Hướng dẫn Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 7 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một. Nội dung bài Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 1
Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 1

I – Dùng từ không đúng nghĩa

Khi dùng từ, cần đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung định biểu đạt.

Các lỗi dùng từ thường gặp:

– Lỗi lặp từ.

– Lẫn lộn các từ gần âm.

– Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Nguyên nhân:

– Không biết nghĩa.

– Hiểu sai nghĩa.

– Hiểu nghĩa không đầy đủ.

Cách khắc phục:

– Khi chưa hiểu nghĩa thì cần tra từ điển

– Không hiểu nghĩa hoặc hoặc chưa rõ nghĩa thì đừng dùng.

Ví dụ: Lên lớp 6 em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng

– Lỗi sai: dùng từ không đúng nghĩa

– Nguyên nhân: Hiểu sai nghĩa của từ “nghiêm trọng


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Chỉ ra những lỗi dùng từ trong những câu sau.

a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

Trả lời:

Các câu văn mắc lỗi dùng từ sai nghĩa là:

a) yếu điểm (điểm quan trọng).

b) đề bạt (cử giữ chức vụ cao hơn, thường do cấp trên quyết định).

c) chứng thực (xác nhận đúng sự thật).


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hãy thay các từ đã dùng sai bằng những từ khác.

Trả lời:

a) yếu điểm (điểm quan trọng) → điểm yếu / nhược điểm (mặt yếu kém).

Mặc dù còn một số nhược điểm (điểm yếu), nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

b) đề bạt (cử giữ chức vụ cao hơn, thường do cấp trên quyết định) → đề cử/ bầu (chọn giữ chức vụ cao hơn do mọi người quyết định).

Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí bầu làm lớp trưởng.

c) chứng thực (xác nhận đúng sự thật) → chứng kiến (tận mắt nhìn thấy).

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng kiến cảnh nhà tan, cửa nát của những người nông dân.


II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng:

– bản (tuyên ngôn) – bảng (tuyên ngôn);

– (tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn;

– bôn ba (hải ngoại) – buôn ba (hải ngoại);

– (bức tranh) thủy mặc – (bức tranh) thủy mạc;

– (nói năng) tùy tiện – (nói năng) tự tiện.

Trả lời:

Các kết hợp đúng là:

– bản (tuyên ngôn) – bảng (tuyên ngôn);

– (tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn;

– bôn ba (hải ngoại) – buôn ba (hải ngoại);

– (bức tranh) thủy mặc – (bức tranh) thủy mạc;

– (nói năng) tùy tiện – (nói năng) tự tiện.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a) khinh khỉnh / khinh bạc

– …: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b) khẩn thiết / khẩn trương

– …: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c) bâng khuâng / băn khoăn

– …: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.

Trả lời:

Các từ được điền như sau:

a) khỉnh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b) khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c) băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.

c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.

Trả lời:

a) Thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung:

Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đá vào bụng ông Hoạt.

b) Thay từ thực thà bằng thành khẩn; thay từ bao biện bằng nguỵ biện:

Làm sai thì cần thành khẩn nhận lỗi, không nên nguỵ biện.

c) Thay tinh tú bằng tinh tuý:

Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tuý của văn hoá dân tộc.


4. Câu 4 trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Chính tả (nghe – viết): Em bé thông minh (từ Một hôm, viên quan đi qua đến một ngày được mấy đường).


Áp dụng

Tìm lỗi sai trong những câu sau? Giải thích và sửa lại cho đúng.

(1) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.

(2) Người đời truyền tụng công đức của bậc anh hùng.

(3) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất linh động và phong phú.

Trả lời:

(1) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.

– Lỗi sai: Dùng sai từ “Truyền tụng”

– Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ.

“Truyền tụng”: Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi. Ví dụ: Người đời truyền tụng công đức của bậc anh hùng.

“Truyền thụ”: Truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho người nào đó.

⇒ Câu trên thay từ “truyền tụng” bằng “truyền thụ” mới đúng: Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ.

(2) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất linh động và phong phú.

– Lỗi sai: Dùng sai từ “linh động”

– Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ

“Linh động”: Có cách xử lí mềm dẻo, không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế.

“Sinh động”: Có khả năng gợi ra những hình ảnh hợp với hiện thực của đời sống.

⇒ Câu trên thay “linh động” bằng “sinh động” mới đúng: Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất sinh động và phong phú.

(3) Chúng tôi sẽ bằng mọi giá chuyển tấm lòng của các bạn đến miền Trung một cách sớm nhất.

– Lỗi sai: Dùng sai từ “giá”

– Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ

Giá: (1) Biểu hiện giá trị bằng tiền; (2) Tổng thể những gì phải bỏ ra, tiêu phí, mất đi do một việc làm nào đó.

→ Ở đây tác giả dùng theo nghĩa (2) nhưng không phù hợp với việc “chuyển tấm lòng”. Trong khi đó “việc làm” này cần phương thức.

⇒ Vậy phải thay bằng từ “cách” mới đúng: Chúng tôi sẽ bằng mọi cách chuyển tấm lòng của các bạn đến miền Trung một cách sớm nhất.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com