Hướng dẫn Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 4 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một. Nội dung bài Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1
Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1

I – Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu chủ đề

– Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra cho văn bản

– Cách thể hiện chủ đề:

+ Qua lời phát biểu, lời giới thiệu lời phát biểu của người kể.

+ Qua việc làm.

2. Dàn ý bài văn tự sự

– Gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc

+ Thân bài: Diễn biến của sự việc

+ Kết bài: Kết cục sự việc

– Chú ý: Có 2 cách mở bài

+ Mở bài: Nói rõ ngay chủ đề (Giới thiệu chủ đề truyện)

+ Mở bài: Kể tình huống nảy sinh câu chuyện.


1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi

Tuệ Tĩnh


2. Trả lời câu hỏi trang 45 sgk Ngữ văn 6 tập 1

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?

Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

–  Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.

–  Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

–  Y đức của Tuệ Tĩnh

d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?

Trả lời:

a) Sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên phẩm chất hết lòng thương người bệnh của ông: ai nguy hiểm thì chữa trước, không màng danh lợi.

b) Chủ đề của bài văn là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh. Chủ đề này được thể hiện trong các câu: “hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”; “Người ta giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ”.

c) Cả ba tên truyện đều thích hợp, nhưng sắc thái khái nhau. Hai nhan đề sau đã chỉ ra khá sát. Tấm lòng” nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh, còn “y đức” là đạo đức nghề y, nói tới lương tâm nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh. Nhan đề một nêu lên tình huô’ng phải lựa chọn, qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y.

d) Chức năng của các phần:

– Mở bài: Giới thiệu danh y Tuệ Tĩnh về tài năng và y đức.

– Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.

– Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.


II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 45 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc truyện sau đây và trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi:

a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào? Thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch chân dưới những câu văn thể hiện sự việc đó.

b) Hãy chỉ ra ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

c) Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?

Trả lời:

a) Chủ đề của truyện và câu văn biểu hiện:

– Biểu dương sự thẳng thắn, thật thà, thông minh của người dân lao động: “… liền muốn đem dâng tiến nhà vua.”; “hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin…”

– Phê phán thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại: “Tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện …”

b) Ba phần của truyện:

 – Mở bài: Câu đầu tiên.

– Thân bài: “Ông ta”… “hai mươi nhăm roi”

– Kết bài: Phần còn lại.

c) So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:

Giống nhau:

–  Kể theo trật tự thời gian.

–  Có ba phần rõ rệt.

–  ít hành động, nhiều đối thoại.

–  Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, có bất ngờ.

–  Kết bài ở cả hai truyện đều hay.

Khác nhau:

–   Mở bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Mở bài Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống.

–   Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. Truyện Phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện.

d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và người đọc, nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 46 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy TinhSự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

Trả lời:

–  Phần mở bài:

+ Trong Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu tình huống (chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ mới nói tới việc vua Hùng chuẩn bị kén rể).

+ Trong Sự tích Hồ Gươm cũng nêu tình huống, nhưng dẫn giải dài (đã giới thiệu rõ hơn cái ý cho mượn gươm).

–  Phần kết thúc:

+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: nêu sự việc tiếp diễn.

+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: Nêu sự việc kết thúc.


Áp dụng

Nêu chủ đề và dàn bài chi tiết cho bài văn kể về một người thân trong gia đình em

Trả lời:

Chủ đề: Kể về một người thân trong gia đình em.

Dàn bài chi tiết:

Mở bài:

–  Gia đình em là một gia đình lớn, gồm nhiều thành viên: ông bà nội, bố mẹ, chú út, chị gái em và em.

–  Không biết có phải em là thành viên nhỏ nhất trong gia đình hay không mà ai cũng yêu thương và lo lắng chăm sóc cho em. Sự quan tâm ấy chỉ khác nhau ở chỗ, mỗi người quan tâm đến em bằng cách riêng của mình.

–  Em yêu quý tất cả mọi người, nhưng người gần gũi và thân thiết với em nhất chính là chú Út của em.

Thân bài:

–  Giới thiệu về chú Út

+ Chú Út em tên là Hữu Hòa.

+ Hai chú cháu em cách nhau tới 8 tuổi nhưng lại rất thân nhau.

+ Chú Út em là người có tác động rất lớn đến em. Học hết lớp 12 thì chú đi Nghĩa vụ quân sự. Sau hai năm trong quân ngũ, chú đã trở về khi hoàn thành nghĩa vụ. Hiện nay, chú của em đang luyện thi đại học.

+ Trước khi đi nghĩa vụ, chú em có nước da trắng. Sau hai năm trong quân ngũ, da chú hơi đen nhưng trông chú em đẹp hơn và khỏe mạnh hơn.

+ Ở nhà, chú em ăn mặc giản dị: Một cái quần soọc vừa đến đầu gối, một cái áo ba lỗ màu xanh bộ đội.

+ Khi đi công chuyện, chú em mặc bộ quần áo quân phục màu xanh.

+ Chú đi đôi giày vải của đơn vị phát.

+ Từ hôm giải ngũ đến nay, chú em khác trước rất nhiều. Bây giờ, chú út nhanh nhẹn hơn, rắn chắc hơn. Nội em nói, chú em đang suốt ngày ôn bài để chuẩn bị cho thi đại học. Nhiều hôm, chú em học đến 12 giờ khuya.

+ Khoảng 5 giờ chiều cùa ngày thứ 7 và chủ nhật, chú Út em đi đá bóng cùng bạn bè.

–  Tình cảm và sự quan tâm của chú út đối với các thành viên khác trong gia đình

+ Là con út trong gia đình có hai anh em, nhưng chú Út lại là người luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình.

+ Chú đúng là một người con hiếu thảo. Vào những ngày chưa vào quân ngũ, chú luôn tranh thủ thời gian giúp đỡ gia đình.

+ Những ngày trong quân ngũ, chú viết thư hoặc gọi điện về thăm ông bà, ba mẹ và hai chị em em.

+ Ngày chú được về phép, bà nội em cầm quà chú mua về mà nước mắt ngắn dài: Một lọ dầu gió, một lọ dầu nóng cho bà nội, một cái kính lão cho ông, còn bố mẹ em mỗi người một mảnh vải áo. Riêng chị em và em thì được nhiều quà hơn một chút.

–  Tình cảm và sự quan tâm của chú út đối với em

+ Chú em thật sự là “người bạn” để em tâm sự. Có những chuyện xảy ra ở trường, ở lớp, em không thể tâm sự với bố mẹ, với chị gái thì chú út chính là người cho em thổ lộ. Có một điều rất lạ, chú chỉ góp ý cho đôi điều là những gì làm em suy nghĩ căng thẳng bỗng trở thành những điều đơn giản không nên quá lo nghĩ.

+ Không chỉ là người “bạn thân” của em, chú Út em còn là “người thầy” của em nữa. Chú luôn quan tâm đến việc học tập của em. Chú tranh thủ giảng cho em những bài toán khó. Chú Út không làm bài thay, chú chỉ hướng cho cách giải và tự em phải làm. Có lẽ nhờ vậy mà những bài toán khó em tự giải là những bài em nhớ rất lâu.

+ Chú còn là người khích lệ cho em tập thể thao. Hai chú cháu thường chơi cầu lông, bóng bàn khi có thời gian. Có hôm cùng bạn đi chơi bóng đá, chú đã rủ em theo cùng. Nhờ được đi cùng chú mà sự giao tiếp của em tiến bộ rất nhiều. Em không còn lúng túng trưức đám đông. Em thấy mình tự tin hơn trong những sinh hoạt mang tính tập thể.

Kết bài:

–  Em rất yêu quý và khâm phục tinh thần vươn lên của chú Út. Chú sống có lí tưởng và có lòng quyết tâm thực hiện lí tưởng của mình.

+ Chú tình nguyện lên đường nhập ngũ.

+ Trở về, chú lao vào học tập.

+ Ở nhà, chú quan tâm đến mọi người, giúp đỡ mọi người.

–  Em sẽ học tập nhưng đức tính quý báu của chú út em.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com