Hướng dẫn Soạn bài So sánh (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 21 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài So sánh (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài So sánh (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 2
Soạn bài So sánh (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 2

I – Các kiểu so sánh

Có hai kiểu so sánh:

– So sánh ngang bằng.

– So sánh không ngang bằng.


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 41 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh)

Trả lời:

Khổ thơ trên sử dụng hai phép so sánh.

– Phép so sánh 1: những ngôi sao được so sánh với mẹ đã thức. “Chẳng bằng” (mẹ thức): So sánh không ngang bằng.

– Phép so sánh 2: mẹ so sánh với ngọn gió. “Mẹ ” (ngọn gió): So sánh ngang bằng.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?

Trả lời:

Từ ngữ chỉ ý so sánh khác nhau là:

chẳng bằng: những ngôi sao thức cũng không thể bằng mẹ thức.

: thể hiện sự ngang bằng.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Tìm thêm các từ ngữ chỉ so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng.

Trả lời:

– Những từ chỉ so sánh ngang bằng: như, tựa như, hệt như, chừng như…

– Những từ ngữ chỉ so sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, còn hơn,…


II – Tác dụng của so sánh

– Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miều tả sự vật được cụ thể sinh động.

– Tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc.


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Tìm phép so sánh trong đoạn văn:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơ, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khải Hưng)

Trả lời:

Phép so sánh có trong đoạn văn:

Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện … vẩn vơ.

Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không…

Có chiếc lá nhẹ nhàng … như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá không bằng một vài giây bay lượn.

Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì?

– Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?

– Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết.

Trả lời:

Tác dụng của phép so sánh:

– Đối với sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả, đó là các cách rụng khác nhau của lá.

– Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm: tạo ra những lối nói hàm xúc, giúp cho người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết. Cụ thể trong đoạn văn phép so sánh thể hiện quan niệm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả về sự sống và cái chết.


III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

a)

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh)

b)

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Tố Hữu)

c)

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

Trả lời:

a) Phép so sánh: Tâm hồn tôi như một buổi trưa hè

Từ so sánh: . Đây là so sánh ngang bằng.

Tác dụng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.

b) Các phép so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

Từ so sánh: chưa bằng. Đây là so sánh không ngang bằng.

Tác dụng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

c) Các phép so sánh:

(1) – So sánh: Anh đội viên mơ màng / Như nằm trong giấc mộng

Từ so sánh: như. Đây là so sánh ngang bằng.

(2) – So sánh: Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng

Từ so sánh :hơn. Đây là so sánh không ngang bằng.

Tác dụng: hình ảnh này nói lên vẻ đẹp kì vĩ của Bác Hồ. Bác như ngọn lửa sưởi ấm cho người dân Việt Nam.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Trả lời:

Những phép so sánh trong Vượt thác :

Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như

Núi cao như đột ngột …

… nhanh như cắt.

Dượng Hương Thư như một pho tượng … giống như một hiệp sĩ…

khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà …

những cây to… như những cụ già…

Có thể nêu ý thích theo cảm nhận của mình, chẳng hạn: Hình ảnh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc … giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh .

Hình ảnh này thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Hình ảnh dượng Hương Thư hiện lên thật đẹp, khoẻ, hào hùng, qua đó thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

Hoặc:

Hình ảnh so sánh hay nhất là: Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp súp nom xa như những cụ già vung tay ho đám con cháu tiến về phía trước.

→ Vì nó độc đáo gây bất ngờ, nó tạo sự chuyển nghĩa nói về sự kế tục của các thế hệ ở vùng núi rừng Trường Sơn.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Dựa vào bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu.

Trả lời:

Các em có thể tham khảo một trong các đoạn văn sau:

Từ trên cao nước phóng xuống như muốn nuốt cả thuyền vào trong. Thấy vậy dượng Hương Thư nhanh chóng giữ thăng bằng cho con thuyền bằng cách vừa thả sào vừa rút sào một cách nhẹ nhàng ,đều đặn. Thế nhưng nước vẫn lao nhanh sắn sổ vào con thuyền. Dượng Hương Thư nào có chịu thua. Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên con sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai hùng. Sức mạnh của thác nước không thể địch lại sức mạnh của dũng sĩ. Và thế là con thuyền đã vượt qua thác Cổ Cò.

Hoặc:

Thuyền đến đoạn thác dữ, dượng Hương Thư như một lực sĩ thực thụ, hành động nhanh nhẹn hơn dượng của ngày thường. Từng động tác thả sào, rút sào mạnh mẽ, dứt khoát chiến đấu với dòng thác dữ. Cùng sự phối hợp ăn ý với chú Hai và thằng Cù Lao đã giúp con người giành chiến thắng trong cuộc chiến với thiên nhiên hung dữ.

Hoặc:

Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.


Áp dụng

Điền từ chỉ ý so sánh thích hợp vào các câu tục ngữ, thành ngữ sau đây:

(1) “Đẹp…hoa”

(2) “Nhanh…cắt”

(3) “Miệng cười… hoa ngâu

Cái khăn đội đầu… hoa sen”

(4) “Đôi ta…lửa mới nhen

…trăng mới mọc, …đen mới khâu”

(5) “Gió thổi…chổi trời”

(6) “Công cha…núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ…nước trong nguồn chảy ra”

(7) “Tốt gỗ…tốt nước sơn”

(8) “Một giọt máu đào…ao nước lã”

(9) “Chết trong…sống đục”

(10) “Một đêm nằm…một năm ở”

Trả lời:

(1) “Đẹp hơn hoa”

(2) “Nhanh như cắt”

(3) “Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”

(4) “Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khâu”

(5) “Gió thổi chổi trời”

(6) “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

(7) “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

(8) “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”

(9) “Chết trong còn hơn sống đục”

(10) “Một đêm nằm bằng một năm ở”


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài So sánh (tiếp theo) sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com