Soạn bài Cảnh ngày hè sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Cảnh ngày hè sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới – bài 43)

NGUYỄN TRÃI

TIỂU DẪN

Quốc âm thi tập gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường chó sự phát triển của thơ tiếngViệt. Về nội dung, Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi : người anh hùgn với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống… Về nghệ thuật, thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc, có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn (câu sáu chữ).

Quốc âm thi tập được chia thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lện (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật). Phần Vô đề gồm toàn thơ không có tựa đề, nhưng được sắp xếp thành một số mục: Ngôn chí (Nói lên chí hướng), Mạn thuật (Kể ra một cách tản mạn), Tự thán (Tự than), Tự thuật (tự nói về mình), Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình)… Mục bảo kính cảnh giớ có 61 bài, Cảnh ngày hè là bài số 43.


VĂN BẢN

Rồi (1) hóng mát thưở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương (2)
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ (3),
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương (4)
Lao xao chợ cá làng ngư phủ (5),
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương (6)
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng (7)
Dân giàu đủ khắp đòi (8) phương

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II – Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII, Sđd)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Cảnh ngày hè sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Bố cục: (2 phần)

– Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống.

– Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.

Nội dung chính:

– Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.

– Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết.


1. Câu 1 trang 118 Ngữ văn 10 tập 1

Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?

Trả lời:

Bài thơ là một bức tranh ngày hè rất sinh động. Tác giả đã sử dụng nhiều động từ mang sắc thái để diễn tả cảnh vật ngày hè như “đùn đùn”, “phun”, giương”, “tiễn”. Cảnh vật được miêu tả tràn đầy sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà “phun” ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng.


2. Câu 2 trang 118 Ngữ văn 10 tập 1

Cảnh ở đây có sự hài hoà giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.

Trả lời:

Bức tranh ngày hè có sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Màu xanh của tán cây hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao của chợ cá hòa lẫn với tiếng ve kêu, trong không gian đầy sức sống ấy, con người (ngư dân làng chài) cũng đang nhộn nhịp với cuộc sống của mình.


3. Câu 3 trang 118 Ngữ văn 10 tập 1

Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?

Trả lời:

Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan như:

– Thị giác (màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng của ánh nắng),

– Thính giác (tiếng chợ cá lao xao),

– Khứu giác (hương sen) và sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

⇒ Qua sự cảm nhận này, Nguyễn Trãi bộc lộ tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và sự giao hòa mãnh liệt cùng tạo vật.


4. Câu 4 trang 118 Ngữ văn 10 tập 1

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân như thế nào? Âm điệu câu thơ lục ngôn (sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thất ngôn (bảy chữ) như thế nào? Sự thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

– Tấm lòng của Nguyễn Trãi: Ước mong nhân dân tất cả các nơi được sống yên no, hạnh phúc → Tư tưởng nhân nghĩa.

– Âm điệu câu thơ lục ngôn: Số chữ: 6 chữ → phá cách.

+ Âm điệu: đột ngột, ngắn gọn, súc tích → sự dồn nén cảm xúc của bài thơ.

+ Điểm kết tụ: người dân.

⇒ Dòng thơ cuối có giọng điệu sâu lắng, tha thiết thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân cùng với hoài bão cao đẹp của nhà thơ.


5. Câu 5 trang 119 Ngữ văn 10 tập 1

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

– Lòng yêu thiên nhiên.

– Lòng yêu đời, yêu cuộc sống

– Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân
Từ việc lí giải cách lựa chọn của mình, anh (chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời:

– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

– Cảm hứng ấy xuyên suốt bài thơ, thấm đượm trong tình yêu thiên nhiên, thấm đượm trong lòng yêu cuộc sống ở những câu thơ trên và dồn tụ lại thành kết thúc của bài thơ với sự bộc lộ trực tiếp ở hai câu cuối.


LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 119 Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời:

– Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của ngày hè được gợi tả một cách sống động, nhiều màu sắc, vui tươi và tràn đầy sức sống.

⇒ Cho thấy sự cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả.

– Vẻ đẹp cuộc sống tâm hồn Nguyễn Trãi: tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng ưu ái với dân với nước.

+ Cuộc sống giản dị, thanh tao.

+ Tâm hồn chan chứa yêu thương.

+ Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh dân tộc quen thuộc, gần gũi.


2. Câu 2 trang 119 Ngữ văn 10 tập 1

Học thuộc bài thơ.


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Cảnh ngày hè sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com