Hướng dẫn Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 23 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả sgk Ngữ văn 6 tập 2
Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả sgk Ngữ văn 6 tập 2

Luyện nói về văn miêu tả

Trong văn miêu tả có: tả cảnh và tả người.

Tả cảnh:

– Xác định được đối tượng miêu tả;

– Quan sát, lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu;

– Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

Tả người:

– Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);

– Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;

– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 71 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Đọc đoạn văn sau đây:

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vào vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ […]

(A. Đô-đê)

Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.

Trả lời:

Các em tham khảo các ý để luyện nói:

– Lớp học chuyển sang tiết tập viết.

– Cảnh lớp học:

+ Những tờ mẫu mà thầy Ha-men đã chuấn bị.

+ Những tờ mẫu treo trước buổi học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp học.

– Cảnh tập viết:

+ Học sinh chăm chú viết, im phăng phắc.

+ Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy.

+ Những trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ..

+ Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ …

Bài tham khảo:

Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha-men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 71 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày).

Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau:

a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào?

b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường?

c) Giọng nói của thầy ra sao? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài?

d) Nét mặt, lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào?

Chú ý: Cần xem lại văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê nội dung trả lời của các câu hỏi trên, sau đó phát biểu theo các nội dung đã chuẩn bị. Chỉ ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng), tránh viết thành văn để đọc theo.

Trả lời:

a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là người thầy yêu nghề, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu đất nước sâu sắc.

b) Trang phục thầy hôm đó là y phục đẹp thường được vận vào ngày chủ nhật: chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.

c) Khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài, giọng thầy vẫn không chút giận dữ, thay vào đó là dịu dàng, từ tốn nhắc nhở.

Cử chỉ và thái độ của thầy luôn luôn nhẹ nhàng, ân cần, âu yếm rất thân thương trìu mến…

d) Nét mặt, lời nói, hành động của thầy:

Thầy nghẹn ngào không nói nên lời, dằn mạnh hết sức viết: “Nước Pháp muôn năm”. Rồi thầy không nói gì nữa, đầu đứng tựa vào tường…

– Từ nét mặt, lời nói luôn phảng phất nỗi ưu tư, thiết tha, trìu mến và thân thương.

– Hành động cũng khác với ngày thường: ánh mắt mang tiếc nuối, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, dạy bằng cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu thiết tha với tiếng mẹ đẻ.


3. Trả lời câu hỏi 3* trang 71 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Cho đề văn sau đây: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.

a) Lập dàn ý cho đề văn trên.

b) Thảo luận trong tổ và cử một đại diện trình bày trước lớp.

Trả lời:

a) Lập dàn ý:

Các em có thể tham khảo một trong các dàn ý dưới đây:

Mở bài:

– Nhân ngày 20-11 em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.

Thân bài:

– Thầy thực sự vui mừng, khuôn mặt rạng rỡ.

– Sự thay đổi về ngoại hình của thầy: khuôn mặt, làn da, mái tóc,…

– Nỗi vui mừng lắng lại trong tình thầy trò sâu nặng khi thầy cùng mẹ ôn những kỉ niệm xưa.

– Niềm tin ánh lên trong đôi mắt của thầy khi thầy tiễn hai mẹ con ra về …

Kết bài:

– Em nhớ mãi hình ảnh thầy giáo đáng kính của mẹ và mơ ước sau mình cũng trở thành cô (thầy) giáo.

Hoặc:

Mở bài:

– Kể lại việc em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.

Thân bài :

– Miêu tả thầy giáo cũ của mẹ:

+ Khuôn mặt: làn da nhăn, mái tóc bạc, …

+ Dáng người: cao, thấp, gầy, béo, trông đã yếu hay còn khỏe mạnh…

– Hình ảnh thầy trong giây phút xúc động gặp lại học trò cũ:

+ Ngạc nhiên đến mừng rỡ, xúc động: thể hiện trên ánh mắt, nụ cười.

+ Sự đón tiếp ân cần, nồng hậu của thầy.

Kết bài:

– Sự xúc động của em và mẹ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ về nghĩa tôn sư trọng đạo em cần học hỏi.

Hoặc:

Mở bài:

Giới thiệu bối cảnh gặp cô giáo cũ’

Thân bài:

– Ngoại hình:

+ Cô đã già đi nhiều.

+ Mái tóc đã phai chút bạc.

+ Làn da không còn căng bóng và mềm mại như trước, những nếp nhăn đã dần xuất hiện.

– Giọng nói cử chỉ vẫn dịu dàng ân cần như xưa.

– Cô hỏi han vỗ về em như ngày nào còn đi học.

– Những nụ cười nở trên môi cô mỗi khi nghe được những thành công mà em đạt được.

Kết bài:

Tình cảm với cô.

b) Thảo luận trong tổ và trình bày trước lớp

– Tâm trạng:

+ Mẹ: bồi hồi, hồi hộp.

+ Cô giáo: ngỡ ngàng, chưa nhận ra.

– Cảnh nhà cô sau 5 năm: vẫn thế không có gì thay đổi mấy, chỉ thêm là những tấm hình cô chụp với các học trò đã nhiều hơn xưa.

– Nhận ra học trò cũ: cô xúc động và vui mừng. Lời nói của cô vẫn ấm áp và nhẹ nhàng.

– Câu chuyện hàn huyên cô tỏ ra ngỡ ngàng vì vẫn có nhiều bạn vẫn nhớ đến bài giảng của cô và cả những lần cô phạt.

– Câu nói làm em nhớ nhất là: Cô nhớ các em lắm, chỉ mong các em luôn thành công và luôn vui vẻ.

– Phút chia tay: không muốn rời, bịn rịn.


Áp dụng

1. Tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng

Trả lời:

Các em tả theo gợi ý sau:

– Thầy chuyển sang giờ học gì? (tập viết). Thầy Ha-men làm gì? (tờ mẫu mới tinh, trên viết chữ thật đẹp: Pháp, An-dát). Học sinh của thầy làm gì? (chăm chú.)

– Không khí lớp học lúc ý như thế nào? (im phăng phắc.)

– Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? (tiếng bút sột soạt, con bọ dừa bay vào, chim bồ câu gù thật khẽ …)


2. Tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong Buổi học cuối cùng

Trả lời:

Mở bài:

– Giới thiệu thầy giáo Ha- men: Yêu nước, yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc.

Thân bài:

– Trang phục trang trọng khác ngày thường: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.

– Cử chỉ, hành động:

+ Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường

+ Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.

+ Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.

+ Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.

– Thái độ, lời nói:

+ Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến

+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.

– Hình ảnh đầy xúc động của thầy vào cuối buổi học.

Kết bài:

– Hình ảnh đáng khâm phục và đáng kính trọng cùa thầy khiến chúng ta cảm động,…


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com