Soạn bài Lầu Hoàng Hạc sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Lầu Hoàng Hạc sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


LẦU HOÀNG HẠC

(Hoàng Hạc lâu)

THÔI HIỆU

TIỂU DẪN

Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Đương thời, Thôi Hiệu rất nổi tiếng; nay thơ của ông chỉ còn lại hơn 40 bài. Trong đó, Lầu Hoàng Hạc được coi là một trong những bài thơ hay nhất thời Đường.

VĂN BẢN

Phiên âm:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ,
Phương thảo lê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa:

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi (1)
Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không bao giờ trở lại,
Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi.
Hàng cây đất Hán Dương (2) phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh,
Trên bãi Anh Vũ (3) cỏ thơm mơn mởn xanh tươi.
Chiều tối [tự hỏi] đâu là quê hương?
Khói và sóng trên sông khiến cho người buồn.

Dịch thơ:

Bản dịch thứ nhất.
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

Tản Đà dịch (Thơ Đường, tập I, Sđd)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Lầu Hoàng Hạc sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Bố cục: 2 phần

– Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

– Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.

Nội dung chính:

Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.


1. Câu 1 trang 160 Ngữ văn 10 tập 1

Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy thì dụng ý PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả là gì?

Trả lời:

Dụng ý của nhà thơ: là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình.


2. Câu 2 trang 160 Ngữ văn 10 tập 1

Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại “khiến người buồn”?

Trả lời:

Tất cả cảnh đều đẹp nhưng khiến người buồn vì cảnh còn đây nhưng người đã vắng bóng, nhà thơ cảm thấy trơ trọi, cô đơn và dấy lên nỗi niềm hoài cổ xót xa. Không những thế, cảnh đẹp nhưng là cảnh của phương xa càng khiến nhà thơ da diết nhớ thương quê hương của mình.


3. Câu 3 trang 160 Ngữ văn 10 tập 1

Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu” (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh (chị) nhất trí vơi ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

Đồng ý với ý kiến 2:

– Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên

– Nó là kết quả của quá trình suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người

– Cảnh vật, không gian, thời gian đều nhuốm chữ “sầu”.

– Chữ “sầu” làm tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.


4. Câu 4 trang 160 Ngữ văn 10 tập 1

Học thuộc bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Lầu Hoàng Hạc sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com