Hướng dẫn Soạn bài Động từ sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 14 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một. Nội dung bài Soạn bài Động từ sgk Ngữ văn 6 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Động từ sgk Ngữ văn 6 tập 1
Soạn bài Động từ sgk Ngữ văn 6 tập 1

I – Đặc điểm của động từ

Khái niệm:  Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật.

Khả năng kết hợp: Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, … để tạo thành cụm động từ.

Chức vụ ngữ pháp:

Động từ thường làm vị ngữ.

Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, …


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 145 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Tìm động từ trong những câu dưới đây:

a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(Em bé thông minh)

b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [..] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

c) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

(Treo biển)

Trả lời:

Các động từ có trong các câu văn:

a)  đi, đến, ra, hỏi.

b) lấy, làm, lễ.

c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.

→ Các động từ đều chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 145 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được: chúng dùng để chỉ hành động, trạng thái… của sự vật.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 145 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:

–  Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?

–  Về khả năng làm vị ngữ?

Trả lời:

Điểm khác biệt giữa động từ và danh từ:

Danh từ:

–  Không kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay chớ, đừng…

–  Thường làm chủ ngữ trong câu.

–  Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.

Động từ:

–   Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…

–  Thường làm vị ngữ trong câu.

–  Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ đừng…


II – Các loại động từ chính

Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:

Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).

Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).

Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:

+ Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?)

+ Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?).


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 146 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.

Trả lời:

Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi
Làm gì?
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi:
Làm sao? Thế nào?
dám, toan, định buồn, gẫy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 146 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Tìm thêm những động từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên.

Trả lời:

Một số động từ tương tự:

– Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể…

– Động từ chỉ hành động (làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ…

– Động từ chỉ trạng thái (Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, nhức nhối, bị, được…


III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 147 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết những động từ ấy thuộc những loại nào.

Trả lời:

Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:

– Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo.

– Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.

– Động từ chỉ tình thái: đem, hay.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 147 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

Trả lời:

– Trong truyện, người kể đã tạo ra sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.

–  Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:

+ Đưa: trao cái gì đó cho người khác.

+ Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác.

Câu chuyện buồn cười ở chỗ anh chàng này thà chết chứ nhất quyết không chịu đưa cho ai cái gì. Chỉ có người ta đưa anh cái gì thì anh mới nhận. Đây là bản tính bần tiện nên nó trở thành thói quen cho việc dùng từ của anh.


3. Câu 3 trang 147 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Chính tả (nghe – viết): Con hổ có nghĩa (từ Hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt).


Áp dụng

Viết đoạn văn sử dụng động từ

Trả lời:

Buổi sáng mùa hè trên quê em thật yên bình, không khí trong lành, chim hót véo von, tiếng gà gáy ò ó o vang lên báo thức cho mọi người một ngày mới bắt đầu. Các bác nông dân gọi nhau ríu rít ra đồng gặt lúa, chú mèo con leo lên nóc bếp nằm sưởi ấm, em thức dậy vươn vaihít thở không khí trong lành. Mọi người đi làm hết chỉ còn lại một không gian trong trẻo, yên tĩnh, những đó hoa cũng đua nhau khoe mình dưới ánh nắng mặt trời.

Bà đã đi làm đồng từ sáng chỉ còn mình em ở nhà trông nhà, em vừa ngồi học vừa ngắm cảnh vật xung quanh. Dường như đây là lần đầu tiên em mới thấy những cảnh vật xung quanh mình đẹp đến như vậy. Mọi thứ xung quanh mình rất gần gũi, chỉ khi nào chúng ta quan sát chúng ta mới thấy chúng đẹp đến nhường nào .


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Động từ sgk Ngữ văn 6 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com