Hướng dẫn Soạn Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam sgk GDCD 7

Hướng dẫn Soạn Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.


Lý thuyết

1. Truyện đọc: Một tuổi thơ bất hạnh

2. Nội dung bài học

1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

– Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

– Quyền được chăm sóc: Trẻ em được chăm sóc nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

– Quyền được giáo dục: Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

– Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao.

2. Bổn phận của trẻ em

– Đối với gia đình:

+ Chăm chỉ tự giác học tập.

+ Vâng lời cha mẹ.

+ Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.

+ Giúp đỡ gia đình.

+ Chăm sóc các em.

– Đối với xã hội:

+ Lễ phép với người lớn.

+ Yêu quê hương xây dựng và bảo vệ đất nước

+ Tôn trọng pháp luật.

+ Bảo vệ tài nguyên môi trường.

+ Thực hiện nề nếp sống văn minh.

3. Trách nhiệm của gia đình và xã hội với trẻ em

– Cha mẹ: Chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc nuôi dạy trẻ em.

– Xã hội: Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 40 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 40 sgk GDCD 7

a) Theo em, vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật?

Trả lời:

– Thái có hành vi vi phạm pháp luật vì trước tiên là do bố mẹ li hôn từ khi 4 tuổi. Em trở thành trẻ không cha, không mẹ và phải sống cưu mang ở nhà một bà.

– Em không được nuôi dạy chu đáo nên lấy cắp xe bán lấy tiền bỏ lên Hà Nội sống bụi, vì sinh tồn, em đã đi cướp giật.

b) Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi?

Trả lời:

– Thái không được bố mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, không được ăn uống đầy đủ.

– Thái không được đi học, không được bạn bè tôn trọng.

– Thái không có chỗ để ở, để ngủ.

c) Theo em, Thái phải làm gì để trở thành người tốt?

Trả lời:

Để trở thành người tốt, theo em, Thái nên tu dưỡng đạo đức trong trung tâm giáo dưỡng. Cố gắng học tốt, rèn luyện thân thể, mai này đủ độ tuổi lao động thì đi làm để nuôi sống bản thân. Trau dồi các kiến thức về pháp luật để không vi phạm nữa.

d) Nêu các quyền của trẻ em được thể hiện trong tranh 1, 2, 3, 4, 5.

Trả lời:

– Tranh 1: Trẻ em được tiêm phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe y tế.

– Tranh 2: Trẻ em được ăn uống đầy đủ, yêu thương, chăm sóc.

– Tranh 3: Trẻ em có quyền được khai sinh, có quyền có cha mẹ, có tên, có họ.

– Tranh 4: Trẻ em có quyền được đi học, được tạo điều kiện học suốt đời.

– Tranh 5: Trẻ em có quyền vui chơi, sáng tạo.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 41 42 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 41 42 sgk GDCD 7

a) Trong các hành vi sau, theo em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

(1) Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới làm khai sinh;

(2) Đánh đập, hành hạ trẻ;

(3) Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng;

(4) Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống;

(5) Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện;

(6) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.

Trả lời:

Hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em là: (1), (2), (4), (6).

b) Kể những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Trả lời:

– Tổ chức tiêm phòng sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản cho trẻ em.

– Tổ chức các chương trình thiện nguyện, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, ung thư…

– Xây dựng trường học cho trẻ em đặc biệt như làng trẻ em…

– Tổ chức các chương trình cho trẻ em như: chương trình ngày tết thiếu nhi, tết trung thu…

c) Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường.

Trả lời:

– Học tập tốt, lao động tốt.

– Giữ gìn tài sản của gia đình và nhà trường.

– Tôn trọng, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, acnh chị

– Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

– Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.

d) Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội (ví dụ: Trộm cắp), em sẽ làm gì?

(1) Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương;

(2) Im lặng, bỏ qua;

(3) Nói với bố mẹ hoặc các thầy cô giáo trong trường và đề nghị giúp đỡ;

(4) Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên vẫn làm theo lời dụ dỗ

Trả lời:

Em sẽ làm theo 2 phương án (1) và (3)

đ) Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học để đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.

Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em ?

Trả lời:

– Tú không làm tròn bổn phận phụ giúp bố mẹ (nhà nghèo).

– Không thực hiện đúng quyền hạn học tập.

– Đua đòi, ăn chơi trong khi nhà nghèo.

– Không nghe theo sự giáo dục, răn đe của bố mẹ.

– Không tôn trọng pháp luật.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com