Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sgk Ngữ văn 11 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sgk Ngữ văn 11 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


I – MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1. Câu 1 trang 180 Ngữ văn 11 tập 1

Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống (khi xem truyền hình, nghe đài phát thanh, khi đọc sách báo, khi xin việc làm, đăng kí du học,…).

Trên cơ sở đó, cho biết: Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để làm gì? (Để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng, để biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được dư luận quan tâm; hay còn nhằm mục đích nào nữa?)

Trả lời:

– Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: trong chương trình thời sự quốc gia – phỏng vấn người dân về hiện tượng xã hội, phỏng vấn người có thẩm quyền về một vấn đề có tầm quan trọng, phỏng vấn tuyển nhân sự,…

– Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm thu thập, cung cấp thông tin về chủ đề được nói đến.


2. Câu 2 trang 180 Ngữ văn 11 tập 1

Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói như thế đúng hay không đúng? Vì sao?

Trả lời:

– Nói như thế không đúng.

– Chỉ khi phỏng vấn, con người cá nhân mới nói lên được tiếng nói, quan điểm của mình, các vấn đề xã hội mới được làm sáng tỏ.


II – NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN

1. Câu 1 trang 180 Ngữ văn 11 tập 1

Chuẩn bị phỏng vấn

a) Nhiều người vẫn nghĩ rằng, có thể tiến hành ngay một cuộc phỏng vấn khi đã xác định rõ chủ đề phỏng vấn (phỏng vấn về điều gì), mục đích phỏng vấn (phỏng vấn để làm gì) và đối tượng phỏng vấn (phỏng vấn ai, một hay nhiều người).

Nhưng trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hói ai thì đã đủ chưa? Vì sao có thể coi là đã (hoặc chưa) đủ?

b) Ai cũng biết, đã phỏng vấn thì phải nêu câu hỏi. Song phải hỏi thế nào để đạt được mục đích phỏng vấn? Để hiểu rõ điều này, anh (chị) hãy:

– Xác định mục đích của những câu phỏng vấn mà những người tuyển dụng thường nêu ra cho các ứng viên như:

+ Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?

+ Vì sao bạn muốn nhận công diệc này? (hoặc: Vì sao bạn muốn làm diệc ở công ti chúng tôi?)

+ Bạn biết gì về công ti chúng tôi?

+ Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ti?

+ Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận?

+ Bạn có tin vào sở trường của mình không?

(Theo Tuổi trẻ Online, ngày 30 – 11 – 2006)

– Cho biết, để thu thập được nhiều thông tin cần thiết, người phỏng vấn nên chọn câu nào trong hai câu hỏi sau:

A – Trong tình hình giao thông như hiện nay, chị thấy đi lại ngoài đường có an toàn không?

B – Đi lại ngoài đường trong tình hình giao thông như hiện nay, chị có cảm giác thế nào?

Trả lời:

a) – Chỉ xác định được hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ.

– Phải chuẩn bị cả việc hỏi như thế nào.

b) – Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không: biết được thông tin cần thiết về ứng viên, khả năng giao tiếp của ứng viên.

– Vì sao bạn muốn nhận công việc này: thái độ, suy nghĩ, mong muốn của ứng viên với công việc.

– Bạn biết gì về công ti chúng tôi: sự tìm hiểu, am hiểu của ứng viên về môi trường làm việc.

– Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ti: thái độ, triển vọng của ứng viên.

– Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận: sự am hiểu của ứng viên về công việc, thái độ của họ với công việc.

– Bạn có tin vào sở trưởng của mình không: sự tự tin của ứng viên.

– Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn cách hỏi B.


2. Câu 2 trang 181 Ngữ văn 11 tập 1

Tiến hành phỏng vấn

a) Khi phỏng vấn, có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn không? Tại sao?

b) Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần có thái độ thế nào?

c) Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ làm việc gì để bày tỏ sự trân trọng đối với người trả lời phỏng vấn?

Trả lời:

a) Không. Vì sẽ có những thông tin phát sinh từ câu trả lời của người trả lời phỏng vấn.

b) Người phỏng vấn cần có thái độ nghiêm túc, kiên nhẫn, có lúc phải cứng rắn, quyết liệt.

c) Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn phải cảm ơn.


3. Câu 3 trang 181 Ngữ văn 11 tập 1

Biên tập sau khi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn có thể được phát trực tiếp trên truyền hình hay trên sóng phát thanh, nhưng cũng có thể chỉ được công bố sau khi đã biên tập. Theo anh (chị) khi biên tập, người phỏng vấn có được phép:

a) Sửa lại lời nói của người trả lời phỏng vấn cho hay hơn và đúng ý của mình hơn không? Vì sao?

b) Ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn không hay chỉ được ghi lời nói của họ? Vì sao?

Trả lời:

a) Không được phép, vì phỏng vấn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực.

b) Không, vì nó khiến cho bài phỏng vấn trở nên rườm rà.


III – NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Người trả lời phỏng vấn phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành.

Nhưng còn yêu cầu nào mà người trả lời phỏng vấn cần cố gắng để đạt tới nữa không? Hãy trả lời câu hỏi đó sau khi xét ví dụ dưới đây:

Khi được các nhà báo nước ngoài đề nghị cho biết về tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ Tịch Hồ Ghì Minh đáp:

“Đây là Điện Biên Phủ, – Người nói và lật ngược chiếc mũ cát trên bàn, – đây là núi, – Người dùng những ngón tay mảnh dẻ, rắn rỏi đưa theo vành mũ. – Chúng tôi đang ở đây. Còn phía dưới, – tay Người đặt xuống đáy mũ, – là thung lũng Điện Biên Phủ. Quân Pháp ở đây. Chúng không thể thoát ra khỏi đây được. Có thể chúng sẽ còn ở đấy lâu, nhưng dứt khoát không thế thoát ra được.”

(E. Cô–bê–lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, bản dịch tiếng Việt của NXB Tiến bộ và NXB Thanh niên, 1985)


LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 182 Ngữ văn 11 tập 1

Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:

a) Về phía người phỏng vấn:

– Phóng viên (hay người dẫn chương trình) có chuẩn bị kĩ không?

– Câu hỏi có hợp lí, có nhiều khả năng khai thác thông tin không?

– Cách dẫn dắt có tự nhiên, khéo léo không; cách giao tiếp có thân tình, nhã nhặn không?

b) Về phía người trả lời phỏng vấn:

– Người trả lời phỏng vấn có thẳng thắn, trung thực không?

– Câu trả lời có phù hợp với câu hỏi và có rõ ràng, thú vị không?

– Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân thành và lịch thiệp không?

Trả lời:

– Phóng viên chuẩn bị kĩ lưỡng.

– Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được thông tin.

– Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn.


2. Câu 2 trang 182 Ngữ văn 11 tập 1

Giả sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:

Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?

Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm?

Trả lời:

– Nêu nhược điểm nhưng không nêu những nhược điểm gây khó khăn, trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm của bản thân

– Muốn như thế cần tìm được những nhược điểm dễ được thông cảm: thỉnh thoảng nóng tính…


3. Câu 3 trang 183 Ngữ văn 11 tập 1

Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc (hoặc xem phim, chụp ảnh, đọc thơ, truyện,…), anh (chị) hãy:

– Trong vai người phỏng vấn, dự kiến những câu hỏi đúng mục đích, có thể lấy được nhiều ý kiến thú vị của các bạn.

– Sau đó, trong vai người trả lời phỏng vấn, tìm cách trả lời các câu hỏi trên sao cho vừa chân thực vừa dí dỏm, thông minh.

Trả lời:

Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề xem phim:

– Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?

– Nội dung phim nói về điều gì?

– Thông điệp phim gửi gắm tới người xem là gì?

– Bạn ấn tượng với nhân vật nào trong phim, tại sao?

– Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?

– Nếu được thay đổi cái kết, bạn muốn thay đổi như thế nào? Tại sao bạn lại muốn cái kết diễn ra như vậy?

– Các bộ phim cùng loại bạn biết?


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sgk Ngữ văn 11 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com