Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn BÀI 3: NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG. Nội dung bài Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


NÓI VÀ NGHE

THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ GÂY TRANH CÃI

Trong cuộc sống, có những vấn đề gợi ra những ý kiến trái chiều, đối lập, mỗi ý kiến đều có những điểm hợp lí và chưa hợp lí. Vậy, làm thế nào để thảo luận, xác định những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để đưa ra cách giải quyết một vấn đề gây tranh cãi? Bài học này sẽ giúp em trả lời câu hỏi ấy.

Bước 1: Chuẩn bị 

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. 

Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận:

• Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

• Nhà truồng có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

• Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

• Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

• Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?

• Con cái có nên tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề chung của gia đình?

• Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không?

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

– Mục đích của buổi thảo luận này là gì? → Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống.

– Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu? → Thời gian thảo luận từ 25 – 30 phút.

– Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận? → Nhóm sẽ dành 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận.

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Nhóm trưởng dẫn dắt thành viên trình bày ý kiến. Thư kí ghi lại và thảo luận về vấn đề tranh cãi theo sơ đồ sau:

Phản hồi các ý kiến

Các thành viên tham gia thảo luận, phản hồi các ý kiến trái chiều cũng như bảo vệ ý kiến của bản thân theo mẫu sau:

Ý kiến phản hồi Ý kiến đồng tình của các nhóm thành viên trong nhóm Ý kiến phản bác của các thành viên trong nhóm
Ý kiến 1:…
Ý kiến 2:…

Thống nhất ý kiến

– Ý kiến đưa ra bằng chứng, lý lẽ thuyết phục, người nói bảo vệ được trước sự phản bác của các thành viên.

– Tổng hợp điểm tương đồng trong các ý kiến trái chiều, được các thành viên trong nhóm đồng thuận.

– Ý kiến dung hòa các ý kiến trái chiều, dựa trên cơ sở cân nhắc những điểm hợp lí, chưa hợp lí của các ý kiến.

Trong trường hợp chưa thống nhất được ý kiến cần bảo lưu ý kiến và tiếp tục tìm tòi, làm rõ và họp lại để thống nhất các ý kiến còn tranh cãi.


BÀI NÓI THAM KHẢO

Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

– Nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường vì:

+ Sử dụng điện thoại sẽ khiến học sinh xao nhãng trong việc học

+ Tiếp xúc với thiết bị công nghệ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh: cận thị, béo phì…

+ Học sinh sẽ lười suy nghĩ, bị phụ thuộc vào công nghệ.

– Không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường vì:

+ Học sinh có thể liên hệ với gia đình khi gặp trường hợp khẩn cấp

+ Tra cứu thông tin, tài liệu qua Internet phục vụ cho việc học

+ Cập nhật tin tức linh hoạt.


Bài trước:

👉 Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài ÔN TẬP Bài 3 trang 75 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com