Soạn bài Nói quá sgk Ngữ văn 8 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 9 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một. Nội dung bài Soạn bài Nói quá sgk Ngữ văn 8 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.


I – NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

– Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

(Ca dao)


1. Câu 1 trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không? Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì?

Trả lời:

– Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối’ muốn nói về độ dài ngắn ngày đêm theo mùa khác biệt: tháng năm ngày dài đêm ngắn, còn tháng mười ngày ngắn đêm dài.

– Câu ca dao … thánh thót như mưa ruộng cày … ý nói sự vất vả, cực nhọc.

→ Cách nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất của sự vật.


2. Câu 2 trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Cách nói như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

Cách nói phóng đại như vậy giúp nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật, sự việc, hiện tượng.


II – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hán vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Trả lời:

a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b) Em có thể đi lên đến tận trời.

Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c) Thét ra lửa.

Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực.


2. Câu 2 trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống /…/ để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/

e) Bọn giặc hoảng hồn /…/ mà chạy.

Trả lời:

a) Ở nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.

e) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.


3. Câu 3 trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Trả lời:

– Nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– Nhân dân ta có sức mạnh dời non lấp biển đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn giặc phương Bắc.

– Tôi thích nghe cô ấy kể về chuyện thần Nữ Oa lấp biển vá trời.

– Chúng tôi đâu phải mình đồng da sắt để chịu được thời tiết nóng như lửa hầm hập dưới hầm.

– Tôi đã nghĩ nát óc mà chưa tìm ra cách giải bài toán thầy giao.


4. Câu 4 trang 103 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.

Mẫu: ngáy như sấm.

Trả lời:

Những thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:

– Đen như than.

– Nhanh như chớp.

– Đau như đứt ruột.

– Khỏe như voi.

– Nắng như đổ lửa.

– Kêu như trời đánh.

– Dữ như cọp.

– Khỏe như voi.

– Ăn như lợn.


5. Câu 5* trang 103 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Trả lời:

Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:

– Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

(Thành ngữ)

– Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo)


6. Câu 6* trang 103 sgk Ngữ văn 8 tập 1

(Thảo luận ở tổ hoặc ở lớp) Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Trả lời:

Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:

– Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.

– Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Nói quá sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com