Hướng dẫn Soạn Bài 2: Trung thực sgk GDCD 7

Hướng dẫn Soạn Bài 2: Trung thực, sách giáo khoa GDCD lớp 7. Nội dung bài Soạn Bài 2: Trung thực sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.


Lý thuyết

1. Truyện đọc: Sự công minh, chính trực của một nhân tài

2. Nội dung bài học

1. Trung thực là gì?

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật

2. Biểu hiện của tính trung thực

– Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn…)

– Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.

– Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.

– Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí.

3. Ý nghĩa

– Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.

– Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 7 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 7 sgk GDCD 7

a) Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông?

Trả lời:

Mi-ken-lăng-giơ có thái độ tức giận khi Bra-man-tơ tìm mọi thủ đoạn cản trở việc xây mộ của ông, làm hại đến danh tiếng của ông. Nhưng Mi-ken-lăng-giơ đã đánh giá rất trung thực, khách quan về Bra-man-tơ “Không một ai thời cổ có thể sáng bằng”

b) Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chúng tỏ ông là người như thế nào?

Trả lời:

– Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy là do: ông biết nhìn nhận sự thật, sống khiêm tốn, tự nhìn nhận bản thân và tôn trọng tài năng của người khác, trung thực khi đánh giá sự việc.

– Điều đó chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người trung thực, tôn trọng sự thật, tôn trọng tài năng của người khác (dù đó là kẻ thù của mình).

c) Em hiểu thế nào là trung thực?

Trả lời:

Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình nhắc khuyết điểm.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 8 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 8 sgk GDCD 7

a) Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao?

(1) Làm hộ bài cho bạn;

(2) Quay cóp trong giờ kiểm tra;

(3) Nhận lỗi thay cho bạn;

(4) Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm;

(5) Dung cảm nhận lỗi của mình;

(6) Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất;

(7) Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Trả lời:

Hành vi nào thể hiện tính trung thực: (4), (5), (6). Bởi vì:

+ (4) Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. Đây là việc làm tốt vì giúp đỡ được bạn, để bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa.

+ (5) Dũng cảm nhận lỗi về mình. Đây là hành động đẹp, biết nhìn nhận lỗi lầm, không e ngại, giấu diếm, dám làm dám chịu.

+ (6) Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất. Việc làm này có ý nghĩa đạo đức, nhân văn sâu sắc, không lấy những thứ không phải của mình, không tham lam, không gian dối.

b) Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?

Trả lời:

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thì họ chỉ sống được một thời gian ngắn. Việc bác sĩ giấu họ sẽ như một liều thuốc ngọt ngào để họ ra đi được thanh thản, không lo nghĩ, không sợ hãi. Việc làm này của bác sĩ mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

c) Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày

Trả lời:

– Việc làm thể hiện tính trung thực:

+ Khi vi phạm nội quy của nhà trường, tự giác nhận lỗi.

+ Khi bạn quay cóp thì tố giác với giám thị.

+ Dừng xe khi có hiệu lệnh của công an giao thông, chấp hành phạt (nếu có).

– Việc làm thiếu trung thực:

+ Quay cóp, xem trộm bài làm của bạn.

+ Nói dối bố mẹ để xin tiền đi chơi game, mua đồ ăn vặt.

+ Lấy trộm đồ của người khác mà không dám nhận.

d) Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?

Trả lời:

– Ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt, không che giấu khuyết điểm của mình.

– Tôn trọng bạn bè, thầy cô, không nói dối, nói xấu bạn bè.

– Biết xin lỗi khi có lỗi với bố mẹ, thầy cô. Cảm ơn khi được sự giúp đỡ.

đ) Hãy kể lại một câu chuyện nói về đức tính trung thực (hoặc sưu tầm một đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính này)

Trả lời:

– “Cây ngay không sợ chết đứng”

– “Của phi nghĩa có giàu đâu”

– “Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền”

– “Thẳng mực thì đau lòng gỗ”

– “Thuốc đắng giã tật / Sự thật mất lòng”


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 2: Trung thực sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com