Hướng dẫn Soạn Bài 7: Đoàn kết tương trợ sgk GDCD 7

Hướng dẫn Soạn Bài 7: Đoàn kết, tương trợ, sách giáo khoa GDCD lớp 7. Nội dung bài Soạn Bài 7: Đoàn kết tương trợ sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.


Lý thuyết

1. Truyện đọc: Một buổi lao động

2. Nội dung bài học

1. Thế nào là đoàn kết, tương trợ?

– Là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn; là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.

– Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.

2. Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ

– Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và được mọi người yêu quý.

– Là truyền thống quý báu của dân tộc.

– Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 22 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 22 sgk GDCD 7

a) Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì?

Trả lời:

– Lớp 7A đã gần trưa nhưng chưa hoàn thành san sân bóng.

– Do gặp phải khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, có nhiều rễ cây chằng chịt.

– Lớp có nhiều bạn nữ, chân yếu tay mềm.

b) Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn, các bạn lớp 7B đã làm gì?

Trả lời:

– Động viên tinh thần, mời lớp 7A sang ăn mía, ăn cam.

– Cùng lên kế hoạch, phân chia công việc giải quyết phần đất còn lại

– Cả lớp 7B sang giúp đỡ lớp 7A.

c) Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?

Trả lời:

Những việc làm ấy thể hiện đức tính đoàn kết, thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của các bạn lớp 7B.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 22 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Hướng dẫn Giải bài tập trang 22 sgk GDCD 7

a) Trung là bạn học cùng tổ, lại ở gần nhà Thuỷ. Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì?

Trả lời:

– Nếu là Thủy, em sẽ động viên Trung để bạn mau khỏe bệnh.

– Giúp Trung ghi chép bài vở trên lớp, giúp Trung có thể học ở nhà.

b) Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi, còn Hưng lại học kém toán; mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn lại làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm xấu.

Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với việc làm của Tuấn. Bởi vì:

– Việc làm của Tuấn là đang hại bạn chứ không phải giúp bạn. Bởi vì, Hưng học kém toán thì Tuấn phải giúp đỡ Hưng học toán, bằng cách giảng giải cho Hưng, cùng Hưng học nhóm.

– Việc làm hộ Hưng bài tập về nhà, sẽ làm Hưng ỷ lại không chịu học và kết quả Hưng sẽ càng học kém toán hơn.

c) Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm.

Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó?

Trả lời:

Việc làm này của hai bạn là đúng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Sẽ làm cả hai bạn tiến bộ và học tốt hơn.

d) Em hãy kể lại một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với bạn hoặc với những người xung quanh.

Trả lời:

– Những việc làm thể hiện tính đoàn kết, tương trợ của em đối với bạn hoặc đối với những người xung quanh:

– Khi có những bài tập khó, em sẽ giảng giải cho các bạn để cùng làm bài.

– Khi bạn bị hỏng xe, em đã giúp bạn đưa đi sửa, sau đó cho bạn đi nhờ đến trường.

– Em cùng các bạn cán bộ lớp, tổ chức trò chơi tập thể để các bạn gắn kết nhau hơn.

– Lớp em có một nhóm bạn học yếu môn Văn, nên em đã lập một nhóm để cùng giúp đỡ các bạn đó học tốt môn Văn.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 7: Đoàn kết tương trợ sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com