Hướng dẫn Soạn bài Mùa xuân của tôi sgk Ngữ văn 7 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 15 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Mùa xuân của tôi sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.


Văn bản


1. Tác giả

– Vũ Bằng (1913 -1984)

– Quê: Hà Nội

– Sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 /1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

– Sau năm 1945, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng.


2. Tác phẩm

– Xuất xứ: Trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập bút kí “thương nhớ mười hai”.

– Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong thời gian tác giả sống ở trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất bắc.

– Thể loại: Tùy bút.

– Phương thức biểu đạt: Miêu tả, kết hợp biểu cảm


3. Nội dung

Nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, yêu thiên .nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.


4. Nghệ thuật

– Ngòi bút tài hoa, sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế.

– Giọng kể – tả – biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hoà trôi chảy tự nhiên.

– Ngôn ngữ giầu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.

Dưới đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Mùa xuân của tôi sgk Ngữ văn 7 tập 1. Các bạn cùng tham khảo nhé!


Đọc – Hiểu văn bản

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp, lời hướng dẫn, câu trả lời các câu hỏi có trong phần Đọc – Hiểu văn bản của Bài 15 trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 177 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả khi viết bài này?

Trả lời:

– Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở miền Bắc trong những ngày tháng riêng, tháng mở đầu cho một năm mới.

– Hoàn cảnh và tâm trang PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả khi viết bài này:

+ Hoàn cảnh: tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống ở Sài Gòn trong vùng kiểm soát của Mỹ ngụy xa cách quê hương đất Bắc.

+ Tâm trạng: nhà văn đã gửi vào trang sách tất cả nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương đất Bắc cùng lòng mong mỏi đất nước hòa bình thống nhất.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 177 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

Trả lời:

Bài văn chia làm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “mùa xuân”: tình cảm của con người với mùa xuân.

– Phần 2: Tiếp đến “liên hoan”: cảnh sắc, không khí mùa xuân của đất trời, lòng người.

– Phần 3: Còn lại: cảnh sắc của đất trời mùa xuân sau rằm tháng giêng.

Ba đoạn văn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 177 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Đọc lại đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?

c) Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?

Trả lời:

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gơi tả bằng những chi tiết hình ảnh rất đặc trưng có cả cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người:

– Thời tiết khí hậu có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông vượn lại

– Lại có cả ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân thấm đẫm đất trời và lòng người

– Có âm thanh tiếng nhạc kêu , tiếng chèo trống, câu hát huê tình

– Khung cảnh bàn thờ gia đình với đèn nến hương trầm

– Tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết toát lên cùng không khí xuân ấm áp nồng nàn

b) Mùa xuân khơi gợi sức sống cho con người được nhà văn gợi tả băng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể( nhự sống của con người cũng căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai như mầm con của cây cối phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti)

– Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến:

+ Mùa xuân làm bừng lên lòng yêu đời khao khát sống và yêu thương

+ Mùa xuân cùng với ngày Tết là dịp sum họp của gia đình, nó thôi thúc tình cảm gia đình gắn bó , hướng về cội nguồn tổ tiên

c) – Giọng điệu: vừa sôi nổi vừa tha thiết diễn tả được tâm trạng bồi hồi, nhớ thương mùa xuân, quê hương của tác giả.

– Ngôn ngữ được chắt lọc tinh tế, những hình ảnh vừa cụ thể vừa mới lạ.


4. Trả lời câu hỏi 4 trang 177 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Đọc lại đoạn văn từ “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:

a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.

b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?

Trả lời:

a) Không khí và cảnh sắc sau ngày rằm tháng riêng:

– Cả màu sắc và không khí bầu trời mặt đất cay cỏ đều thay đổi chuyển biến.

– Đào hơi phai nắng nhưng nhụy vẫn còn phong.

– Cỏ không mướt xanh….lại nức một mùi hương man mác.

– Trên gìan thiên lí vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm ăn.

– Trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cách con ve mới lột….

b) Qua việc tái hiện cảnh sắc và không khí tác giả đã thể hiện sự nhạy cảm tinh tế trước cảnh sắc thiên nhiên:

– Tác giả am hiểu tường tận thiên nhiên nặng lòng yêu thiên nhiên.

– Biết trân trọng sự sống và tận hưởng cuộc sống.


5. Trả lời câu hỏi 5* trang 178 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.

Trả lời:

Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

Hoặc:

Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.


Luyện tập

1. Câu 1 trang 178 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Tập đọc diễn cảm bài văn.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 178 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.

Trả lời:

Tham khảo đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du).


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 178 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.

Trả lời:

Mùa hè quê em

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Mùa hè trên quê em thật yên bình biết bao!

Mùa thu

Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ. Mỗi mùa đều có những nét hấp dẫn riêng nhưng em yêu nhất là mùa thu. Không sôi động, nóng bức như mùa hè, không trầm lặng, lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là sự giao hoà tuyệt vời của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Bầu trời thu trong trẻo, sáng sủa với hương hoa sữa thơm nồng trên những con phố vắng để khó có ai có thể làm ngơ; không gian mùa thu quyến rũ bởi nắng nhạt, gió nhẹ đi qua cánh đồng xa đưa phảng phất cái mùi thơm mát của lúa non. Mùa thu với ngày tết trung thu rộn rã mang bao niềm vui cho tuổi thơ, nào đèn lồng, đèn ông sao, nào là cốm, nào là bánh trung thu… Ôi! yêu biết mấy mùa thu tháng Tám! Yêu biết mấy mùa thu của quê hương!…Tất cả như một dư vị sâu xa dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang.

Mùa đông Hà Nội

Gió lang thang trên các mái nhà và kêu rít lên từng đợt mỗi khi có đợt gió mùa về. Mùa đông Hà Nội là ta sẽ nhớ đến những cô bán hàng rong vào ban đêm. Tiếng xe đạp kêu cót két, tiếng rao hàng rền vang. Lòng ta bồi hồi rạo rực vì đây cũng là mùa của cúc họa mi. Những bông cúc trắng nhị vàng đang len lỏi khắp con phố làm lòng tôi xao xuyến đến lạ kì. Mùa đông là mùa của thương nhớ, là mùa để trao tình thương ấm nồng, mùa của sự yêu thương.


Các bài văn hay

1. Phát biểu cảm nghĩ về bài tùy bút Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng

Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913-1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.

Bài văn này trích từ thiên tùy bút Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai.Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.

Nhà văn đã gửi vào từng trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.

Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Nhà văn nhớ về mùa xuân đất Bắc là nhớ về cảnh đẹp thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt đời thường mang nét đặc trưng nhất.

Những hình ảnh đẹp đẽ, khó quên tái hiện rõ ràng trong tâm tưởng nhà văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kiêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc lại như lời ỏ tình thiết tha, say đắm: Mùa xuân của tôi… mùa xuân thần thái của tôi…

Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu; ccuowngf điệu mà vẫn rất tự nhiên: Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.

Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Qua bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến màu xuân, yêu mến thiên nhiên; biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu mà nó mang đến cho con người. Vũ Bằng quả là một cây bút tài hoa của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.


2. Cảm nhận khi đọc Mùa xuân của tôi (trích Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọn) của Vũ Bằng

Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Băng.

Thiên tuỳ bút Tháng riêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt.

Trong dòng cảm xúc của Vũ Bằng, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên thật đẹp- một vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo khó quên. Đó là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có cầu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

Chao ôi, cái mùa xuân Bắc Việt, có lẽ là cái không khí và cảnh sắc mùa xuân trước năm 1945 được gợi nhớ lại trong lòng một người con xa quê như Vũ Bằng. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính:

Bữa ấy mưa xuân lất phất bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay

(Mưa xuân)

Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùa xuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa.

Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.

Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.

Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

Không chỉ cảm nhận mùa xuân bằng những giác quan quen thuộc, nhà văn còn cảm nhận mùa xuân bằng tất cả những giác quan, những cảm xúc đặc biệt nhất của tâm hồn.

Sự cảm nhận ấy được diễn tả bằng những câu văn rất giàu hình ảnh và gợi cảm với một loạt các hình ảnh so sánh liên tưởng đầy ấn tượng: “Thú giang hồ” được cảm nhận êm ái nhớ nhung; nhựa sống trong lòng người căng lên được ví như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nầm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; tình cảm gia đình đầm ấm khiến lòng người vui sướng được nhà văn liên tưởng với cảnh không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Con mắt tinh tường của ông đã phát hiện ra những chuyển biến (dù rất là nhỏ) của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng lại nức một mùi hương man mát; bầu trời không còn đừng đục như màu pha lê mờ, sáng dậy thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở chân trời chuyển sang trong trong có những làn sóng hồng rung động như cánh con ve mới lột; trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

Cảnh sắc mùa xuân vốn đã đẹp vì mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, đến đây càng đẹp hơn. Đến mức chính tác giả cũng phải thốt lên: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

Mùa xuân ấy lắng động mãi, ngân nga mãi trong lòng người, để hôm nay, xa quê hương, một nỗi niềm như thương quê hương đến cồn cào, da diết cứ dâng lên hoá thành dòng cảm xúc ngọt ngào tươi mát, đằm thấm, dệt nên thiên tuỳ bút kiệt tác này.


3. Phát biểu cảm nghĩ của em về mùa xuân Hà Nội

Khí hậu miền Bắc nước ta chia làm bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có những nét dẹp riêng nhưng mùa xuân lại có nhiều điều kì thú nhất.

Theo quy luât tuần hoàn của tạo hóa, cứ đông tàn thì xuân đến. Trước tết khoảng nửa tháng, thời tiết bắt đầu thay đổi.Những trận mưa phùn lạnh lẽo thưa dần rồi ngớt hẳn. Bầy trời không còn xám xịt mà đã sáng tươi hơn. Những dải mây trắng hoặc xanh lơ màu nước biển lãng đãng trôi. Không khí ấm áp làm cho con người cùng vạn vật lai trào dâng nhựa sống, náo nức đón đợi mùa xuân.

Giữa không trung, chim én từng đàn vun vút lao liệng, báo hiệu mùa xuân sắp bắt đầu . Nếu để ý một chút , ta sẽ thấy trên đường những cành lộc vừng, cơm nguội, bàng… đã rụng hết lá ven đường, vô số mầm nhỏ xíu đang cựa quậy, muốn xuyên thủng lớp vỏ xù xì, thô ráp để nhú ra những búp non, lộc nõn mơn mởn trong mưa xuân.

Những ngày giáp tết ở Hà Nội rộn ràng và náo nức lạ thường! nên vui ngời lên trong ánh mắt trẻ thơ, trong dáng điệu tấp nập của người đi sắm Tết, trong sự thay đổi nhanh chóng của gương mặt phố phường. Nhà cửa đươc trang hoàng lộng lẫy bằng sắc màu rực rỡ của đèn, hoa, của những tấm băng rôn đỏ với dòng chữ vàng: Chúc mừng năm mới có vẽ những cánh đào, cánh mai, hay những chiếc đèn lồng xinh xắn.

Các chợ lớn nhỏ trong thành phố đều đông nghịt người. Chợ Đồng Xuân, chợ Ngọc Hà, chợ Bưởi, chợ Mới Mơ, chợ Ô Cầu Dền… người mua, kẻ bán chen chúc, sôi đông, ồn ào. Chợ Tết có một sức hấp dẫn ghê ghớm. Người ta đi chợ Tết để được đắm mình vào cái không khí đặc biệt một năm chỉ có một lần, để sắm Tết và để xem thiên hạ đua nhau sắm Tết. Hơn thế nữa, đi chợ Tết để được thỏa thích ngắm nhìn bao nhiêu của ngon vật lạ của quê hương, đất nước.

Cùng với việc sắm Tết, người Hà Nội luôn nghĩ đến hoa. Có thể nói là người Hà Nội yêu hoa và có thú chơi hoa có từ lâu đời. Từ ngày hai tám cho đến sáng ba mươi Tết, các ngả đường từ nội ô ra ngoại thành, dòng người và xe nườm nượp nối nhau không dứt.

Họ tìm đến các làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nhật Tân, Nghi Tàm… để mua đào, mua quất và những loại hoa khác. Trong ba ngày Tết bất luận giàu hay nghèo, nhà nào cũng có một chậu cúc, một cành đào, một bình hồng nhung hoặc mấy cây hải đường hoa nở đỏ chói cho vui cửa vui nhà, làm thêm vẻ tưng bừng của Tết.

Đứng trước những vườn đào, vườn quất và những khu vườn có hàng trăm loài hoa đang nhởn nhơ đón nhận làn mưa xuân tươi mát, ta sẽ thấy trong tâm hồn dâng lên một niềm hạnh phúc vô bờ. Trái tim ta hân hoan cất lời cảm ơn Tạo hóa đã ban cho mặt đất một sức sống bất diệt và hào phóng tặng cho con người những món quà vô giá từ thiên nhiên muôn màu muôn sắc.

Trong dịp Tết, còn gì thú vị bằng được cùng với những người thân yêu dạo chơi dưới mưa xuân êm ái giăng giăng đầy trời một màn bụi nước li ti, mơ hồ như sương như khói. Mưa xuân làm cho cảnh vật chở nên huyền ảo và thơ mộng. Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa… hồ Tây, hồ Trúc Bạch với chùa Trấn Quốc và con đường Thanh Niên chạy lên phía Nghi Tàm cũng những hàng cây mái phố nhấp nhô đều nhạt nhòa, thấp thoáng trong mưa xuân.

Đầu xuân, trời đất vẫn còn se se lạnh. Làn nắng xuân mới hé chỉ đủ làm ửng hồng đôi má trẻ thơ và lóng lánh những giọt sương đọng trên lá cây hoặc vạt cỏ xanh mướt ven đường. Ra Giêng ngày rộng tháng dài, người người nô nức rủ nhau đi chơi xuân, đi chùa hay dự lễ hội ở những vùng lân cận để cầu một năm mới an lành. Đẹp biết mấy là mùa xuân Hà Nội! Quý biết mấy là khát vọng ấm no, hạnh phúc của người dân Thủ đô mỗi lúc Tết đến, xuân sang!


4. Phát biểu cảm nghĩ của em về mùa xuân ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ còn đúng một tuần nữa thôi là đến Tết Nguyên Đán Canh Dần. Những ngày cuối cùng của năm cũ, thời gian trôi nhanh vùn vụt. Nhịp điệu cuộc sống ở thành phố Hồ Chí Minh thường ngày vốn đã hối hả lại càng thêm hối hả.

Khác với mùa xuân phương Bắc, mùa xuân phương Nam không có mưa bay, gió lạnh mà rực vàng một màu nắng ngọt ngào. Bầu trời cao vời vợi trong vắt như thủy tinh. Gió thổi lao xao trên những hàng cây dầu, cây sao trồng dọc những con đường lớn, đem lại cảm giác mát mẻ, lâng lâng, trong lòng người đang náo nức đón xuân.

Sau ngày hai ba tháng Chạp cúng đưa Ông táo về trời, không khí Tết rộn ràng hẳn lên. Từ khắp các cửa ngõ thành phố, dưa hấu được trở bằng ghe, thuyền, bằng xe tải đổ về các chợ lớn nhỏ và chất đầy cả các sạp ven đường.

Thôi thì đủ các loại: dưa để trưng trên bàn thờ Tết, trái lớn hàng chục kí, màu da xanh bóng; dưa hấu Long Trì ngọt ngon nổi tiếng bày bên cạnh dưa ruột đỏ, ruột vàng của Gò Công, Mỹ Tho… Người miền Nam ăn Tết không thể thiếu được món này vì nó đem lại cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu trong những ngày nắng nóng.

Bên cạnh dưa hấu là hàng chục thứ trái cây quen thuộc, thứ nào cũng đẹp, cũng quý như bưởi Năm Roi, vú sữa Cái Bè, măng cụt Lái Thiêu, quýt Lai Vung, xoài cát Hòa Lộc, thanh long Châu Thành… Khi đặt cạnh nhau, màu sức tương phản của chúng sẽ tạo nên bức tranh tĩnh vật tuyệt vời, thể hiện sự trù phú, phì nhiêu của xứ sở này.

Theo đường thủy và đường bộ, hoa cùng cây cảnh từ miền Tây lên, từ Đà Lạt xuống, từ các vùng trồng hoa ở ngoại thành vào, tràn ngập khắp nơi. Các chợ hoa như Tao Đàn, công viên 23 thàng 9 với hàng trăm loài hoa đua nhau kheo hương, khoe sắc.

Phong lan, địa lan, hồng, cúc, lay- ơn, loa kèn, hướng dương, huệ, cẩm chướng… thứ nào cũng đẹp, cũng thu hút du khách. Người xem tập trung rất đông ở khu trừng bày cây cảnh để thưởng ngoạn vẻ kì thú của những chậu mai bon sai cổ thụ hàng trăm tuổi, đủ mọi hình thù lạ mắt, bông hoa khá lớn với ba bốn lớp cánh mịn màng màu vàng tươi, vàng nghệ hoặc trắng ngần.

Khách xúm xít bàn tán, bình luận bên những cây mai chi chít nụ xanh, lác đác vài bông nở sớm… Miền Nam là xứ sở của mai. Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân phương Nam. Cây chắt chiu tinh túy từ lòng đất suốt một năm, để đến khi Tết đến, xuân về, bừng nở sắc hoa vàng rực như lời chúc tốt lành, may mắn. Đi dạo trong chợ hoa xuân, ta sẽ thấy tâm hồn rạo rực niềm vui và hi vọng.

Khi hoàng hôn đã tắt và màn đêm buông xuống, thành phố Hồ Chí Minh lung linh, rực rỡ trong ánh đèn màu. Từ trên cao nhìn xuống, ta sẽ thấy bao nhiêu con đường là bấy nhiêu dòng sông ánh sáng cuồn cuộn chảy trôi vô tận. Âm thanh thành phố là thứ âm thanh náo nhiệt của một trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất nước. Thành phố Hồ Chí Minh đang rang rộng vòng tay, đón người từ trăm nẻo về đây chung sống góp phần tạo nên một gương mặt mới mẻ, trẻ trung và hiện đại cho thành phố thân yêu.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Mùa xuân của tôi sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com