Soạn bài Tam đại con gà sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Tam đại con gà sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


TAM ĐẠI CON GÀ

(Truỵên cười)

TIỂU DẪN

Truyện cười có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục). Truyện trào phúng có mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.

Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày là những truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.


VĂN BẢN

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ (1)”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự (2), sau chữ “tước” là chi sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nòi liều: “Dủ dỉ là con dù dì (3).” Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công (4), thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương (5) để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba

Thấy vậy, thầy lấy làm đắc trí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, Nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế này là dạy cho cháu biết đến tận tam đại (6) con gà kia.

Nhà chủ càng không hiểu hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa làm sao?

– Thế này nhe! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1986)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Tam đại con gà sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Tóm tắt:

Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.

Bố cục: (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “mời đón về dạy trẻ”): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên

– Phần 2 (còn lại): Các tình huống mâu thuẫn gây cười

Nội dung chính:

Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân. Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi.


1. Câu 1 trang 79 Ngữ văn 10 tập 1

Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

– “Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?

– “Thầy” đã giải quyết các tình huống đó ra sao?

– Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?

Trả lời:

Tình huống Cách giải quyết và bản chất của thầy
Gặp chữ kê trong sách Tam thiên tự thầy không đọc được, học trò lại hỏi gấp – Thầy cuống và nói liều: Dủ dỉ là con dù dì ⇒ Dốt nát, trình độ kém cỏi.

– Bảo học trò nói khẽ ⇒  Sĩ diện, giấu dốt.

Khấn thổ công

– Xin đài xác nhận chữ đó có phải là dù dì không ⇒ mê tín.

– Bảo học trò đọc to ⇒  Tự đắc, khoe khoang, tự phơi bày cái dốt.

Bố học trò phát hiện thầy dạy sai và hỏi thầy – Nghĩ thầm Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa ⇒ thầy tự nhận thức được sự dốt nát của mình.

– Giải thích cho chủ nhà: Tôi vẫn biết…con gà kia ⇒ Bao biện, chống chế.

– Qua các tình huống, cái bản chất “dốt” của thầy đồ đã được bộc lộ rõ. Dốt nhưng vẫn ham khoe giỏi và nhất quyết bao biện cho mình bằng một cái “lí sự cùn” hoàn toàn không thể tin tưởng được.

⇒  Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.


2. Câu 2 trang 79 Ngữ văn 10 tập 1

Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể la anh học trò dốt không?)

Trả lời:

– Phê phán thói giấu dốt – một tật xấu trong một bộ phận nhân dân.

– Đằng sau sự phê phán, truyện còn ngầm khuyên răn mọi người, nhất là những người đi học, chớ nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.


LUYỆN TẬP

Câu hỏi trang 79 Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích hành động và lời nói của nhân vật “thầy” để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện.

Trả lời:

– Hành động:

+  Bảo học trò đọc khẽ.

+ Khấn xin âm dương thổ công.

+ Bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc thật to.

⇒ Hai hành động đầu tiên là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Hành động thứ ba, ngược lại là biểu hiện của sự đắc chí, sự yên tâm tuyệt đối vào mình và vào thổ công. Và chính vì vậy hành động thứ ba là hành động có khả năng bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật và khiến tiếng cười bật ra một cách thoải mái nhất.

– Lời nói:

+ Dủ dỉ là con dù dì.

+ Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.

+ Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà…

⇒ Các lời nói càng về sau càng chứa đựng nhiều sự phi lý, ngô nghê, vô nghĩa, thế nhưng nhân vật đem ra làm vũ khí để ngụy biện, chống chế, che giấu cái dốt của mình. Vì thế sự dốt nát lộ càng rõ, càng đầy đủ.

⇒ Như vậy hành động và lời nói của nhân vật càng về sau càng đáng cười. Thủ pháp tăng tiến trong miêu tả hành động và lời nói của nhân vật là thủ pháp gây cười trong truyện.


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Tam đại con gà sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com