Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 33 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sgk Ngữ văn 6 tập 2
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sgk Ngữ văn 6 tập 2

I – Chuẩn bị ở nhà

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 161 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Em đã học những bài văn nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề về bảo vệ, gìn giữ môi trường … trong sách giáo khoa Ngữ văn 6?

Trả lời:

STT Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh
1 Sự tích hồ Gươm Cô Tô
2 Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử Động Phong Nha
3 Thánh Gióng Sông nước Cà Mau

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 161 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy tìm hiểu (qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị, …) xem quê hương (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố) em có những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nào? Nếu có, hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của những di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh đó, cụ thể là:

– Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh. Ở đâu? (vị trí địa lí – phương hướng)

– Di tích, danh lam thắng cảnh đó có từ bao giờ, hoặc được phát hiện khi nào (đời nào, năm nào,…)? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên? …

– Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích hoặc danh lam thắng cảnh.

– Ý nghĩa lịch sử.

– Giá trị kinh tế du lịch của di tích và danh lam thắng cảnh.

Trả lời:

Thành cổ Sơn Tây

– Vị trí: thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

– Được xây dựng năm 1822.

– Vẻ đẹp, sức hấp dẫn của di tích:

+ Được xây bằng đá ong, hình tứ giác, mỗi chiều cao hơn 300 m, cao 5 m, chân thành rộng 4 m.

+ Cổng thành hình cánh cung có bốn cổng: cổng Tiền ở phía Nam, cổng Hậu ở phía Bắc và hai cổng Đông, Tây.

+ Quanh thành có hào sâu 3 m, rộng 20 m, chu vi gần 2000 m.

+ Giữa thành có điện Kính Thiên là nơi dừng chân của vua chúa khi đi tuần thú.

+ Trong thành có bốn giếng nước và hai ao sen.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Thành là nơi tập kết quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc trong trận Cầu Giấy lần1 và lần 2.

+ Căn cứ chống Pháp xâm lược cùng với chiến lũy Phù Sa.

– Giá trị kinh tế du lịch: thành là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, điểm tham quan thú vị của thị xã, thủ đô.

QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

Vị trí địa lý:

– Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.

Lịch sử:

– Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân – thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ “Đàng Trong”. Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.

– Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Giá trị văn hóa:

– Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế – đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh…

– Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành – nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 161 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc bảo vệ, gìn giữ môi trường ở quê hương em.

– Môi trường xung quanh của địa phương em có xanh, sạch, đẹp hay không? (ao hồ, biển cả, rừng núi, sông ngòi, đường phố, làng xóm, nếp sống, thói quen, …)

– Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm?

– Địa phương và trường em đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp?

Trả lời:

Tìm hiểu môi trường địa phương:

– Môi trường địa phương em đang có nguy cơ bị ô nhiễm.

– Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi rác thải, không khí không trong sạch bởi khí thải công nghiệp, …

– Chủ trương chính sách của địa phương:

+ Cấm vứt rác bừa bãi, xử phạt các hành động vi phạm.

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân.

+ Phát động các phong trào bảo vệ môi trường.

Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG CÁI (NHA TRANG)

Thực trạng:

– Ngày nay,do quá trình đô thi hóa đang diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch đang tăng lên nhanh chóng. Sự gia tăng này kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt ở đây là ô nhiễm nguồn nước sông Cái.

– Sông Cái là nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân thành phố Nha Trang, của toàn tỉnh Khánh Hòa cũng như dân cư các tỉnh lân cận. Nhưng mấy năm gần đây do hoạt động của người dân vứt rác thải xuống sông làm chất lượng nguồn nước sông ngày càng ô nhiễm nặng.

Biện pháp:

– Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.

– Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường

– Cụ thể:

+ Tham gia chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Cái theo chiến lược bảo vệ môi trường đối với con sông Cái này từ nay đến năm 2020.

+ Nên xấy dựng hệ thống kê dọc sông Cái và quy hoạch khu dân cư nhằm bảo vệ nguồn nước biển và con sông không xảy ra do con người tác động


4. Câu 4 trang 161 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Tập giới thiệu bằng miệng văn bản đã sưu tầm hay viết thành bài văn miêu tả cảnh đẹp của di tích hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương em.


II – Hoạt động trên lớp

1. Câu 1 trang 161 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Trao đổi trong nhóm những nội dung mà em đã chuẩn bị ở nhà.


2. Câu 2 trang 161 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Cùng nhóm trao đổi và lựa chọn nội dung độc đáo nhất mà em sẽ trình bày trước lớp.


3. Câu 3 trang 162 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Trình bày trước lớp:

– Giới thiệu về di tích hoặc danh lam thắng cảnh đã xác định.

– Trình bày văn bản đã sưu tầm hoặc đọc bài văn đã viết về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.


4. Câu 4 trang 162 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Cùng thầy giáo, cô giáo tổng kết, đánh giá phần Chương trình địa phương này; rút ra bài học chung và bài học cho bản thân em.


Áp dụng

Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em

Trả lời:

1. “Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!”

2. “Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho”.

3. “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.”

4. “Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng”

5. “Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?”

6. “Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương.
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này”.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com