Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 4 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một. Nội dung bài Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1
Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1

I – Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

Đề bài: Kể lại câu chuyện truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh  bằng lời văn của em.

2. Cách làm bài văn tự sự

Tìm hiểu đề:

Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự.

Lập ý:

Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.

Lập dàn ý:

Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.

Viết thành bài:

Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi:

(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.

(2)  Kể chuyện về một người bạn tốt.

(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.

(4)  Ngày sinh nhật của em.

(5)  Quê em đối mới.

(6)  Em đã lớn rồi.

Câu hỏi:

Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?

Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

Trả lời:

– Đề (1) nêu ra yêu cầu “kể chuyện bằng lời văn của em”.

– Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự.

– Từ trọng tâm trong mỗi đề và chủ đề nghiêng về:

(1): câu chuyện em thích → kể việc hoặc tường thuật.

(2): một người bạn tốt → kể người.

(3): kỉ niệm thơ ấu → kể việc.

(4): ngày sinh nhật → tường thuật.

(5): quê em → sự việc.

(6): lớn rồi → kể người.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 48 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.

Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:

a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

b) Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?

c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?

d) Em hiểu như thế nào là “viết bằng lời văn của em”?

đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?

Trả lời:

a) Tìm hiểu đề:

–  Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.

–  Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.

⇒ Đọc kỹ đề → xác định trọng tâm của đề → xác định phạm vi kiến thức.

b) Lập ý

– Chọn nội dung (đối tượng) sự việc để kể.

– Kể nội dung theo diễn biến kết quả.

– Thể hiện ý nghĩa của câu chuyện.

c) Lập dàn ý

– Mở đầu câu chuyện có thể bằng cách: Giới thiệu hoặc đưa ra tình huống.

– Sự việc kể theo trình tự trước sau.

– Sắp xếp diễn biến của sự việc một cách dễ hiểu, dễ theo dõi và hiểu được ý định của người viết.

d) Viết bằng lời văn của em chính là viết bằng suy nghĩ của cá nhân thông qua cách diễn đạt của mình → mang dấu ấn rất riêng của cá nhân.

đ) Cách làm bài văn tự sự:

– Nắm vững yêu cầu của đề.

– Lập ý xác định nội dung viết theo yêu cầu của đề: Nhân vật sự việc diễn biến kết quả và ý nghĩa.

– Lập dàn ý: sắp xếp các sự việc theo trình tự trước sau một cách hợp lý.

– Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

Kết luận: Xác định yêu cầu của đề → lập ý → lập dàn ý → bài văn hoàn chỉnh.


II – Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 48 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên.

Trả lời:

Em phải thực hiện tuần tự các bước:

– Đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm của đề, nhiệm vụ cần thực hiện.

– Tiếp theo là đi tìm ý, trong câu chuyện có những ý chính, ý then chốt nào, câu chuyện em chọn bộc lộ chủ đề gì?

– Đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể:

+ Hình dung câu chuyện mở đầu, kết thúc, diễn biến câu chuyện ra sao cho thật logic

+ Nhân vật xuất hiện ra sao?kết cục thế nào?

+ Thời điểm, không gian, thời gian.

– Bước sau cùng là cách diễn đạt lại tất cả bằng lời văn của mình.


Áp dụng

1. Kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời kể của em

Trả lời:

Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn câu chuyện em kể.

Thân bài:

Gặp sứ giả Gióng đòi vua làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.

Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh.

Khi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến – vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi, mặc áo giáp ra trận.

Gióng ra trận giết giặc cứu nước.

Roi sắt gãy nhổ bụi tre làm vũ khí.

Thắng giặc bỏ áo giáp cưỡi ngựa bay về trời.

Kết bài:

Vua nhớ công ơn Thánh Gióng, vị anh hùng đánh gặc cứu dân đã phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ở ngay quê nhà.

Hàng năm vào tháng Tư làng Gióng mở hội lớn ở đền thờ ông Gióng. Người ở khắp nơi về dự hội rất đông.

⇒ Sự bất tử của Gióng.


2. Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời kể của em

Trả lời:

Mở bài:

Vua Hùng kén rể cho con gái.

Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn.

Thân bài:

Giới thiệu tài năng của hai vị thần.

Vua Hùng ra sính lễ.

Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương.

Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua.

Kết bài:

Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com