Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo) sgk Ngữ văn 11 tập 2

Nội dung bài Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo) sgk Ngữ văn 11 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


III – NGHĨA TÌNH THÁI

Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.


LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 20 Ngữ văn 11 tập 2

Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau

a) Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.

(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)

b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.

(Nguyên Hồng, Mợ Du)

c) Thật là một cái gong xứng đáng với tội án sáu người tử tù.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Trả lời:

Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái
a) Hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền. Phỏng đoán với mức độ cao (chắc).
b) Ảnh chụp mợ Du và thằng Dũng. Khẳng định sự việc ở mức độ cao (rõ ràng là).
c) Cái gông to tương xứng với tội của 6 tử tù. Khẳng định một cách mỉa mai (thật là).
d) – Chí Phèo sống bằng nghề cướp giật, dọa nạt.
– Hắn mạnh vì liều.
– Nhấn mạnh (chỉ).
– Miễn cưỡng công nhận (đã đành).

2. Câu 2 trang 20 Ngữ văn 11 tập 2

Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:

a) Nói của đáng tội, thằng bé này chóng lớn lắm.

b) Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa.

c) Nó mua chiếc áo này những hai trăm ngàn đồng đấy.

d) Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà!

Trả lời:

a) Nói của đáng tội: thừa nhận việc khen là không nên làm với đứa trẻ.

b) Có thể: nêu khả năng.

c) Những: đánh giá giá cả ở mức độ cao.

d) Kia mà: nhắc nhở để trách móc.


3. Câu 3 trang 20 Ngữ văn 11 tập 2

Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống của câu ở cột A tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc.

Trả lời:

a) Chọn “hình như”: thể hiện sự phỏng đoán, chưa chắc chắn.

b) Chọn từ “dễ”: thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.

c) Chọn từ “tận”: đánh giá khoảng cách là xa.


4. Câu 4 trang 20 Ngữ văn 11 tập 2

Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.

Trả lời:

Đặt câu:

– Nó không đến cũng chưa biết chừng. (cảnh báo dè dặt về sự việc)

– Anh chiều nó đến thế là cùng!

– Ít ra, em phải suy nghĩ kĩ trước khi làm chứ!

– Nghe nói là thằng Mạnh đánh người ta đi viện.

– Chả lẽ việc cậu ấy đánh bạn là sự thật?

– Sự thật là, chẳng có vụ ẩu đả nào ở trường vào hôm qua cả.

– Nhưng anh đã hứa sẽ dẫn em đi chơi cuối tuần cơ mà!

– Nhìn cô ấy rất xinh, đặc biệt là đôi mắt ấy.

– An là bạn chị đấy mà.

Hoặc:

– Chưa biết chừng chính hắn đã gửi lá thư này đấy!

– Cả lớp cùng bị phạt là cùng chứ gì?

– Ít ra như thế tôi cũng biết được sự thật.

– Nghe nói chị ấy là đỗ thủ khoa của trường mình đấy.

– Chả lẽ tớ còn nói dối bạn nữa sao?

– Tôi cứ tưởng cô ấy đã làm việc này, hóa ra tất cả chỉ là hiểu nhầm thật.

– Sự thật là chẳng có bức tranh nào đặt ở đây cả.

– Tôi đã giải thích với bác nhiều lần rồi cơ mà, do bác không tin tôi đấy chứ.

– Chị đừng mua quần áo màu rực rỡ quá, đặc biệt là màu đỏ, không hợp với chị đâu.

– À, chị làm gì khéo tay như thế, anh Phương tự làm hết chỗ hoa đấy mà.

Hoặc:

– Chưa biết chừng anh ấy sẽ đi vào miền Nam để tìm cơ hội mới cho bản thân.

– Cái áo này đáng giá 30 đồng là cùng.

– Ít ra bác cũng nên cho anh ý một cơ hội nữa.

– Tôi nghe nói anh ấy sẽ đi ra nước ngoài.

– Chả lẽ anh muốn đi thật sao?

– Sự thật là cô ấy đã bỏ anh ta.

– Nhưng người có quyền quyết định là anh cơ mà.

– Chúng tôi đã có những năm tháng rất vui vẻ đặc biệt là khi còn là sinh viên.

– Chuyện này tôi đã nói cho anh biết rồi đấy mà.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo) sgk Ngữ văn 11 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com