Soạn bài Thơ hai-cư của Ba-sô sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Thơ hai-cư của Ba-sô sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


THƠ HAI–CƯ CỦA BA–SÔ

TIỂU DẪN

Ma-su-ô Ba-sô (Mastuo Bashoo, 1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ông sinh ra ỏ U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay là Tô-ki-ô), sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu). Mười năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hi-cư. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka. Tác phẩm của Ba-s: Du kí Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), và nổi tiếng nhát là Lối lên miền Ô-ku (1689)… Ngoài Ba-sô, ở Nhật Bản còn có nhiều nhà thơ hai-cư nổi tiếng khác nữa như: Y. Bu-sôn (1716 – 1783) K. Ít – sa (1763 – 1827), M. Si-ki (1867 – 1902)…

So với các thể loại thơ khác trên thế giớ, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 – 7 – 5 âm (chỉ có 7, 8 chữ Nhật). Mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ nghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng “quý ngữ” (từ chỉ mùa). Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung. Hai-cư thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa. Những hiện tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi hương,… đều có sự tương giao và chuyển hóa lẫn nhau, trong một quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư có những nét rất riêng, rất cao và rất tinh tế: đề cao cái Vắng lặng, Đơn so, U huyện, Mềm mại, Nhẹ nhàng,… Về ngôn ngữ , hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật. Như một bức tranh thủy mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cũng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, họi họa, tiểu thuyết,… thơ hai-cư là một đống góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.


VĂN BẢN

1. Đất khách mười mùa sương.
Về thăm quê ngoảnh lại
Ê-đô là cố hương (1)

2. Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô (2)

3. Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu (3).

4. Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi (4) than khóc?
gió mùa thu tái tê.

5. Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi.

6. Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa (5).

7. Vắng lạng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm (6).

8. Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu (7).

ĐOÀN LÊ GIANG dịch

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Thơ hai-cư của Ba-sô sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Câu 1 trang 157 Ngữ văn 10 tập 1

Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?

Trả lời:

– Bài 1: Ê-đô là đất khách. Vậy mà, trong giây phút chia xa, Ê-đô trở nên thân thiết, gần gũi, sâu nặng như chính quê hương mình.

– Bài 2: Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng kêu của chim đỗ quyên. Tiếng kêu nghe khắc khoải gợi lại kỉ niệm một thời trẻ tuổi. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm.


2. Câu 2 trang 157 Ngữ văn 10 tập 1

Tình cảm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?

Trả lời:

– Bài 3: Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ: là giọt lệ như sương, hay mái tóc bạc của mẹ như sương, hay cuộc đời như giọt sương: ngắn ngủi, vô thường.

⇒Tình mẫu tử xúc động, thiêng liêng.

– Bài 4 :

+ Nghe tiếng Vượn hú, Ba – sô liên tưởng đến tiếng khóc của trẻ bị bỏ rơi trong rừng.

+ Tiếng Vượn là thật hay tiếng trẻ em khóc là thật.

+ Trong gió mùa thu, hay tiếng gió mùa thu đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người⇒ Hình ảnh trong thơ thật mơ hồ, mờ ảo.


3. Câu 3 trang 157 Ngữ văn 10 tập 1

Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?

Trả lời:

Bài thơ thể hiện lòng từ bi, nhân ái với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp cũng là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ của tác giả.


4. Câu 4 trang 157 Ngữ văn 10 tập 1

Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đep, thú vị ở chỗ nào?

Trả lời:

– Bài số 6:

+  Hình ảnh hoa đào.

⇒ Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ trụ, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập. Triết lý thiền tông: đó là sự tương giao của sự vật hiện tượng trong vũ trụ.

– Bài số 7

+ Hình ảnh tiếng ve.

+ Tác giả tinh tế đến mức có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như thấm vào đá.

⇒ Đó là chuyển đổi cảm giác đầy tình tế của nhà thơ.


5. Câu 5 trang 157 Ngữ văn 10 tập 1

Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?

Trả lời:

Khát vọng sống ngay lúc đang bệnh, sống để tiếp tục cuộc du hành lang thang, phiêu bồng, lãng du

⇒ Tinh thần lạc quan.


6. Câu 6* trang 157 Ngữ văn 10 tập 1

Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyện trong các bài 6, 7, 8.

Trả lời:

– Quý ngữ trong các bài thơ:

+ Bài 6: Hoa đào (chỉ mùa xuân).

+ Bài 7: Tiếng ve (chỉ mùa hè).

+ Bài 8: Cánh đồng hoang vu (chỉ mùa đông).

– Cảm thức thẩm mĩ:

+ Hình ảnh thiên nhiên nhỏ bé, bình dị, tầm thường.

+ Đơn sơ, vắng lặng: cánh hoa đào mỏng manh rơi làm mặt hồ gợn sóng.

+ U huyền: âm thanh của tiếng ve ngân tưởng như thấm sâu vào đá, một linh hồn sắp lìa khỏi thế gian vẫn muốn tiếp tục lang thang trên cánh đồng hoang vu, bất tận.

⇒ Hòa nhập với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng của nó và giải thoát tâm linh mình.

⇒ Đậm chất thiền.


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Thơ hai-cư của Ba-sô sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com