vô cùng cần thiết và cấp bách bởi tình trạng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã tràn lan ở mọi cấp học, mọi địa phương.

+ Cuộc vận động giúp nâng cao ý thức tự giác, sự trung thực của cộng đồng nhằm nâng cao thực học, thực làm và nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Ý nghĩa lớn lao và lâu dài: vận động tuy không đem lại hiệu quả triệt để nhưng phản ánh mối quan tâm của toàn xã hội đối với chất lượng nguồn nhân lực.

– Giải pháp thực hiện và nhân rộng cuộc vận động:

+ Nói không với tiêu cực trong thi cử: ban hành quy chế thi cử khoa học và nghiêm túc, ra đề thi theo hướng phát triển năng lực, không nặng về ôm đồm kiến thức, nâng cao ý thức tự giác của người học, xử phạt nghiêm minh những người tiếp tay cho tiêu cực trong thi cử…

+ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục: tuyên truyền về tác hại của bệnh thành tích, xử phạt những người vi phạm, khen thưởng những tấm gương chống bệnh thành tích…

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cuộc vận động.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội Ngữ văn 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com