Hướng dẫn Viết bài làm văn số 5 Ngữ văn 10

Nội dung bài Hướng dẫn Viết bài làm văn số 5 Ngữ văn 10 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


I – HƯỚNG DẪN CHUNG


II – GỢI Ý ĐỀ BÀI

Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn (khoảng trên dưới 2 trang giấy) để giới thiệu về một trong các đối tượng sau:

1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương.

2. Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

3. Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

4. Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.


III – GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

Ngoài những điều cần chú ý chung như đối với bài làm văn số 4, anh (chị) cần:

1. Chú ý vận dụng tốt phương pháp thuyết minh, nhất là các phương pháp có khả năng tạo ra sức sống, sức cuốn hút cho việc giới thiệu, trình bày sự vật (hiện tượng).

2. Tìm được cách thức bố cụcdiễn đạt sao cho nội dung thuyết minh vừa kết thúc chiết, mạch lạc, trong sáng, lại vừa có tính nghệ thuật.


IV – VĂN THUYẾT MINH THAM KHẢO

1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương

Dài bài:

Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh định thuyết minh.

Thân bài:

– Vị trí: địa chỉ, quang cảnh xung quanh…

– Nguồn gốc: lịch sử hình thành, giai thoại gắn liền với thắng cảnh (nếu có).

– Bố cục và vẻ đẹp của cảnh quan (từ bao quát đến chi tiết hoặc ngược lại tùy dụng ý người viết).

– Giá trị và ý nghĩa của danh lam thắng cảnh.

Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp và vai trò của danh lam thắng cảnh với quê hương, đất nước.

Bài tham khảo:

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,… Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.


2. Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích

Dài bài:

Mở bài: Giới thiệu về loại hình ca nhạc/sân khấu định thuyết minh.

Thân bài:

– Nguồn gốc ra đời loại hình ca nhạc/sân khấu đó.

– Các giai đoạn phát triển tiêu biểu từ xưa đến nay của loại hình này.

– Đặc trưng của loại hình này (so với các loại hình ca nhạc/sân khấu khác).

– Vai trò, giá trị, ý nghĩa của loại hình ca nhạc/sân khấu này (trên các phương diện âm nhạc, tinh thần, kinh tế, văn hóa, du lịch…).

Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của loại hình và nêu ngắn gọn cảm nghĩ cá nhân về loại hình.

Bài tham khảo:

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia…

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với nhừng điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lí bay bổng, mượt mà như lí con sáo, lí hoài xuân, lí tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc.

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó ca Huế có nhừng đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỉ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là đề được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kì. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước đê cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bồng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cà đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách… bán hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế… đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức.

Ca Huế bao gồm cà hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trẽn sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vìra pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848-1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, dư khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xưa hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, đàn tam, xênh… Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài cổ từ thời Võ vương Nguyền Phúc Khoát giữa thế kỉ XVIII.

Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nuớc, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nổi trên sông… Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ những con thuyền đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lững trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vần thân thuộc của cả một thời kì quá vãng.

Rồi tiếng hát thanh taọ với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những cầu thương yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được dàn trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòne khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thủy, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kì lạ của ca Huế cùng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kì của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến.ẽ.

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bởi vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muốn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diền phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chỉ dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế, của ca nhạc Huế “không nơi nào có được”.

Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bềnh bồng trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn của nẹười nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cảnh.

Đêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, Tương tư khúc… cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiểu của người nghe các ca sĩ thường lông vào chương trình nhừng bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như “Mưa trên phố Huế”, “Huế thương”, “Đêm tàn bến Ngự”, “Ai ra xứ Huế, “Đây thôn Vĩ Dạ”. Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiếng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế.

Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xao… Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch… Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền kí ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không sao quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê li… và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của người con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhung ca Huế trôn sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.


3. Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình

Dài bài:

Mở bài: Giới thiệu về một đặc sản của địa phương mà anh/chị định thuyết minh.

Thân bài:

– Nguồn gốc ra đời và các quá trình phát triển của món đặc sản.

– Nguyên liệu và cách chế biến món ăn.

– Giá trị ẩm thực của món ăn: vị ngon, sức hấp dẫn, các tình huống sử dụng…

– Các giá trị khác của món đặc sản (sức khỏe, kinh tế, du lịch, văn hóa…).

Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và nêu ngắn gọn cảm nghĩ về đặc sản.

Bài tham khảo:

Làng tranh Đông Hồ
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết đến – Làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bẳc cũ (nay là tỉnh Bac Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng nhữnẹ bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà săc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hô xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nôi tiêng của huvện Gia Lâm Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) là đển phố Hồ – huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng cỏ thẻ đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biên chi đường xuống làng Đông Hồ.

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca “Lảng Mải có lịch có lề – Có sông tắm mát, có nghề làm tranh”. Qua nhiều thế kỳ, 17 dòne họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sầm uất vào cừ tháng mười một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông xứ Đoài ghé bến “ăn tranh”. Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương hai năng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đôt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sống chủ yếu bằng nghề làm tranh. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cầm, kì, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú tao nhã của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; môi màu dùng một bản, và bản nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được “sản xuất” với số lượng lớn và không đòi hỏi kĩ năng cầu kì nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường các tờ tranh không lớn quá 50 cm mồi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mâu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chắt điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dản gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rôi lây than của nó; màu xanh lây từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp… Xem tranh dân gian ta thường băt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lí hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói của nhừng bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa… Một nhà thơ xứ Kinh Bấc đã viết:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế… không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía của tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ – bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu…; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiêu, Thạch Sanh; phó biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa – Phú quý, Nghi xuân, Gà đàn (xem thêm bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh ghen, Chăn trâu thổi sáo, Nhà nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa… Tranh Đông Hồ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi… thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưnẹ chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyên thông như tê thân, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiêu.

Theo thời gian, làng tranh cùng trải qua biêt bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ờ nhà Bác cố thỉnh thoảng lại đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bân khắc tranh nữa! Nhà cụ Lử có bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày… cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ ta phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã có một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm “cực thịnh”, đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giói vứi nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Têt Đông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu vê nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hô và cô Tô Nữ dáng quê hương, đê khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ. cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.


4. Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại

Dài bài:

Mở bài: Giới thiệu về lễ hội và quê hương gắn với lễ hội.

Thân bài:

– Nguồn gốc và lịch sử của lễ hội.

– Những nét đặc sắc của lễ hội (nội dung, truyền thuyết, lễ nghi, tiến trình diễn ra…).

– Mục đích của lễ hội.

– Giá trị và ý nghĩa của lễ hội.

Kết bài: Cảm nghĩ về lễ hội, liên hệ tới bản thân.

Bài tham khảo:

Là người dân đất Việt, ai cũng biết đến câu ca:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi của ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đen Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương – từ rất lâu đã trở thành ngày giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương – Lâm Thao – Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các vị vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ tiên đề hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Ngày nay hàng năm, lễ hội giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên, giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giừ nước.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung củạ toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vần đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng

Lễ giỗ Tố Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ thuở xưa đã có một đặc thù riêng là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Phú Thọ tham gia rước kiệu lỗ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới”. “Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)… Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm”. Những năm hội chính thì phần lỗ gồm: Tế lễ của triều đình, sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lề thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ… và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo – hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.

Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn” nên giỗ Tồ Hùng Vương năm 1946 – sau khi Chính phủ mới được thành lập – là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ây, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền và trang trọng dâng lên bàn thờ tâm bản đô Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiên sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975. Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đă quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc cội tổ tiên – một ngày giỗ Tô như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nẹhĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.

Ngày nay việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tố chức. Dù năm chẵn hay lẻ lề hội Giỗ Tổ vẫn rất chặt chỗ, bao gồm hai phần lễ và hội.

Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9. làng nào được Ban tô chức lề hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dần đầu điều hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chinh tề đi sau kiệu lề, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chăn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyên hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiêp đê đông bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đô lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể thể thao,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Các trò chơi văn hoá dân gian được bào lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa, nâu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)… Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, ‘”Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. Các nghệ nhân người Mường mang đến lỗ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Nhừng làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, tham đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ.

Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đen Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ của mình, giữ đúng kỷ cương, vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống, thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bâo muốn nhắc nhớ hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đă trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa.

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng và ngày giỗ Tổ mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khẳp năm châu bốn biên từng đến thăm viếng Đen Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên núi Nghĩa Lĩnh đă làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. “Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam”

Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng và ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch vẫn là điểm của bổn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Viết bài làm văn số 5 Ngữ văn 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com