Hướng dẫn Soạn bài Phương pháp tả người sgk Ngữ văn 6 tập 2

Bài 22 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Phương pháp tả người sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Phương pháp tả người sgk Ngữ văn 6 tập 2
Soạn bài Phương pháp tả người sgk Ngữ văn 6 tập 2

I – Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

♦ Muốn tả người cần:

– Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)

– Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;

– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

♦ Có hai cách tả người:

– Tả chân dung người.

– Tả người trong hoạt động.

♦ Những bước cơ bản để viết đoạn văn, bài văn tả người:

– Xác định đối tượng cần tả.

– Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu.

– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự hợp lí.

♦ Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:

Mở bài: Giới thiệu người được tả.

Thân bài: Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,…

Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.


1. Câu 1 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Đọc các đoạn văn sau:


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời các câu hỏi

a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?

c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?

Trả lời:

a) Đoạn 1:

– Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư đang đưa thuyền vượt thác.

+ Như pho tượng đồng đúc.

+ Các bắp thịt cuồn cuộn.

+ Hai hàm răng cắn chặt.

+ Quai hàm bạnh ra.

+ Mắt nảy lửa.

+ Ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.

→ Dượng Hương Thư hiện lên mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. Khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động.

– Đặc điểm nổi bật:

+ Khoẻ mạnh, rắn chắc.

+ Tập trung cao độ vào công việc.

– Các chi tiết, các hình ảnh, từ ngữ thể hiện:

+ Thiên về trạng thái động.

+ Chủ yếu là các động từ: “cuồn cuộn”, “cắn chặt”, “bạnh ra”, “nảy lửa”.

Đoạn 2:

– Đoạn văn miêu tả khuôn mặt của Cai Tứ (tả chân dung nhân vật).

+ Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50.

+ Mặt vuông nhưng hai má hóp lại.

+ Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng.

+ Mũi gồ sống mương.

+ Bộ ria mép … cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om.

+ Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.

→ Qua đoạn văn ta thấy Cai Tứ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam.

⇒ Khắc hoạ đậm nét, sinh động hình ảnh một con người gian xảo.

– Đặc điểm nổi bật của khuôn mặt: Sự gian xảo, với những đường nét vừa dữ tợn và gớm ghiếc, bẩn thỉu.

– Chi tiết hình ảnh tiêu biểu: “hai má hóp”, “đôi mắt gian hùng”, “mũi gồ sống”, “mồm toe toét tối om”, “mấy chiếc răng vàng hợm”.

Đoạn 3:

– Đoạn văn miêu tả hình ảnh ông Cản Ngũ và Quắm Đen trong keo vật (tả người với công việc).

– Đặc điểm:

+ Ông Cản Ngũ đô vật già: Điềm tĩnh khôn khéo

+ Quắm Đen đô vật trẻ: Nhanh nhẹn, cậy sức trẻ muốn vật ngã nhanh đối thủ.

b) Đoạn 1 và 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Gắn với hình ảnh tĩnh, có thể sử dụng danh từ, tính từ.

Đoạn 3 tả người gắn với công việc. Thường sử dụng các động từ.

Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau: Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c) Đoạn 3: Bố cục ba phần:

– Phần mở bài: Từ đầu đến “ nổi lên ầm ầm ” ⟶ Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.

– Phần thân bài: Tiếp đến “ sợi dây ngang bụng ” ⟶ Miêu tả chi tiết keo vật.

– Phần Kết bài: Phần còn lại ⟶ Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.

Có thể đặt tên cho bài văn là: “Ông Cản Ngũ”, “Keo vật thách đố”, “Quắm – Cản so tài”, “Keo vật”, “Chiến thắng trên sàn vật” …


II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:

– Một em bé chừng 4 – 5 tuổi;

– Một cụ già cao tuổi;

– Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Trả lời:

Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

– Hình dáng, khuôn mặt

– Đôi mắt, nụ cười, giọng nói

– Trang phục (áo quần, giày dép, đầu tóc)

– Sở thích đặc biệt (hát, kể chuyện, xem phim hoạt hình)

Ví dụ:

+ Mắt đen lóng lánh, tròn xoe như hai hạt nhãn.

+ Môi đỏ chót, miệng hay cười toe toét.

+ Nước da trắng hồng mịn màng …

+ Bàn chân bàn tay mũm mĩm, bước đi lũn chũn rất đáng yêu.

Một cụ già cao tuổi:

– Khuôn mặt, ánh mắt, dáng đi, mái tóc, chòm râu.

– Sở thích (chơi cờ, đọc sách, trồng cây).

Ví dụ:

+ Da nhăn nheo, có những đốm đồi mồi.

+ Tóc bạc như mây trắng.

+ Mắt lờ đờ, đeo kính khi đọc sách.

+ Miệng móm mém.

Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp:

– Cô giáo dạy môn gì?

– Giờ học về nội dung gì?

– Giọng cô giảng bài ra sao? (truyền cảm, nhẹ nhàng)

– Khi giảng, cô biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,…)

– Giọng nói; Đôi mắt (hiền từ, âu yếm)

– Hành động: Vừa nói vừa viết; Sự tập trung vào bài giảng; Đi tới từng bàn để kiểm tra việc học tập của học sinh.

– Cô viết bảng, nét chữ, …


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.

Trả lời:

Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả: chân dung hay hoạt động.

Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự – có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.

Kết bài: Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé (em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…). Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

– Miêu tả khái quát: Chiều cao, thân hình.

– Tả chi tiết:

+ Miêu tả gương mặt.

+ Đầu tròn, mái tóc thưa.

+ Đôi mắt tròn, sáng.

+ Miệng hay cười.

– Tả hoạt động của em bé:

+ Em bé thường hay hát, múa.

+ Em bé thích được khen.

+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà.

+ Hay nhõng nhẹo.

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

Dàn ý cho bài văn miêu tả một cụ già cao tuổi:

Mở bài: Giới thiệu về cụ già:

– Là người thân của em, hay tình cờ gặp gỡ.

– Ở đâu? Độ bao nhiêu tuổi.

– Ấn tượng ban đầu của em.

Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ già:

– Tả ngoại hình: Gầy (mập) cao (thấp), đôi mắt, khuôn mặt, những nếp nhăn, chòm râu, mái tóc, nụ cười.

– Hành động: Hay kể chuyện cho trẻ em, (chơi cờ, trồng hoa, đi bộ, tập thể dục…)

Kết bài: Cảm nghĩ của em về cụ già.

Dàn ý cho bài văn miêu tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp:

Mở bài: Giới thiệu về cô giáo của em:

– Cô giáo dạy môn gì?

– Giờ học về nội dung gì?

Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ già:

Tả ngoại hình cô giáo em (Hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, trang phục….)

– Giọng cô giảng bài ra sao? (truyền cảm, nhẹ nhàng).

– Khi giảng, cô biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,…)

– Hành động: Vừa nói vừa viết; Sự tập trung vào bài giảng; Đi tới từng bàn để kiểm tra việc học tập của học sinh.

– Cô viết bảng, nét chữ, …

Kết bài: Cảm nghĩ của em về cô.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Đọc đoạn văn sau đã bị xoá đi hai chỗ trong ngoặc (…). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như(…), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát.

Trả lời:

Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (…) trong đoạn văn là:

– đỏ như con tôm luộc (như gấc, như mặt trời, như người say rượu…)

– không khác gì thần hộ vệ (thiên tướng, thần sấm, ông tượng…) ở trong đền

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như đỏ như như gấc, to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì thần hộ vệ ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát.


Áp dụng

Hãy viết bài văn miêu tả mẹ của em

Trả lời:

Mở bài:

– Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

Thân bài:

– Tả hình dáng

+ Dáng người tầm thước, thon gọn.

+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc lóc gọn sau gáy.

+ Mẹ ăn mặc rất giản dị: Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi; Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

+ Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

– Tả tính tình, hoạt động:

+ Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.

+ Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

+ Mẹ là người hết lòng với con cái: Ban ngày mẹ làm lụng vất vả; Tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

Kết bài:

– Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người.

– Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Phương pháp tả người sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com