Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


I – ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát, gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích, mở rộng… triển khai làm rõ ý khái quát.

2. Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều loại đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau: đoạn (các đoạn) của phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện; các đoạn ở thân bài kể diễn biến của các sự việc, chi tiết; đoạn (các đoạn) kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.

3. Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau (tả cảnh, tả người, kể sự việc, biểu cảm,…), nhưng nó đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản.


II – CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Câu 1 trang 97 Ngữ văn 10 tập 1

Trong bài Lập dàn ý bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: “cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi se ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xa nu, nhưng một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận […]”.

Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:

– Mở đầu: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã ngục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã nga… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

– Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến cửa rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

a) Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống nhau, khác nhau?

b) Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc?

Trả lời:

a) Các đoạn văn thể hiện đúng và rõ những dự kiến của Nguyên Ngọc. So sánh nội dung của các đoạn mở đầu và kết thúc:

– Giống: hai đoạn đều tả cánh rừng xà nu và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm

– Khác:

+ Đoạn mở đầu tả cảnh rừng xà nu cụ thể, chi tiết, tạo hình tạo không khí mở đầu câu chuyện và lôi cuốn người đọc.

+ Đoạn kết thúc tả rừng xà nu trong khung cảnh xa mờ dần và bất tận gợi lên nhiều suy ngẫm về sự bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.

b) Kinh nghiệm từ cách viết của Nguyên Ngọc:

– Trước khi viết/kể cần dự kiến đoạn mở đầu và đoạn kết thúc sao cho chặt chẽ, lôi cuốn

– Đoạn mở đầu và kết thúc có thể giống hoặc khác nhau về đối tượng trình bày nhưng đều phải tập trung làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài văn.


2. Câu 2 trang 98 Ngữ văn 10 tập 1

Trong câu chuyện về hậu thân của chị Dậu ở bài Lập dàn ý bài văn tự sự, một bạn học sinh đã viết như sau:

Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên /…/. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kẻ cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ, ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng úa nước mắt /…/. Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói:

– Cách mạng thành công rồi! Cả dân tộc đã đứng dậy! Bà con ơi, chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc, chia cho dân nghèo.

a) Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị), đoạn văn đó thuộc phần nào của “truyện ngắn” mà bạn học sinh định viết?

b) Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào bạn còn phân vân và để trống? Anh chị hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó (dấu ba chấm) để cùng bạn hoàn chỉnh đoạn văn định viết.

Trả lời:

a) Đoạn văn về hậu thân của chị Dậu có thể coi là một đoạn văn tự sự và đoạn này thuộc phần thân bài, kể về sự việc quan trọng là chị Dậu về làng vào thời điểm CMT8/1945.

b) Đoạn văn thành công ở việc kể lại câu chuyện nhưng còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh và thể hiện tâm trạng của chị Dậu.

– Có thể sửa chữa lại hai chỗ “lúng túng” trong đoạn văn của bạn học sinh như sau:

“… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị đúng lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn ng-ười…”.

“Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”.


3. Câu 3 trang 99 Ngữ văn 10 tập 1

Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoan văn trong bài văn tự sự.

Trả lời:

Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:

– Cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào

– Lần lượt kể lại diễn biến của nó (Chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn mạch lạc và chặt chẽ).

– Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau nhưng đều thể hiện một chủ đề và ý nghĩa văn bản.

– Khi viết đoạn văn tự sự cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng những kiến thức về cuộc sống và thành thạo các thao tác trong việc viết đoạn văn.


III – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 99 Ngữ văn 10 tập 1

Một đoạn trích (từ Ngữ văn 9, tập hai) được chép lại như sau:

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt cô gái. Cô rùng mình và bỗng thấy tại sao mình lại quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chảng lành. Hoặc là nógn từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút trôi qua. Phương Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Cô khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim Phương Định cũng đập không rõ. Dường như duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động chung là chiếc đồng hồ.

a) Anh (chị) cho biết đoạn trích trên kể sự việc gì? ở phần nào, của văn bản tự sự nào?

b) Đoạn trích chép ở đây có một số sai sót về ngôi kể, hãy chỉ rõ những chỗ sai đó rồi chữa lại cho hoàn chỉnh.

c) Từ sự phát hiện và chỉnh sửa đoạn trích trên, anh (chị) có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong bài văn tự sự?

Trả lời:

a) Đoạn trích kể lại sự việc Phương Định, cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ, đang phá bom để mở đường ra mặt trận.

b) Trong đoạn trích có nhầm lẫn về ngôi kể.

– Trong truyện ngắn nhà văn dùng ngôi kể thứ nhất.

–  Đoạn trích được chép lại đã thay đại từ tôi bằng đại từ cô hoặc danh từ riêng Phương Định ở một số câu. Cần sửa lại theo ngôi kể thứ nhất.

c) Kinh nghiệm: cần nhất quán về ngôi kể trong văn bản tự sự.


2. Câu 2* trang 99 Ngữ văn 10 tập 1

Viết một đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

Trả lời:

Người đẹp anh yêu phải gồng gánh theo chồng, chân cất bước mà lòng chẳng nguôi ngoai. Cô vừa đi vừa ngoảnh lại mong ngóng nhìn thấy hình bóng người thương. Mỗi bước đi như một vết cứa vào lòng bởi mỗi bước đi thêm kéo dài khoảng cách giữa hai người. Cứ qua một cánh rừng, người đẹp anh yêu lại tìm cách trì hoãn để được ngồi đợi người yêu. Đôi mắt cô ngóng trông, đôi tay cô sốt ruột ngắt lá cà, lá ớt mà ruột gan cô đang ngổn ngang, rối bời. Đến khi người yêu theo kịp, cô mới bẻ lá xanh ngồi lại bên anh cho thỏa nỗi ngóng chờ.

Hoặc:

Cô gái trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu vì gia đình sắp đặt mà phải chia tay mối tình thanh mai trúc mã của mình để về làm vợ người khác. Trên đường đến nhà chồng, cô vẫn quyến luyến, xót xa không thôi với mối tình sâu nặng từ thuở nhỏ. Cô vừa bước đi nhưng lại vừa ngoảnh lại ngoái trông, tìm kiếm bóng hình chàng trai. Cô gái đau khổ ấy chần chừ, nấn ná, không muốn rời khỏi nơi này. Cô tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón, mòn mỏi chờ đợi bóng hình quen thuộc mà cô luôn mong nhớ. Khi chàng trai mà cô yêu thương tới, cô liền bẻ lá xanh cho anh ngồi lại cạnh mình. Hành động gấp gáp, không một giây chần chừ ấy thể hiện tình cảm sâu nặng, khó phai giữa hai người.

Hoặc:

Vậy là người yêu của tôi đã cất bước đi lấy chồng. Quẩy gánh bước qua cánh đồng rộng, nàng vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa ngoái trông như hi vọng một điều gì đó trong vô vọng. Cánh đồng xanh mát, rộng mênh mông như chính nỗi lòng đau đớn vô hạn của chúng tôi.. Dường như nàng cũng thấu hiểu nỗi lòng của tôi lúc này. Chân nàng bước mà lòng không muốn rời, đau xót, nhớ thương vô cùng. Tới rừng ớt, nàng ngắt lá ớt lấy cớ ngồi chờ; tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi; tới rừng lá ngón lại ngóng trông… Nàng như muốn níu kéo chút thời gian cuối cùng trước khi chúng tôi phải xa cách, nàng cất bước về nhà chồng.. Tâm trạng rối bời , bao nỗi vương vấn, lưu luyến đang dằn vặt trong tâm hồn bé nhỏ của người con gái tôi yêu.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com