Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ

(Khuê oán)

VƯƠNG XƯƠNG LINH

TIỂU DẪN

Vương Xương Linh (698 ? – 757), tự là Thiếu Bá, quê ỏ Trường An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thình Đường. Thơ Vương Xương Linh hiện còn 186 bài, trong đó đặc sắc nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú (tứ tuyệt).

Thơ Vương Xương Linh thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng…, về đề tài nào cũng có những kiệt tác. Phong cách thơ Vương Xương Linh trong trẻo, tinh tế, thanh tân, được người đời rất hâm mộ.

VĂN BẢN

Phiên âm:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.

Dịch nghĩa:

Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê không biết buồn,
Ngày xuân trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu đẹp.
Chợt thấy sắc [xuân] của cây dương liễu (2) đầu đường,
Hối hận đã để chồng đi [tòng quân lập công, làm quan] kiếm tước hầu (3)!

Dịch thơ:

Bản dịch thứ nhất:

Trẻ trung nàng biết chi sầu,
Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương.
Nhác trông vẻ liễu bên đường,
“Phong hầu”, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi!

Tản Đà dịch, (Thơ Đường, tập I, Sđd)

Bản dịch thứ hai:

Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu,
Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu.
Đầu đường chợt thấy màu dương liễu,
Hối để chàng đi kiếm tước hầu.

Nguyễn Khắc Phi dịch (Có tham khảo bản dịch của Trần Trọng San, Thơ đường, quyển I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Bố cục: 2 phần

– 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái

– 2 câu cuối: Nỗi niềm của người chinh phụ

Nội dung chính:

Nhà thơ mượn tâm trạng của người chinh phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, tinh yêu, hạnh phúc của bao người.


1. Câu 1 trang 162 Ngữ văn 10 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ?

Trả lời:

Tứ thơ đi theo sự vận động tâm trạng của người thiếu phụ: không biết buồn (câu 1) – vô tư trang điểm và lên lầu ngắm cảnh (câu 2) – bất ngờ nhìn thấy màu dương liễu (câu 3) – hốt hoảng và hối hận vì để chồng ra đi tìm ấn phong hầu.

⇒ Cấu tứ bài thơ dùng lối phản đề độc đáo, bất ngờ, có sức gợi lớn lao.


2. Câu 2 trang 162 Ngữ văn 10 tập 1

Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

Trả lời:

Màu dương liễu là màu của tuổi xuân, tuổi trẻ cũng là màu của li biệt.

⇒ Chính bởi ý thức được điều này nên người thiếu phụ cảm thấy hối hấn khi đã để chồng đi kiếm tước hầu. Từ suy nghĩ ấy, người thiếu phụ oán thán ấn phong hầu, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.


3. Câu 3 trang 162 Ngữ văn 10 tập 1

Vì sao chỉ vơi 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường?

Trả lời:

Bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường bởi làm nổi bật được sự ngây thơ của con người khi lao vào cuộc chiến, sự mê muội của con người khi đi tìm hạnh phúc trong cái đích ấn phong hầu và diễn tả tài tình sự đổ vỡ tâm hồn, sự hối hận thảng thốt cùng bi kịch của biết bao người thiếu phụ bất hạnh và những tướng lĩnh hi sinh cuộc đời vì chiến tranh phi nghĩa, vô nghĩa.


4. Câu 4 trang 162 Ngữ văn 10 tập 1

Học thuộc bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com