Soạn bài Chiếc lá cuối cùng sgk Ngữ văn 8 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 8 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một. Nội dung bài Soạn bài Chiếc lá cuối cùng sgk Ngữ văn 8 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.


VĂN BẢN

Chiếc lá cuối cùng

(Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được; cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy là vào mùa đông. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời,…)

Khi hai người lên trên gác thì Giôn-xi đang ngủ. Xiu kéo tấm mành mành xuông che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-men sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ sẹo sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân(1). Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì. Một cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng vẫn đang rơi, lẫn cùng với tuyết. Cụ Bơ-men mặc chiếc sơ mi cũ màu sanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá(2).

Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống.

“Kéo nó lên, em muốn nhìn”, cô thều thào ra lệnh.

Xiu làm theo một cách chán nản.

Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ(3).
“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết.

“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình(4). Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choáng lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn(5), họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.

Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn-xi nói, “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.
Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”(6).

Buổi chiều, bác sĩ tới và khi ông ra về, Xiu kiếm cớ ra ngoài hành lang.

“Được năm phần mười rồi”, bác sĩ nói và cầm lấy bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xiu, “Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng. Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men, hình như là một nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn”.

Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm(7) rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.
Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng, chị ôm lấy người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.

“Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác(8) của cụ Bơ-men, – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

(O Hen-ri(*), Chiếc lá cuối cùng,
theo bản dịch của Ngô Vĩnh Viễn,
trong tập truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng,
NXB Văn học, Hà Nội, 1983).

Chú thích:

(*) O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như Căn gác xếp, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… Các truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tình thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Đoạn trích này là phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

(1) Thường xuân: (cũng có khi gọi là trường xuân): một loại cây leo, bám vào tường gạch, lá rụng dần về mùa đông.

(2) Cụ ngồi làm mẫu để cho Xiu vẽ.

(3) Bộ: đơn vị đo chiều dài hay dùng ở Anh và Mĩ, bằng 0,3048m.

(4) Chuyến đi xa xôi bí ẩn: ý nói là chết.

(5) Ánh hoàng hôn: ánh sáng lúc mặt trời lặn.

(6) Vịnh Na-plơ: vịnh đẹp nổi tiếng ở bờ biển I-ta-li-a.

(7) Khỏi nguy hiểm: ý nói là không còn lo chết nữa.

(8) Kiệt tác: tác phẩm nghệ thuật hết sức đặc sắc.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Chiếc lá cuối cùng sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Bố cục: ba phần

– Phần 1 (từ đầu … Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết

– Phần 2 (tiếp theo … chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.

– Phần 3 (còn lại): Sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng.

Nội dung chính: Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.


1. Câu 1 trang 90 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?

Trả lời:

– Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi:

+ Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân…”

+ Cụ Bơ – men vội vã đến thăm Giôn – xi. Sự sợ sệt của hai người chính là lo cho tính mệnh người ốm.

+ Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió.

+ Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc.

→ Có thể xem chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu của cụ.


2. Câu 2 trang 90 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?

Trả lời:

– Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng

+ Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.

+ Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản.

+ Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió.

+ Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm.

– Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.


3. Câu 3 trang 90 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Trả lời:

– Nhân vật Giôn-xi yếu đuối, tuyệt vọng:

+ Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình.

+ Giôn-xi thờ ơ, bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.

– Phản ứng trước hai lần kéo mành:

+ Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, Xiu lo lắng.

+ Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.

– Nguyên nhân sự hồi sinh của Giôn-xi:

+ Do cô thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân giàu sức sống sau đêm mưa bão.

+ Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của Xiu, cụ Bơ-men.

– Kết thúc truyện nhà văn không để Giôn-xi lên tiếng hay có trạng thái tâm lý nào khác:

+ Kết mở để mọi người tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi.

+ Dư vị của tình người, của niềm tin, của sự hi sinh… vẫn còn mãi.


4. Câu 4 trang 90 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua trích đoạn này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.

Trả lời:

– Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

+ Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh.

+ Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

– Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

+ Tạo sự bất ngờ, thú vị

+ Khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người.

+ Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.


CÁC BÀI VĂN HAY

1. Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri

Bài tham khảo 1:

Chiếc lá cuối cùng thuộc phần cuối của tác phẩm cùng tên của nhà văn người Mĩ O Hen-ri. Truyện là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh tình người giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm còn gửi gắm những thông điệp nghệ thuật ý nghĩa.

Trong tác phẩm gồm ba nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-mem, các nhân vật này được chia làm hai tuyến chính: Giôn-xi sống trong tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá để chờ đến lúc mình lìa đời, cụ Bơ-men và Xiu ra sức chăm sóc và giúp đỡ Giôn-xi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.

Giôn-xi là một cô họa sĩ nghèo sống trong một nhà trọ tồi tàn ở ngoại ô, cô sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật (bệnh sưng phổi), đây không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng cô đã mất hết niềm tin vào cuộc sống nên bệnh tình ngày càng xấu đi, cô không buồn uống thuốc, chán nản, chỉ đếm những chiếc lá trên cây thường xuân.

Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cuộc sống này. Qua một đêm mưa gió vùi dập, khi chiếc mành cửa được kéo lên, cô vẫn thấy một chiếc lá bám trên tường gạch. Đó quả là một điều khó tin vì đêm qua mưa gió, bão tuyết lớn, vậy mà chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây như vậy. Chính chiếc lá cuối cùng đã làm thay đổi suy nghĩ của Giôn-xi, giúp cô lấy lại được nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Bởi vậy, cô đã vượt qua bệnh tật, tiếp tục mang trong mình những ước mơ, hoài bão.

Xiu là bạn cùng phòng với Giôn-xi, cũng là một họa sĩ nghèo, trong những ngày bạn ốm, Xiu đã hết lòng thương yêu, chăm sóc: nấu cháo, lời nói dịu dàng, cử chỉ ân cần dỗ dành Giôn-xi mong cho bạn lấy lại tinh thần, bệnh tật sớm qua khỏi. Trong những ngày Giôn-xi ốm, điều cô lo sợ nhất chính là mở tấm mành cửa lên và thấy chiếc là cuối cùng đã rụng xuống.

Vào đêm mưa gió, Xiu không thể ngủ được, cô lo sợ chiếc lá ngoài kia đã bị mưa gió cuốn đi và người bạn Giôn-xi sẽ rời xa mình mãi mãi. Bởi vậy, sáng hôm đó, khi nhận lệnh của Giôn-xi cô chán nản, tuyệt vọng, đầy lo lắng kéo tấm mành lên. Và cô đã vui biết nhường nào khi chiếc lá vẫn còn đó, cô nấu cháo, gọi bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Chính tình yêu thương, sự quan tâm chân thành của Xiu đã phần nào tiếp thêm động lực sống cho Giôn-xi.

Cụ Bơ-men chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng tấm lòng, sự hi sinh của cụ lại có ý nghĩa quan trọng nhất với Giôn-xi. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Hơn bốn mươi năm trong nghề cụ chỉ có một khao khát tột cùng đó là vẽ được một kiệt tác. Khi biết được tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của Giôn-xi cụ hết sức lo lắng và tìm cách cứu sống Giôn-xi.

Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi thật sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh, không lo nghĩ cho sức khỏe, tính mạng mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh thầm lặng, cao cả mà lớn lao.

Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng là một kiệt tác không chỉ vì nó giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng niềm hi vọng sống. Chiếc lá được vẽ bằng cả tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự là tác phẩm được tạo ra để phục vụ con người.

Tác phẩm được thuật lại bằng lối kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính với những chi tiết được lựa chọn kĩ càng, đặc biệt là ở tình huống truyện đảo ngược hai lần. Giôn -xi từ chỗ tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống đến chỗ lấy lại niềm tin, khỏi bệnh và sống vui vẻ; cụ Bơ-men từ chỗ khỏe mạnh đến chỗ mất đi một cách đột ngột. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Ba nhân vật có cảnh ngộ gần gũi, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng. Kết thúc bất ngờ, giàu ý nghĩa tạo dư âm sâu đậm trong lòng người đọc.

Với kết cấu truyện đầy kịch tính, bất ngờ tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương cao cả có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc đời. Ngoài ra cũng thấy được giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính sinh ra là để phục vụ, vì cuộc sống con người.

Bài tham khảo 2:

Cách đây gần 1 thế kỉ, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là O. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Mặc dù ngôi sáng ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lâp lánh toả sáng trên những trang văn mà ông O. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông không đồ sộ như M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết ra đều có giá trị lớn. Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế.

Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: “Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ”.

Cách nói rất hình ảnh PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây. Ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiếm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn.

Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những hoạ sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy O. Hen-ri không thi vị hoá cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.

Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ thôi – nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương.

Nguồn thương PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả rung lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một “phụ nữ nhỏ bé”, thiếu máu vì những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã “ngoài sáu mươi ”, đã “múa cây bút vẽ bốn mươi năm” mà vẫn không “với tới được gấu áo vị nữ thần của mình”.

Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn. Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc động lòng người. Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Ta thấy trong thực tế, cuộc đời PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu sống phong phú. Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hồi của mình lên trang giấy. Từ bác Bơ-mcn đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hoá thân của tác giả…

Cuộc sống sao mà đắng cay đến thế! Nhưng càng trong sự đắng cay, đen tối tâm hồn con người càng toả sáng và ngát hương. Nhà văn đã phát hiện ra trên đầm bùn, trên thảo nguyên hoang dại bỗng rực cháy sáng lên “ngọn lửa Đan- cô” ngọn lửa của tình thương yêu của con người với con người.

Trước hết, ông muốn bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom, săn sóc Giôn-xi rất chu đáo. Cô mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn.

Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Giôn-xi “mười phần chỉ còn hi vọng được một” thì Xiu đã vào phòng làm việc và “khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề “chai sạn” mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý. Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên thực tại phũ phàng (“thản nhiên”) để Giôn-xi yên tâm.

Rồi cô tỏ ra thực sự “lo lắng” khi phải chứng kiến ý nghĩ “kỳ quái” của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở “bên cạnh” bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: “Ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (…) khả năng khỏe là mười phần chắc chín”. Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình yêu thương bạn, muôn giúp bạn bứt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống.

Tình yêu thương của Xiu không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cô nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.

Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ông thất bại trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng không thoả, cuộc sông tẻ nhạt mà ông thưc ng hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta đã mất hết tình người. Ông tự nhận là “con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên”. Khi nghe Xiu kể chuyện, Bơ-men đã quái lo: “Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn” vậy. “Lời nói của ông đích thực là một lời coi thường, một tiếng chửi. Thế nhưng trong lời chửi “độc mồm” ấy vẫn tiềm ẩn lòng thương con người “Chà, tội nghiệp cô bé Giôn-xi”.

Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác Bơ-men sáng tác lên một bức tranh kiệt tác? Có thể là như thế. Sự nguy kịch có liên quan đến sự sống còn của một con người dường như đã thôi thúc trái tim bác phải làn một điều gì đó để giúp họ. Và thế là trong một đêm khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Bơ-men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi hí hoáy vẽ chiếc lá thường xuân. Cuối cùng với sự cố’ gắng, với sức mạnh của tình yêu thương, bác đã vẽ xong bức tranh đó.

Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Với nghị lực của mình, trái tim của mình, bác đã cho đời một kiệt tác. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích luỹ tổng hoà hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ.

Đốn đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. “Những rìa lá hình răng cưa đã nhuộm vàng úa” tượng trưng cho tuổi tác, sự ra đi về thân xác của Bơ-men. “Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm”, tượng trưng cho mảnh tâm hồn sáng trong của cả một đời người hoạ sĩ già tích góp được. Kiệt tác của bác có ý nghĩa lớn lao vô cùng.

Nó không chỉ là sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó còn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, đã làm cho hồn Giôn-xi sắp chết bỗng được tái sinh. Bức tranh ấy đã đem lại cho Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời người: “Mình đã tộ như thế nào, muôn chết là một tội”. Nó chính là điểm cao trào của tình yêu thương con người.

Bác Bơ-men đã hi sinh, đã trút cái sức lực còn lại của mình vì sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng đúng là điểm sáng toàn truyện. Nó được vẽ giống như thật; nó đã ra đời trong một hoàn cảnh lao động vất vả, nó dũng cảm bất chấp quy luật, vươn lên tất cả để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật. Tình người còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống bất tử. Và đó mới là tác phẩm “đáng thờ”, xứng đáng tồn tại với thời gian.

Ai đó đã nói rằng: Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nếu không có bơi chèo nghệ thuật thì chiếc thuyền nội dung sẽ đứng im, bất động. Nó sẽ không chuyển tải đến được tâm hồn bạn đọc những bức thông điệp giá trị nhân văn.

Ở đây, tác phẩm này có giá trị nghệ thuật rất cao.

Nhà văn đã tạo nên trong tác phẩm một hơi thở riêng độc đáo. Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật. Với cách tạo tình huống này, nhà văn tạo nên sự hấp dẫn ở độc giả (các nhân vật sẽ phản ứng như thế nào, giải quyết như thế nào, buộc họ phải theo dõi tiếp). Theo dõi câu chuyện, ta thấy cách giải quyết từng tình huống của nhà văn rất hợp lý: Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không bàng quan mà tìm mọi cách (mời bác sĩ, bán tranh kiếm tiền) để cứu bạn; hoặc khi Giôn-xi có những ý nghĩ kỳ quái, cô tỏ ra lo lắng và cố gắng giảng giải để bạn hiểu ra sai lầm.

Câu chuyện này còn có nhiều chi tiết bất ngờ. Độc giả bị bất ngờ ngay từ lúc Giôn-xi có ý nghĩ kỳ quặc: tại sao cô lại mê tín về điều đó. Tâm trạng lo lắng (Giôn-xi sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống) cứ theo độc giả suốt từ đó đến kết thúc chuyện.

Đỉnh điểm của sự thắt nút là chi tiết: Chiếc lá cuối cùng. Trong vô số những chiếc lá thường xuân, vẫn còn một cái trụ lại trên cành. Mạch cảm xúc, suy đoán của người đọc bị đảo ngược: trong cảnh mưa tuyết như thế sao chiếc lá kia không rụng? Sự hồ nghi này được nhà văn cởi nút ở chi tiết cuối truyện: thì ra chiếc lá ấy chính là bức tranh mà bác Bơ-men vẽ, vẽ giống như thật, đến các nhân vật trong truyện cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả.

Nội chừng ấy cũng đã đủ nói lên thành công to lớn của tác phẩm.

Với Chiếc lá cuối cùng, O. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.


2. Cảm nhận của em về truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri

“Chiếc lá cuối cùng” là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.

Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân.

Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống.

Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực.

Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch.

Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một.Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô.

Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.

Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh.

Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.

Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng!

Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.

Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.


3. Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri

Bài tham khảo 1:

O Hen-ri là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn, và sáng tác rất nhiều. Có những năm, số lượng các truyện ngắn của ông sáng tác lên rất cao: 65 truyện năm 1904, 50 truyện năm 1905… Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt. Một số truyện khác thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo, thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Chiếc lá cuối cùng là một truyện giàu tình yêu thương của các nghệ sĩ nghèo. Đặc biệt, nhân vật Bơ-men là nhân vật tiêu biêu cho tình yêu thương cao cả ấy. Tìm hiểu nhân vật Bơ-men, ta càng hiểu sức sống lâu dài của truyện Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng là thế giới của những họa sĩ nghèo. Đó là không gian chật hẹp của Gri-niz bị chia nhỏ, chật chội. Đã chật chội lại mọc rêu và cô quạnh hoang tàn. Đó là không gian thích hợp cho những người nghèo cư ngụ. Họ gồm có ba họa sĩ: cụ Bơ-men và hai cô họa sĩ trẻ.

Thời gian họ quen nhau không lâu, thế mà ở họ lại sáng lên tình yêu thương ruột thịt hiếm có. Họ thu thập không cao nhưng có chung một lòng yêu nghệ thuật, ước mơ sáng tác một tác phẩm để đời. Mùa đông băng giá là điều kiện để bệnh bệnh viêm phỗi, tên phá hoại này so tài với mọi đối thủ. Hắn đánh vào Giôn-xi, cô họa sĩ nhỏ bé, thiếu máu khiến cô ta lăn ra bất động. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân ở gần, cô chỉ có một niềm tin đớn đau là cô đơn chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Và cô bệnh nhân ấy yên trí là mình không thể khỏi đã bình thản lạnh lùng làm cái việc nhìn qua cửa sổ, trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng chiêc lá thường xuân, đang rụng dần trong gió lạnh. Đối với Giôn-xi, chiêc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời của cô. Cô rơi vào tình trạng bi quan đến mức có những ý nghĩ lạ lùng: “Những chiếc lá trên cây thường xuân, khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi. Em biết điều đó đã ba ngày nay rồi. Ông bác sĩ không nói với chị sao?”

May sao, Giôn-xi còn có Xiu luôn cận kề chăm sóc, an ủi cô: “Chị muốn ở bên cạnh em kia. Vả lại chị không muốn em cứ nhìn mãi những chiếc lá thường xuân vớ vẩn đó nữa”.

Xiu đi tìm cụ Bơ-men, mời cụ ngồi làm mẫu để vẽ và trình bày tâm trạng của Giôn-xi. Cụ đã ngoài sáu mươi và có một bộ râu như Môi-dơ của Mi-ke-lăng-giơ loăn xoăn trừ cái đầu như đầu thần Xa-tia lòa xòa xuống cái thân hình một tiểu yêu. Bơ-men là người thất bại trong nghệ thuật. Cụ đã già rồi mà tấm vải vẽ vẫn còn trống trơn. Cụ chưa vẽ được gì, chẳng phải cụ không có tài, mà chính là cụ băn khoăn, trăn trở gần suốt cuộc đời, chưa biết vẽ gì cho xứng đáng là một kiệt tác: Trên giá vẽ ở góc buồng là một tấm vải trống trơn, từ hai mươi lăm năm nay vẫn cứ chờ đợi mãi nét vẽ đầu tiên của bức tranh kiệt tác.

Có ước mơ chân chính, suy nghĩ đã nhiều nhưng vẫn còn đó sự trăn trở!Biết vẽ gì? Ngay lúc Giôn-xi tuyệt vọng, gần tuyệt mệnh là lúc cụ uống rượu nặng quá độ. Xiu tìm thấy cụ sặc sụa mùi rượu dâu loại nặng trong gian buồng tối om om của cụ ở tầng dưới. Có lẽ vì cụ thất vọng, trăn trở mãi mà vẫn không đặt bút vẽ được bức tranh kiệt tác. Bên cạnh ước vọng cao quý về nghệ thuật, cụ còn có một tình cảm đặc biệt đối với hai cô họa sĩ như là tình cha con. Thực vậy, cụ là một ông già nhỏ nhắn dữ tợn, hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai, và tự coi minh là một con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng bên.

Với cá tính ấy, tình thương ấy, khi nghe kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xy cụ phản ứng thật quyết liệt:

– “Sao trên đời này lại có những người ngớ ngần muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư? Tôi chưa bao giờ nghe thấy một chuyện như thế cả”.

Tuy nhiên, đó chỉ là một thoáng, sự thực, cụ đang thai nghén một tác phẩm kiệt xuất, cụ sắp làm một việc đầy ý nghĩa hi sinh.

Một ngày mới lại về, Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo chiếc màn để cô nhìn ra ngoài. Tất nhiên, Xiu không muốn nhưng vẫn làm theo. Nhưng ô kìa, sau trận mưa và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tuy ở gần và cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa, đã nhuộm màu vàng úa, tuy vậy, chiếc lá dũng cảm vẫn bám vào cành… Một ngày qua cho đến hoàng hôn chiếc lá đơn độc vẫn bám lấy các cuống của nó ở trên tường và rồi màn đêm cùng với mưa và gió bấc lồng lộn đập mạnh vào cửa sỗ mưa rơi lộp độp…

Chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và Giôn-xi chợt hiểu ra có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào và hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ lại trỗi dậy trong cô: cùng với niềm hi vọng ấy nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồl sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: được năm phần mười rồi.

Như vậy, điều gì đã khiến Giôn-xi khỏe trở lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là màu xanh của chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng trên chiếc tường đối diện với phòng của họ. Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và đã tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính mang chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin và cuộc sống. Nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ tái tạo.

Do vậy, hình tượng Bơ-men đã tạo được ấn tượng sâu sắc. Bơ-men đã đánh bại được tử thần, trả lại màu xanh cho chiếc lá úa, trả lại màu hồng cho đôi má Giôn-xi, trả lại niềm tin và nghị lực cho tâm hồn yếu đuối.

Ước mơ một đời chưa thực hiện, thai nghén và thực hiện tác phầm bằng cả con tim yêu thương mà phẫn nộ, phẫn nộ với sự mềm yếu của bất kì ai. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cụ Bơ-men – con người tốt – có lòng yêu thương đối với Giôn-xi trong điều kiện có thể của mình. Thương yêu chân thành đến độ hi sinh, sáng tác trong giá lạnh để bảo vệ niềm hi vọng cho Giôn-xi. Đó là lòng yêu người yêu nghệ thuật của cụ Bơ-men.

Bài tham khảo 2:

Trích đoạn Chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn O Hen-ry là trích đoạn hay và giàu ý nghĩa. Đoạn trích là bài ca ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương đối với mỗi con người. Và tình yêu thương, sự hi sinh cho người khác được thể hiện rõ nét qua nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ Bơ-men được giới thiệu là một họa sĩ nghèo, đã ngoài sáu mươi tuổi. Cụ ở cùng tòa nhà với hai họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi. Đã theo nghiệp vẽ hơn bốn mươi năm nay cả đời cụ chỉ có một mơ ước sẽ vẽ được một bức tranh kiệt tác để lại cho hậu thế. Nhưng năm tháng trôi qua, nguyện ước của cụ vẫn chưa thể thực hiện được. Cụ hiện làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ nhằm kiếm sống qua ngày.

Đằng sau vẻ ngoài xù xì, gai góc ấy, ta thấy trong cụ là con người có tấm lòng nhân hậu và yêu thương người khác sâu sắc. Ngày biết tin Giôn-xi có những ý nghĩ điên rồ, rằng sẽ chết khi chiếc là cuối cùng rơi xuống, cụ đã vô cùng đau đơn, thương xót và cũng giận dữ khi Giôn-xi có những suy nghĩ yếu đuối đến như vậy.

Có lẽ trong lúc Xiu buồn rầu, chán nản kéo chiếc rèm lên sau một đêm mưa gió bão bùng để cho Giôn-xi xem, thì từ căn phòng bên dưới cũng là lúc cụ Bơ-men mở tung cánh cửa sổ và đi đến một quyết định cao thượng. Hi sinh bản thân mình cho người khác đâu phải là chuyện đơn giản, dễ dàng, người ta có thể chia nhau cái bánh, miếng cơm, manh áo, nhưng mấy ai dễ chia nhau sinh mạng. Ấy vậy mà cụ Bơ-men đã dũng cảm làm được điều ấy.

Trong đêm mưa gió điên cuồng, cái lạnh thấu vào da, cụ Bơ-men đã mang những dụng cụ cần thiết, một chiếc thang, chiếc đèn bão, màu mực để vẽ nên kiệt tác của mình. Kiệt tác đó được vẽ nên từ tình yêu thương, sự hi sinh cao cả bởi vậy đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Sáng hôm sau, khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cây, Giôn-xi đã không khỏi ngỡ ngàng và nhận ra những suy nghĩ sai lầm của bản thân: “Muốn chết cũng là một cái tội” . Cô đã vực lại niềm tin và sự sống trong mình. Nếu không có chiếc lá đó, hẳn Giôn-xi đã bỏ phí cả cuộc đời đang rộng mở phía trước.

Còn đối với cụ Bơ-men sau đêm chiến đấu với cái lạnh lẽo, giá rét, cụ đã mắc căn bệnh sưng phổi và mất không lâu sau đó. Nhưng có lẽ cái chết của cụ cũng không làm cụ vướng bận điều gì, bởi cụ đã thực hiện được nguyện ước của đời mình đó là vẽ nên một bức tranh kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác bởi trước hết ở độ chân thực của nó. Chiếc lá giống thật đến nỗi, con mắt họa sĩ của hai cô gái cũng không hề nhận ra đó chỉ là sản phẩm của màu vẽ.

Không chỉ vậy, chiếc lá được vẽ nên bằng tình yêu thương sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. Và cuối cùng nó là một kiệt tác bởi đã đem lại hi vọng sống cho một con người. Giúp Giôn-xi thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Bởi tất cả những lí do trên nên Chiếc lá cuối cùng đã trở thành kiệt tác nghệ thuật trong cuộc đời cụ Bơ-men. Đồng thời bức tranh ấy cũng gửi gắm đến bạn đọc thông điệp về giá trị của tác phẩm nghệ thuật: một tác phẩm nghệ thuật chân chính là sinh ra để phục vụ con người, để khiến con người trở nên tốt đẹp hơn.

Nhân vật cụ Bơ-men không được tác giả tập trung phác họa quá nhiều, mà chỉ là những nét phác thảo hết sức ngắn ngủi. Nhưng cũng chỉ cần có vậy thôi, ta cũng cảm nhận được giá trị nhân văn và những thông điệp ý nghĩ tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này. Sống là để yêu thương, sẵn sàng san sẻ và hi sinh, đó là lẽ sống cao đẹp mà bất cứ ai cũng cần hướng đến.


4. Phân tích nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri

O Hen-ri là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn rất nổi tiếng. Tác phẩm của ông rất phong phú, đa dạng, phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ của nhân dân Mỹ, toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc. Một trong những truyện nổi tiếng nhất là Chiếc lá cuối cùng. Qua đó, nhân vật Giôn-xi tưởng như đã đầu hàng thần chết, bất ngờ lại chiến thắng, bình phục. Một trong những người chăm sóc cho Giôn-xi là Xiu, cô họa sĩ đồng nghiệp, bạn thân thiết với Giôn-xi đã tận tình giúp đỡ bạn thoát cơn hiểm nghèo của bệnh tật.

Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy.

Câu chuyện gồm một số nhân vật ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Bơ-men, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn. Một cô từ bang Men tới, cô kia quê ở Ca-li-phoóc-ni-a.

Sở thích của họ về nghệ thuật, về món rau diếp xoăn trộn dầu dấm và kiểu ống tay rộng hợp nhau, cùng với nghề hội họa đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng ở đấy và hàng ngày làm việc sát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minh họa cho những truyện ngắn của các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết.

Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đã gõ cửa rình rập và đe dọa họ.

Chọn một nhân vật trong trạng thái ốm đau bệnh tật làm tiêu điểm cho hành vi hoạt động của các nhân vật khác là đòn bẩy để từ đó làm nổi lên các tình cảm nhân đạo, tạo ra thước đo phẩm chất nhân vật. Đây là cách làm quen thuộc ở ngòi bút O Hen-ri, cũng là một cách tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt tới cách giải quyết đột biến, bất ngờ khi kết thúc truyện. Bệnh tật ở đây là bệnh viêm phổi – một gã đàn ông vô địch – lực sĩ ngoại hạng sẵn sàng so tài với mọi đối thủ.

Hắn đánh vào Giôn-xi một phụ nữ nhỏ bé, thiếu máu và khiến cô ta nằm lăn ra bất động. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân, cô có một niềm tin đau đớn là chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá thường xuân mong manh trước làn gió nhẹ trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc.

Cô đã tin điều bất hạnh: Cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của minh. Xiu là người nghe bác sĩ báo cụ thể về bệnh tình, sức khỏe của bạn”Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hi vọng được một thôi . Nếu chị làm cho cô ta hỏi được một câu về mốt tay áo mới của áo choàng mùa đông thì tôi xin thưa với chị là khả năng khỏi bệnh của cô ấy là một trên năm chứ không phải trên mười nữa”.

Sau khi bác sĩ đi khỏi, Xiu vào phòng làm việc và khóc ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản. Xiu mang cả bản vẽ vào phòng bạn để làm việc. Thấy bạn đếm ngược, Xiu cũng lo lắng theo dõi bạn, và sau đó lại trách bạn, giải thích sai lạc ý nghĩa bi quan và lạ lùng cùa người bệnh.

“Ồ, chị chưa bao giờ lại nghe thấy một chuyện vô lí đến như thế… Xiu làm ra vẻ mạnh bạo khinh thường… Những chiếc lá thường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc em khỏi bệnh kia chứ?… Ấy sáng nay ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng bình phục thôi, đúng ra là ông ta nói thế nào nhỉ… khà năng khỏi là mười phần chắc chín: ông ta nói thế!”. Xiu lo lắng cho bạn bằng cả đồng tiền vừa kiếm được: “Giờ thì em cố ăn tí cháo nhé và để Xiu… quay về với bản vẽ của mình, có thể chị mới bán được tranh cho lão chủ bút, để mua rượu Booc-đô cho đứa em ốm của chị và mua sườn lợn cho cái bản thân háu ăn của chị nữa chứ.

Xiu còn an ủi người bệnh: “…Giôn-xi yêu quý” – Xiu nói và cúi xuống bên người bạn, … “Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngòai cửa sổ nữa cho đến khi chị xong việc được không? Mai chị phải trao những bức tranh này rồi. Chị cần ánh sáng, nếu không thì chị đã kéo mành mành xuống rồi đấy”.

Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có. Cô còn bồn chồn tâm sự với cụ Bơ-men: “Cô ấy yếu đuối và mảnh mai như một chiếc lá, quả thật, rất có thể sẽ bay đi mất, khi mối ràng buộc mong manh giữa cô ấy ở trên trân thế này suy yếu”.

Xiu là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: “Em thân yêu”, – Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối… “Nếu em không cònmuốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?”

Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: “Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na-plơ”.

Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Chị phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Bơ-men: “… Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị – cô nói – Hôm nay cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi… hay nhìn ra cửa sổ kia… tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh… đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

Tìm hiểu nhân vật Giôn-xi, ta sẽ hiểu tấm lòng nhân đạo của O Hen-ri.

Trong truyện Chiếc lá cuối cùng ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Bơ-men, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ nghèo. Họ sống trong khung cảnh đường xá nhà cửa đều tồi tàn. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn vì phố này có khả năng rất quý.

Hãy tưởng tượng một tay thu ngân nào đó mang hóa đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nợ không thu được một xu nhỏ. Và cái quảng trường ấy bị chia nhỏ thành những quảng trường “chằng chịt” khiến cho phạm vi không gian càng bị thu hẹp lại. Và công việc họ làm chắc chắn không đưa lại cho họ thu nhập cao trong khi đó họ có khá nhiều điều cần phải đối phó.

Khoảng thời gian mà hai cô gái quen nhau chưa nhiều. Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì họ phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Trước kia, Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ. Cả ba nghệ sĩ gắn bó với nhau bởi ước mơ vươn tới nghệ thuật cao siêu. Giờ đây, nghèo túng, không có tiền thuốc thang khiến Giôn-xi rơi vào tâm trạng tuyệt vọng.

Cô đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Nàng mất hết nghị lực sống, chỉ còn chờ đón cái chết. Giôn-xi bất hạnh, bất lực trước bệnh tật, bất động trên chiếc giường sắt sơn. Không gian trở nên chật hẹp hơn, sự vật trở nên tĩnh lặng. Duy đôi mắt của người bệnh là dấu hiệu của sự sống, song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh.

Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngưng lại, màu sắc của bức tranh ảm đạm hơn, và tiếp đó được gia tăng qua trạng thái tinh thần của người bệnh qua nhận xét của bác sĩ: Cái cung cách con người ta cứ sắp hàng đứng sẵn bên phía anh chủ thầu đám ma, làm cho mọi thứ thuốc men đều trở thành vô dụng.

Từ tình trạng yếu đuối, mất nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Thực vậy, Giôn-xi cảm giác về cái chết không thể tránh được. Cô bệnh nặng, ít hi vọng được sống. Lại bị ám ảnh bời một liên tưởng từ chiếc lá rời cành lay lắt trong gió mưa, và cô yên trí là mình không thể khỏi được, nên lạnh lùng làm cái việc nhìn qua cửa sổ trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô.

Cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: Cô sẽ ra đi khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Đó là một niềm tin đớn đau theo chủ nghãi bi quan, rất hợp lí với một họa sĩ có tâm hồn đa cảm và thể trạng yếu ớt lại đang bị bệnh tật dày vò trong nghèo đói. Cô đang rơi vào tâm trạng cô đơn rất đau đơn. Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩ kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc. Đồng thời nó cũng nói lên sự đồng cảm xót xa của nhà văn trước đồng lao.

Nghèo, đơn độc, sống nhờ tình thường của bạn bè, trong cơn bệnh ngặt nghèo Giôn-xi tự cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác. Cô đau khổ tự giày vòvì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình. Trong ánh hoàng hôn, Giô-xi vẫn trồng thấy chiếc lá thường xuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi, cùng với màn đêm buông xuống gió bắc lại lồng lộng, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan mưa rơi lộp độp xuống mặt đất

Tuy nhiên, chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và Giôn-xi cảm thấy sự yếu đuối của mình là không đúng. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy… rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ lại trôi dậy trong cô.

Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: “được năm phần mười rồi”. “Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” và “cô ấy khỏi nguy hiểm rồi”. Cái gì đã khiến cho Giôn-xi hồi phục? Có thể một phần do thuốc men của bác sĩ, một phần nhờ Xiu chăm sóc chu đáo nhưng rõ ràng nhất, cái điều đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là màu xanh của chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện gian phòng của họ.

Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống, mở đường cho những khát vọng lớn lao, chắp cánh cho những ước mơ tái tạo…

Tình thương của Xiu một phần đã cứu sống Giôn-xi. Một tình bạn, tình người như vậy thật hiếm hoi trong xã hội tư sản. Nhân vật Xiu cùng với nhân vật Giôn-Xi và cụ Bơ-men đã bộc lộ rõ chủ đề của truyện: nghệ thuật tài hoa xuất phát từ tình người, tình nhân đạo và có thể chiến thắng thần chết.


5. Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri

O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ-men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ-men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

Cụ già Bơ-men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người.

Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ-men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.


6. Tại sao Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?

Bài tham khảo 1:

O Hen-ry là nhà văn nổi tiếng của Mỹ, ông chuyên viết truyện ngắn với nhiều tác phẩm xuất sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, trong đó nổi bật hơn cả là tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Trong tác phẩm này ngoài các nhân vật chính, còn có một hình ảnh biểu tượng giàu giá trị, ý nghĩa đó chính là chiếc lá. Nó được coi là một kiệt tác của cụ Bơ men.

Trước hết chiếc lá được coi là một kiệt tác bởi độ chân thực của nó. Chiếc lá màu xanh sẫm, rìa lá đã nhuốm màu vàng úa, ấy vậy mà bằng tất cả tài năng của mình cụ Bơ men đã vẽ nó giống y như thật. Mức độ chân thực và sống động của nó khiến cho cả hai cô họa sĩ là Xiu và Giôn-xi không hề nhận ra đó chỉ là một chiếc lá được vẽ trên trường bằng sự pha chế các loại màu mực hết sức tinh vi của người họa sĩ già, cả một đời vẫn hằng ao ước có thể tạo nên một kiệt tác để lại cho thế hệ sau.

Không chỉ vậy, chiếc lá cuối cùng còn được cho là một kiệt tác bởi nó được vẽ bằng tình yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Ngày cụ biết Giôn-xi có ý nghĩa điên rồ sẽ chết sau khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cụ đã đau đớn và buồn rầu biết chừng nào. Tuy chỉ là người hàng xóm, là đồng nghiệp, nhưng bằng tấm lòng bao dung, vị tha, tình yêu thương cụ đã sẵn sàng hi sinh bản thân, trong đêm mưa gió cụ không quản ngại cái lạnh thấu da vẽ nên chiếc lá kiệt tác. Để rồi sau đó cụ phải đánh đổi bằng chính tính mạng của mình. Cái chết của cụ và kiệt tác của cụ để lại hình là hình ảnh đẹp đẽ, cao thượng của con người có lối sống đẹp, luôn sẵn sàng hi sinh, không màng đến tính mệnh bản thân.

Quan trọng nhất, chiếc là cuối cùng được cho là một kiệt tác khi nó đã đem lại niềm tin, niềm hi vọng sống cho một con người tưởng như đã tuyệt vọng tận cùng. Nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây sau những cơn mưa gió điên cuồng, Giôn-xi mới bất chợt nhận ra mình đã tệ bạc đến như thế nào, “muốn chết là một tội”. Để từ đó đem lại cho cô hi vọng sống, và ngay sau đó cô đã xin Xiu cháo, chút rượu vang. Sức khỏe tinh thần đã được lấy lại nhờ chiếc lá, đó chính là ý nghĩa nhân văn cao cả của nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính được tạo ra không chỉ đơn thuần là nghệ thuật vị nghệ thuật mà nó phải là nghệ thuật vị phân sinh, phục vụ cho cuộc sống con người.

Chiếc lá cuối cùng quả thật là một kiệt tác của cụ Bơ-men nói riêng và nhà văn O Hen-ry nói chung. Nó đã giúp nhà văn truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến bạn đọc về tình yêu thương, sự hi sinh cao cả; về mục đích ra đời của một tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Bài tham khảo 2:

Có thể nói trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ.

Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy.

Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời.

Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh.

Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Chiếc lá cuối cùng sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com