Soạn bài Ông Đồ sgk Ngữ văn 8 tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 18 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Ông Đồ sgk Ngữ văn 8 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.


VĂN BẢN

Ông đồ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ(1) già
Bày mực tàu(2) giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc(3) ngợi khen tài
“Hoa tay(4) thảo(5) những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên(6) sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên (*), trong Thi nhân Việt Nam , Sđd)

Chú thích:

(*) Vũ Đình Liên (1913 – 1996), quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.

(1) Ông đồ: người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học, gọi là ông đồ, thầy đồ. Mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà. Nhưng từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ngày Tết không mấy ai sắm câu đối hoặc chơi chữ, ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từ đó, hình ảnh ông đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên).

(2) Mực tàu: thỏi mực đen mài với nước làm mực để viết chữ Hán, chữ Nôm hoặc để vẽ bằng bút lông.

(3) Tấm tắc: luôn miệng nói ra những tiếng tỏ ý khen ngợi, khâm phục.

(4) Hoa tay: đường vân xoáy tròn ở đầu ngón tay, được coi là dấu hiệu của tài hoa.

(5) Thảo: viết tháu, viết nhanh (nghĩa trong văn bản).

(6) Nghiên: dụng cụ làm bằng chất liệu cứng và có lòng trũng để mài và đựng mực tàu.

Dưới đây là phần Soạn bài Ông Đồ sgk Ngữ văn 8 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Bố cục: 3 phần.

– Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.

– Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.

– Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả đối với ông đồ.

Nội dung chính: Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.


1. Câu 1 trang 10 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Trả lời:

– Khổ 1+ 2: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người. Ngày ấy nghệ thuật thư pháp còn được coi trọng

– Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn “người thuê viết”.

→ Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.


2. Câu 2 trang 10 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.


3. Câu 3 trang 10 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm, sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị,…)

Trả lời:

Nét đặc sắc của bài thơ:

– Cách dựng cảnh tương phản

– Kết cấu đầu cuối tương ứng.

– Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cả, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.


4. Câu 4 trang 10 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

– Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

– Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

Trả lời:

Những câu thơ tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật nhân hóa biến những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn, buồn theo nỗi buồn của con người.


CÁC BÀI VĂN HAY

1. Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ “Ông đồ”.

Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây.

Hai đoạn đầu bài thơ, tác giả giới thiệu những ngày huy hoàng của ông đồ:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Những lời khen thật hào phóng, nhưng nghĩ kĩ đó chỉ là lời khen của những người ngoài giới bút nghiên. Đi viết câu đối thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận, là bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Đỗ các thành quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì cũng ông cử, ông tú, chứ ông đó là chưa đỗ đạt gì, công chưa thành, danh chưa toại, đành về quê dạy học, bốc thuốc, hay xem lí số ở nơi đô hội như có lần Tản Đà đã làm.

Ngày tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè chắc cũng là việc bất đắc dĩ của nho gia. Chữ thì cho chứ ai lại bán. Bán chữ là cái cực của kẻ sĩ ở mọi thời. Bà con yêu quý và cũng thán phục cái thú chữ mà bà con không biết, hay chỉ võ vẽ, nên mới khen lao đến vậy. Lời khen này không mang lại vinh quang cho ông đồ, có thể ông còn tủi nữa, nhưng nó an ủi ông nhiều, nó là cái tình của người đời vào hồi vận mạt của ông.

Tác giả giới thiệu: cùng với hoa đào, mỗi năm mới có một lần chứ nhiều nhặn gì đâu, giấy đỏ mực tàu, chữ nghĩa thánh hiền bày trên hè phố. Đừng nghĩ đến chuyện khoa bảng, hãy nghĩ trên cương vị người bán, thì đây là hai đoạn thơ vui vì nó nói được sự đắt hàng, ông đồ còn sống được, có thể tồn tại trong cái xã hội đang biến động này. Nhưng cuộc đời đã không như thế mãi, cái ý thích của người ta cũng thay đổi theo thời cuộc. Lớp người mới lớn không có liên hệ gì để mà quyến luyến cái thứ chữ tượng hình kia. Cái tài viết chân, thảo, triện, lệ của ông đồ chữ tốt kia, họ không cần biết đến:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay

Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kể đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng ỉến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ rồi nhìn mưa bụi bay.

Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này tới đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trống của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.

Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.


2. Cảm nhận bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm ” từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc “chữ nghĩa Thánh hiền”. Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ong xuất hiện vào độ “hoa đào nở”… “bên phố đông người qua”. Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

“Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tâm tắc ngợi khen tài”.

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: “Thôi có ra gì cái chữ Nho – Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co…” (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa “phố đông người qua “, nay “mỗi năm mỗi vắng”. Xưa kia “Bao nhiêu người thuê viết”, bây giờ “Người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong “nghiên sấu”, như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa “buồn không thắm”. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi “Ông đồ vần ngồi đáy” như bất động. Lẻ loi và cô đơn: “Qua đường không ai hay”. Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”.

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thía.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu…

“Năm nay dào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ “Ông đồ” chứa chan tinh thần nhân đạo. “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả “Thi nhân Việt Nam” dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác “Ông đồ”.


3. Phân tích hình ảnh ông Đồ trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Bài tham khảo 1:

Ông cha ta đã từng có câu rằng:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm, đi trưa mặc lòng

Câu ca dao ấy quả thực đúng với tình cảnh của ông đồ trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Vũ Đình Liên. Hình ảnh của ông đồ cũng chính là hình ảnh của những người muôn năm cũ, thất thời, lỡ thế trong xã hội hiện đại.

Bài thơ mở đầu bằng bức tranh đẹp đẽ, tươi sáng thuở ông đồ con được người ta yêu quý, trọng vọng. Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với không khí hân hoan, đầm ấm của một năm mới:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Ông đồ chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm, ấy là khi năm cũ đã qua và một năm mới lại bắt đầu. Ông đồ bên góc phố nhỏ, nổi bật với mực tàu giấy đỏ, với sắc đào hồng thắm. Bên phố tuy đông người qua nhưng không hề bị nhạt nhòa, nhòe lẫn mà thực sự vô cùng nổi bật. Tài năng của ông được mọi người tấm tắc ngợi khen, công nhận:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Ông đồ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ, phố đông người ai cũng thuê ông viết. Trên nền cảnh đông vui, tấp nấp ấy, hình ảnh ông đồ hiện lên thật tươi vẻ, đẹp đẽ. Những nét chữ hào hoa, múa lượn trên nền đỏ của tấm giấy, hương thơm của trời đất của màu mực, giấy đỏ hòa quyện với nhau làm một. Hình ảnh so sánh “Như phượng múa rồng bay” đã nói lên hết tài năng của ông đồ. Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển, như bay lên giữa không khí vui tươi của ngày tết đến, xuân về.

Khép lại bức tranh đầy vinh quang, đáng tự hào ấy, bức tranh thứ hai mở ra đầy bi thương, tiếc nuối. Thời vinh quang của ông đồ đa lùi vào quá vãng, mực tàu giấy đỏ đã không còn chỗ trong thời đại của bút máy, mực in, hình ảnh ông đồ hiện lên thật đáng thương, tội nghiệp:

Những mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài đường mưa bụi bay

Trong hai khổ thơ ba và bốn, chân dung ông đồ khi thất thế hiện lên chân thực và rõ nét nhất. Phố vẫn đông người qua, nhưng người thuê viết thì đã vắng. Trước đây họ tấm tắc ngợi khen bao nhiêu, thì nay họ hờ hững đi ngang qua bấy nhiêu. Hoàn cảnh trái ngược hoàn toàn, khiến ta không khỏi xót thương. Ông đồ từ chỗ trung tâm bị đẩy ra ngoại vi, bị dồn đến sự cô đơn, lạc lõng đến tận cùng. Ông đồ sinh bất phùng thời, cuộc sống hiện đại nghiệt ngã khiến cho những nét đẹp truyền thống không còn giá trị, bị rẻ rúng. Ông đồ văn ngồi đấy, vẫn kiên gan bám trụ, nhưng càng cố gắng càng chỉ thêm đau lòng, bẽ bàng, tủi hổ.

Hình ảnh nhân hóa, “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” đã minh chứng cho chân lí “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” . Khung cảnh cũng nhuốm một màu bi thương, ảm đạm, những chiếc lá vàng rơi rụng, cùng với làn mưa phùn. Vẫn làn mùa xuân ấy, nhưng đâu còn cái náo nức, vui tươi, cả tâm cả cảnh đều nhuốm một màu xám lạnh, u buồn.

Ở khổ thơ cuối cùng, hình ảnh ông đồ không còn nữa, nhưng vạn vật vẫn tuần hoàn theo lịch chuyển của vũ trụ: “Năm nay hoa đào nở/ Không thấy ông đồ xưa/ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ già đã trở thành lớp người thiên cổ, lớp người để người ta hoài niệm, nhớ đến. Câu hỏi cuối bài thật da diết, khắc khoải, hỏi đấy mà thực chẳng thể tìm nổi lời giải đáp…. Nỗi buồn mênh mang vì vậy mà cứ thế dàn trải ra mãi.

Bài thơ ngũ ngôn bình dị, ngôn từ giản dị, hình ảnh giàu ý nghĩa đã đem đến cho người đọc những xúc cảm chân thành về hình ảnh ông đồ. Ta thương cho số phận của những người sinh bất phùng thời, thương cho những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày một phai nhạt. Từ đó cũng đánh động đến con người hiện đại phải biết giữ gìn, phát huy những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bài tham khảo 2:

Bắt đầu từ đầu thế kỉ XX, khi văn hóa tư tưởng phương Tây có dịp du nhập vào Việt Nam thì nền Hán học và chữ Nho đã dần dần mất đi vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc. Các nhà nho, từ chỗ là trung tâm của đời sống văn hóa, được cả xã hội tôn vinh, ngợi ca thì nay đã dần trở nên lạc lõng, bơ vơ trong thời hiện đại, dần chìm vào quên lãng. Nhận thức được điều đó, Vũ Đình Liên đã viết lên bài thơ “Ông đồ”, kí thác tâm tư, chia sẻ nỗi buồn, bộc lộ sự thương cảm chân thành với một lớp người nhà nho khi đó và thể hiện sự tiếc nuối trong cảnh cũ người xưa về giá trị văn hóa đẹp đẽ của một thời vang bóng.

Có thể nói, bài thơ giống như một câu chuyện về một cuộc đời, một số phận hẩm hiu bị đầy vào nghịch cảnh. Đó là cuộc đời của một ông đồ làm nghề viết câu đối trong mỗi độ tết đến, xuân về. Cuộc đời ấy chia làm hai giai đoạn gắn liền với hai thời kì thịnh – suy của nền văn hóa Hán học.

Trước hết, đó là thời đắc ý, vàng son lên ngôi của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

“Mỗi năm … lại thấy” có nghĩa là năm nào cũng thế, cứ mội độ hoa đào nở rộ – báo hiệu thời khắc của ngày hội xuân đã tới là ông đồ với bút nghiên, giấy đỏ lại xuất hiện. Và vì thế, ông đồ cùng với hoa đào – xứ giả của mùa xuân đã trở thành một trong các tín hiệu không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến. Khi đó, mọi người dân đều náo nức, tươi vui xuống phố xếp hàng, người qua kẻ lại tấp nập đợi xem ông đồ viết chữ:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Và ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ vuông tươi tắn lần lượt được in trên tờ giấy đỏ như một tuyệt tác “phượng múa rồng bay”. Dẫu không còn chỗ đứng trang trọng như các bậc tiền bối ngày xưa, vì phải làm nghề “bán chữ” nhưng ông đồ vẫn được an ủi phần nào vì ít nhiều ông đã và đang làm đẹp cho đời, đem lại không khí tết, niềm vui hân hoan cho mọi người xung quanh.

Thế nhưng, thời hoàng kim ấy của ông đồ đã dần dần khép lại, ông đồ rời vào tình cảnh ế khách rồi thất thế:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nơi đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Từ “nhưng” được đặt ngay đầu khổ thơ, giống như một cánh cửa của hai thời kì trước và sau, thinh và suy, hoàng kim – thất thế. Hoa đào thì vẫn nở, đường phố vẫn nhộn nhịp người qua và ông đồ thì vẫn ngồi đó nhưng “người thuê viết nơi đâu?”. Mọi người đã thờ ơ, lạnh nhạt và không còn quan tâm tới ông đồ. Câu hỏi tu từ được gieo giữa khổ thơ, thể hiện niềm tiếc nuối ngậm ngùi đến xót xa. Vì thế, ông đồ hiện lên thật tiều tụy, đáng thương: “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” ngồi nhìn “lá vàng rơi” và “mưa bụi bay” giăng đầy kín lối, chán chường, vô vọng.

Nghệ thuật nhân hóa khiến cho giấy mực vốn vô tri nay cũng thấm thía tâm trạng giống như con người: giấy chẳng còn thắm đỏ, mực thì khô đọng lại thành cục sầu. Câu thơ vang lên rồi reo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng điêu luyện, thể hiện nỗi đau buồn xót xa trong tâm hồn ông đồ thất thế.

Khép lại bài thơ là một lời tâm tư, chứa đầy sự suy ngẫm, day dứt của nhà thơ:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Kết cấu đầu cuối tương ứng, với sự đối sánh giữa hai hình ảnh: hoa đào nở và sự hiện diện – vắng bóng của ông đồ ở khổ một và hai, tác giả đã làm nổi bật lên cấu tứ của toàn bài “cảnh cũ người đâu”. Hoa đào thì vẫn nở nhưng ông đồ và các khách hàng giờ đã trôi dạt về phương nào?. Câu hỏi tu từ cuối bài dâng lên một niềm hụt hẫng, trống trải đến ngơ ngẩn, tiếc nuối, khắc khoải trong lòng nhà thơ về ông đồ hay chính là sự phai tàn mai một của nét đẹp văn hóa dân tộc đã đi vào dĩ vãng. Cho nên giá trị bài thơ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa nhân đạo mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn và một tinh thần dân tộc rất đáng trân trọng.

Xét về nghệ thuật bài thơ, tác phẩm được viết theo thể năm chữ có sự đan xen bằng trắc tuần tự, đều đặn tạo nên âm hưởng trầm lắng, u buồn, phù hợp với nội dung mà tác giả muốn nói tới. Trong bài, chúng ta thấy tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất độc đáo, diễn tả những thời điểm khác nhau lên xuống của thời thế ông đồ. Khi ông đồ đang được trọng dụng lên ngôi thì khung cảnh rộn rã, màu sắc tươi vui, không khí náo nhiệt (khổ 1, 2); nhưng khi ông đồ thất thế thì tâm trạng ông đồ buồn tủi xót xa đã thấm sang cảnh vật, khiến cảnh vật như mang nặng tâm hồn con người (khổ 3, 4).

Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ nghệ thuật như: nhân hóa, câu hỏi tu từ, so sánh tương phản kết hợp với ngôn ngữ giàu hình ảnh đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho bài thơ. Và nhịp điệu trong bài cũng có sự biến đổi rất linh hoạt theo từng hoàn cảnh thời thế, tâm trạng ông đồ: khi thì nhanh, dồn dập, náo nức (khổ 1, 2); khi thì chậm rãi, nặng nề (khổ 3); khi lại trầm tư, suy ngẫm (khổ cuối)… Tất cả đã làm nên thành công tuyệt bút của tác phẩm.

Tóm lại, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một tác phẩm hay, độc đáo có sức ám ảnh thật lớn đối với người đọc về giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam qua bao đời nay. Vượt qua khuôn khổ nội dung câu chữ trong tác phẩm, câu hỏi tu từ cuối bài thơ như một lời nhắc nhở khéo léo của thi nhân về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong hôm nay và mãi mãi mai sau!.

Bài tham khảo 3:

Sự thất thế của Nho học và giới trí thức cũ đã được Trần Tế Xương phản ánh ngắn gọn và chua xót:

Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông nghề, ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm thồng phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.

Riêng Vũ Đình Liên với bài Ông đồ đã in bóng dáng của một thời tàn và nỗi lòng ân hận của lớp người đương thời.

Thực vậy, Ông đồ chính là “các di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên) đã bị rơi vào quên lãng. Qua hình ảnh này, nhà thơ thể hiện niềm thương cảm chân thành với ông đồ, nỗi hoài niệm đối với một thời đại đã qua.

Trước hết là hình ảnh ông đồ trong thời đắc ý. Tầng lớp nho sĩ xưa, nếu đỗ đạt cao, làm quan to là vinh hiển nhất, nêu không thì thường dạy học, gọi là ông đồ. Đầu thế kỉ XX, chế độ thi cử phong kiến dần dần bị bãi bỏ tại Nam Kì, Bắc Kì rồi Trung Kì. Chữ nho được ít người trọng vọng. Trong hai khổ đầu, nhà thơ đã hết lời ca ngợi tài năng ông đồ. Đó là một tài năng được số đông tán thưởng, yêu mến. Ông xuất hiện cùng mục tàu giấy đỏ bên hè phố mỗi khi hoa đào nở như cùng góp thêm vào cái đông vui, cái rực rỡ của phố phường đang tưng bừng đón Tết. Hình ảnh đó đã trở thành quen thân không thể thiếu trong dịp Tết đến, xuân về. Câu đối đỏ của ông đồ là một trong những thư cần thiết để đốn xuân:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Chữ nghĩa thánh hiền và nghề dạy học của ông trong cái xã hội tôn sư trọng đạo ấy khiến ông được mọi người kính nể. Theo phong tục, ngày Tết đến, mọi người cần sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho viết trên giấy điều dán trên vách, trên cột, vừa để trang hoàng nhà cửa, vừa gửi gắm lời cầu chúc tốt lành. Khi đó, ông đồ được thiên hạ tìm đến. Đó là thời đắc ý của ồng đồ. Lúc này, ông đồ là người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người.

Ngày ấy, viết chữ cũng còn là vẽ, là làm tranh, là làm nghệ thuật. Đã từng có ngành “thư pháp” (nghệ thuật viết chữ). Cái tài cái hoa tay của ông đồ đã để lại cho đời những nét chữ phượng múa rồng bay như những tác phẩm nghệ thuật thực sự mà người đời ngưỡng mộ, tấm tắc ngợi khen. Đấy là những dấu hiệu của vẻ đẹp văn hóa một thời, là sự tôn vinh một giá trị văn hóa cổ truyền. Có người nói chữ Nho là chữ thánh hiền vốn chỉ để dùng răn dạy và ngâm vịnh cao sang, giờ mang ra mua bán dù sao cũng là chuyện thất thế, chuyện đáng thương. Nhưng có lẽ, ở đây phải tính đến một nét sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống nói chung.

Nhưng thời gian lặp lại mà sinh hoạt ấy không lặp lại. Hai khổ 3,4 vẫn là hình ảnh ông đồ bày mực tàu giấy đỏ lên hè phố khi Tết đến, nhưng tất cả đã khác xưa. Nếu trước kia là:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài

thì giờ đây, cảnh tượng sao mà vắng vẻ:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

Điệp ngữ mỗi năm mỗi vắng đã diễn tả độ tàn phai nhanh chóng của thị hiếu truyền thống. Từ mỗi lặp lại như không chỉ gỗ nhịp cho bước đi suy tàn của thời gian mà còn gọi được cả không gian ngày càng vắng lặng. Câu hỏi phiếm định: Người thuê viết nay đâu? Được thốt lên như một nỗi cảm thông da diết đến nhức nhối về tình cảnh khôngcó người thích thú thưởng thức văn hay chữ tốt nữa. Đây không đơn giản là chuyện thị hiếu, mà còn là chuyện tri âm, lòng ngưỡng mộ tài hoa. Còn duyên thì giấy thắm mực đượm, hết duyên giấy mực đều tàn phai. Các định ngữ vắng, vắng, buồn, đọng, không thắm, sầu khắc họa ‘Sự buồn bã, lụi tàn của một sự sống, ông đồ bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đã chết, một phong tục bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.

Đoạn thơ giàu chất tạo hình với ngòi bút đặc tả đầy sức gợi trong sự đối lập giữa cái tĩnh và cái động: ông đồ – người qua đường, giấy – lá rơi, mưa bay. Tất cả chỉ làm tăng thêm dáng vẻ bất động của ông đồ. ông đồ ngồi đấy, như một pho tượng bị lãng quên, không còn một chút giao cảm, đồng điệu với cuộc đời, như một di tích dù đẹp nhưng bị từ chối vì không hợp thời, ông đồ sống mà như không tồn tại, cố mà cũng như không, buồn bã, đơn côi, xa vắng giữa dòng đời tấp nập. Hình ảnh ông đồ lạc lõng, cô đơn giữa đám đông mới chua xót làm sao!

Ngoài trời mưa bụi bay… Có lẽ đây là câu hay nhất của bài thơ. Chỉ là câu tả cảnh bình dị, nhưng lại là câu thơ chất chứa tâm trạng, tâm hồn… Không phải là mưa to gió lớn hay mưa rả rích sầu não ghê gớm gì, chỉ là mưa bụi bay. Nhưng cảnh mưa bụi đầy trời ấy sao mà ảm đạm, mà lạnh lẽo… Mười hai thế kỉ trước, một nhà thơ đời Đường đã viết bài Thanh minh, trong đó có hai câu:

Thanh minh thời vũ tiết phân phân
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn

Có người dịch:

Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thắm nỗi buồn xót xa.

Thì ra cái mưa phùn lất phất, cái mưa bụi bay chỉ nhè nhẹ man mác thế thôi mà cũng làm nát hồn người (dục đoạn hồn).

Bài thơ mở đầu là Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông thấy ông đồ già và kết thúc là Năm nay đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa có tác dụng làm nỗi bật chủ đề. Đó là cái tứ “cảnh cũ người đâu”, thường gặp trong thơ cổ. Năm nay đào lại nở, Tết lại đến, mùa xuân lại về, nhưng ông đồ xưa thì không thấy nữa. Từ nay hình ảnh ông đồ vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc sống sôi động.

Hai câu cuối cùng là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi… Hai câu trực tiếp phát biểu cảm xúc dâng trào kết đọng suốt cả bài thơ và mang ý nghĩa khái quát sâu xa. Từ một ông đồ ngồi viết câu đối bán Tết, nhà thơ nghĩ đên những người muốn năm cũ không còn nữa… Họ không còn nữa nhưng anh hồn của họ, những giá trị mà họ đã góp vào cuộc sống tinh thần của quê huơng đất nước này, giờ ở đâu?

Câu hỏi ấy cứ vương vấn không dứt trong lòng người đọc sau khi đọc xong bài thơ bình dị mà hàm súc. Dư ba đó là một chút bâng khuâng đến ngỡ ngàng, như một niềm ân hận. Đoạn thơ như những nén hương tưởng nhớ của hậu sinh trót lỗi vô tình.

Hình ảnh ông đồ với hai cảnh đối lập xưa, nay đã thể hiện sâu sắc niềm cảm thương chân thành trước cảnh đời thất thế của một lớp nhà nho cuối mùa, thể hiện lòng hoài niệm về một thời đã qua.

Bài tham khảo 4:

Nếu sức mạnh của thơ nằm ở khá năng gợi cảm và truyền cảm của nó thì có thể coi “ông đồ” của Vũ Đình Liên là một bài đầy chất thơ. Ít có bài thơ nào ngắn ngủi chỉ có năm khổ ngũ ngôn như thế mà để đọng lại một ấn tượng thấm thía, gợi lên cả một hoài niệm ngậm ngùi đến như vậy. Nỗi ngậm ngùi về một nét đẹp truyền thống đã mất đi. Nỗi cảm thương cho một lớp người lỗi thời dù đã chìm lịm đần vào dĩ vãng. Đó là nội dung chính của tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ. Đó cũng là đặc điểm khiến cảm hứng nhân văn này đọng bền, in sâu vào tâm trí bạn đọc, càng về sau này hình như càng giàu sức ngân vang hơn. Có phải nhân vật ông đồ ở đây cũng tương tự một cổ vật, mà thời gian càng trôi, giá trị càng lớn?

Ta thấy trong cảm hứng của Vũ Đình Liên có hai nốt lớn: sự cảm phục thích thú trước vẻ đẹp chữ nghĩa ông đồ, và nỗi cảm thương man mác trước “cái di tích liều tuỵ đáng thương của một thời tàn” – như chính lời tác giả tự bộc lộ.

Lòng cảm phục của nhà thơ hướng về những nét chữ “Như phượng múa rồng bay” của một bút pháp có “hoa lay”. Những nét “phượng múa rồng bay” ấy đủ khiến mọi người “tấm tắc ngợi khen tài”, và chinh phục luôn cả nhà thơ. vẻ đẹp ấy trên nền cảnh “hoa đào nở” ứng với thời tiết gợi cảm đầu năm và trong không khí xuân về Tết đến, càng như được hoà quyện thêm một hơi men cuốn hút.

Nhưng sự cảm phục ấy ở đây chỉ như một tiền đề, một nguyên nhân phát sinh nỗi buồn liếc hoài cổ, rất thấm đậm trong bài. Càng ngợi khen, cảm phục bao nhiêu vẻ đẹp “phượng múa rồng hay” kia, nhà thơ càng buồn nhớ bâng khuâng bấy nhiêu trước cảnh hiu quạnh chợ chiều mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu? Đặc biệt hai dòng thơ sau mang một sức mạnh tâm tình, mộl sắc thái “thi lại ngôn ngoại” đầy dư vị, ôm ba:

Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu…

Thật là những hình ảnh có hồn, những dòng thơ chứa chất tâm sự. Nói là cái buồn của giấy, kì thật là nỗi xót xa cùa người trước cảnh phai làn của cái đẹp. Nói là mực đọng trong nghiên, chỉ là nội cách thể hiện nỗi sầu thương trước một hiện tượng đáng trân trọng đang sắp tiêu vong.

Đến hai khổ thơ cuối bài thơ, tình cảm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả hướng hẳn về con người đã tạo ra vẻ đẹp trên kia. Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đó, nhưng hầu như hị quên lãng hẳn, đến nỗi “qua đường” không ai hay” mới đáng buồn, tội nghiệp làm sao! Chỉ còn “lá vàng rơi trên giấy” trong khi “ngoài kia mưa bụi bay” như muốn vùi kín, xoá nhoà đi tất cả vẻ đẹp đáng trân trọng của một thời. Cả một lớp người quá “đát”! Cả mội nếp sinh hoạt văn hoá đặc sắc không còn.

Cuối cùng, bóng dáng những ông đồ đã mất hẳn. Họ đã mất một mẫu người “xưa”. Tiếng gọi hồn “những người muôn năm cũ” ấy, có thể tác giả chỉ nhằm vào mội thế hệ đã hết thời. Nhưng ta vẫn nghĩ nỗi cảm thương, lòng tiếc nuối mong mỏi đó không chỉ dành cho những ông đồ, dành cho cả những nét đẹp văn hoá cổ truyền đang bị mất dần. Nỗi tiếc nhớ mong mỏi đó trong nliững nãm gần đây ngày càng gặp được nhiều hơn những nỗi niềm đồng vọng của thế hệ hôm nay ý thức hướng về nguồn. Những dịp Tết mới rồi, cùng với việc phục hồi các lễ hội dân gian; một số nơi như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức triển lãm thư pháp, “cho chữ” ở Văn Miếu… Hỡi tác giả hài thơ bất hủ Ông đồ, bây giờ cũng đã thành “người muôn năm cũ” ở thế giới bên kia! Giấy đỏ mấy năm nay đã thắm lại rồi; mực lại lóng lánh trong nghiên cho khóa tay phóng bút những vế đôi mừng xuân khi hoa đào nở đấy, Người có vui chăng?


4. Phân tích, bình giảng: Ông đồ của Vũ Đình Liên

Sáng tác của Vũ Đình Liên là sự hoà quyện của hai nguồn cảm hứng: “Lòng thương người và tình hoài cổ” (Hoài Thanh).Tình hoài cổ khiến thơ ông có cái bâng khuâng tiếc nuối những truyền thống văn hoa mờ nhạt dần, những bi kịch “biết tìm đâu” “cảnh xưa rực rỡ trăm màu” (Hồn xưa). Còn lòng thương người khiến câu chữ như động cựa bởi nỗi xót xa trước những cảnh “thân tàn ma dại”. “Ông đồ”- một trong những bài thơ nổi tiếng của Vũ Đình Liên chính là sự thăng hoa của hai nguồn cảm hứng này.

Mỗi dịp tết đến xuân về, người Việt xưa thường có thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng cho năm mới. Đó là chữ nho, thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu được chữ nho đã khó, viết được cho thật đẹp lại càng khó hơn. Người có hoa tay, viết chữ mà tưởng như vẽ bức tranh. Đầu thế kỉ XX, trên các phố phường Hà Nội còn lưu giữa lại hình ảnh những cụ đồ nho cặm cụi đậm tô từng nét chữ “tròn, vuông tươi tắn” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) trên giấy điều để bán cho dân Hà Thành đón Tết. Hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm trí Vũ Đình Liên và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua

Cấu trúc “mỗi…lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đã trở thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết. Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đồ lại trở thành tâm điểm điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. Đoạn thơ hai mươi chữ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đồ ngồi viết chữ. Câu thơ ấm ran sự sống bởi từ chỉ số lượng có tính chât phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc”biểu đạt sự thán phục, ngợi ca, trân trọng. Ngươì xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không phải đê kiếm sống mà mục đích cao nhất là để làm người, để có thể phò vua, trợ nước, giúp đời. Đầu thế kỉ XX, tình hình đất nước Việt Nam có sự biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực.

Tình trạng “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ” rồi khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến đã làm tiêu tan bao giấc mộng vinh quy bái tổ của các đệ tử của Khổng sân Trình. Để tìm kế sinh nhai, họ chỉ còn một cách duy nhất là đi bán chữ như hoàn cảnh của ông đồ trong bài thơ. Dẫu việc đánh đổi chữ thánh hiền để lấy miếng cơm manh áo chỉ là việc cùng bất đắc dĩ, chẳng phải vui sướng, danh giá gì nhưng cái tấm tắc ngợi khen của người đời cũng an ủi được phần nào nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời. Họ súm sít thuê ông viết chữ, trầm trồ trước cái tài hoa của ông cũng có nghĩa là còn biết trân trọng tài năng và cái đẹp. Hai câu tiếp theo, nhà thơ miêu tả cận cảnh, đặc tả nét bút tài hoa của ông đồ:

Hoa tay thảo những nét
Như phượng mua rống bay

Câu thơ gợi ta nhớ đến một hình ảnh tương tự mà Đoàn Văn Cừ ghi lại được trong phiên chợ tết:

Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân

Người đọc tưởng như nhìn thấy trước mắt bàn tay có những ngón thon dài nhỏ nhắn của ông đồ uốn lượn cây bút. Theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn tươi màu mực dần dàn hiện ra mềm mại như “phượng múa rồng bay”. Dường như trongnét chữ ấy ông đồ gửi gắm tất cả cái anh hoa, khát vọng và lí tưởng của mình. Chính linh hồn và tâm huyết của người đã làm con chữ sống dậy. Câu thơ của vũ Đình Liên như cũng muốn bay lên với niềm hân hoan trong thời kì hoàng kim của ông đồ.

Nếu cứ tiếp tục như thế thì nhà thơ cũng chẳng có gì để nói. Bất ngờ là đặc trưng cảu cuộc đời. Khổ thơ thứ ba bắt đầu bằng một từ “nhưng” dự báo biết bao thay đổi:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi của thời gian. Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái. Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực sầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm. Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao? Quả là:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đau bao giờ

(Nguyễn Du-Truyện Kiều)

Nếu như trước kia, sự xuất hiện của ông đồ làm không gian và lòng người thêm náo nức. Người ta đón nhận ông bằng tất cả sự trân trọng, kính yêu. Thì giờ đây:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay

“Vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn “bày mực tàu giấy đỏ” trên con phố đông người lại qua sắm tết. Ông chờ đợi cái súm sít, tấm tắc của người đời nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ. Nghệ thuật đảo ngũ cùng kết hợp phủ định “không ai” thể hiện rõ nét cái lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ của người đời. Họ cứ đi lại, vui vẻ nói cười mà không có chút ý thức nào về sự tồn tại của ông đồ, ông đã bị họ lẵng quên, bị đẩy ra bên lề cuộc sống. Tình cảnh của ông đồ có khác gì những ông cống, ông nghề trong thơ Tú Xương:

Nào có ra gì cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co

Đã đau đớn chôn vùi giấc mộng vinh quy, bán dần chữ thánh hiền để kéo dài thêm kiếp sống vậy mà lại bị lãng quên ngay trong lúc đang còn tồn tại. Câu thơ có cái già đắng đót cho bi kịch được nhân tới hai lần của ông đồ. Người đọc bỗng nhói lòng bởi dáng ngồi như hoá đá của ông giữa một trời mưa bụi bay bay và những chiếc lá vàng đậu trên trang giấy:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Ai đó đã nói: Khi con người lui bước thì thiên nhiên chế ngự. Bởi không còn được dùng đến, bởi sự chờ đợi trong yên lặng quá lâu nên lá vàng tha hồ thả mình trên giấy. Ở đây cũng là mưa xuân nhưng nó không “phơi phới bay” như trong thơ thi sĩ lãng mạn Nguyễn Bính sau này. Ông đồ hình như cứ bị chìm lấp, mờ nhạt dần trong màn mưa. Để rồi đến khổ cuối thì bóng hình ông hoàn toàn không còn nữa:

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đò xưa

Khổ thơ chơi vơi trong cảm giác thiếu vắng, mất mát. Hoa đào vẫn nở, một năm mới lại đến nhưng không còn đương vẹn nguyên như xưa nữa. Ngôn ngữ thơ có sự chuyển đổi tinh tế từ “ông đồ già” đơn thuần chỉ tuổi tác thành “ông đồ xưa”, biến nhân vật vĩnh viễn thành “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên). Văn minh, Âu hoá không chấp nhận ông, không cho ông một con đường sống nên ông phải lỗi hẹn với hoa đào.

Bài thơ khép lại bằng tiếng “gọi hồn” thao thiết ebook epub prc của tác giả:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

“Những người muôn năm cũ” ấy là ai? Là ông đồ, là những người thuê ông đồ viết chữ hay là một thời đã đi qua nay chỉ còn “vang bóng” (chữ dùng của Nguyễn Tuân)? Dẫu là gọi ai thì câu thơ cũng kết đọng bao tiếc nuối, xót xa cho sự phôi pha, tàn tạ của những nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc. Nhà thơ gọi để tiêc nuối và gọi để thức tỉnh hãy giữ lấy những giá trị truyền thống ngàn đời mà cha ông đã bao công bồi đắp. Tiếng gọi hồn ấy có giống với tiếng gọi đò u hoài của ông Tú Thành Nam vang trên sông Lấp khi xưa không?
Sử dụng thể thơ ngũ ngôn và ngôn ngữ gợi cảm, giàu sức tạo hình, Vũ Đình Liên đã khiến cho tác phẩm của mình có dáng dấp một câu chuyện, kể về cuộc đời một ông đồ từ lúc còn được người đời trân trọng, cảm phục tới khi bị lãng quên. Qua hình tượng ông đồ, tác giả đã bày tỏ thật xuất sắc “lòng thương người” và “tình hoài cổ” của mình.


5. Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi

Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.

Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

“Một thời vang bóng” của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!

Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.

Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”

Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay” của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.

Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.”

Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.

Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng “mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.”

Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.

“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.”

Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng, ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của “một thời tàn’”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Đây âu cũng là sự dĩ nhiên, phũ phàng. Một Tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người đời đã thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ trước cảnh nhộn nhịp của chốn phố phường. Một tiếng gọi tha thiết vang lên:

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Ở hai khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì ba khổ thơ sau là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả Vũ Đình Liên.

Đọc bài thơ “Ông đồ” xong, ta thấy Vũ Đình Liên đã diễn tả được tình yêu thương con người sâu sắc trước số phận hẩm hiu của ông đồ, nhưng nó đẹp biết bao. Bài thơ còn thể hiện một tâm Hồn cao cả và nhân hậu, một con người rất giàu tình yêu thương sâu đậm, ngợi ca những tài năng của người xưa và khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Ông Đồ sgk Ngữ văn 8 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com