Hướng dẫn Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 34 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 6 tập 2
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 6 tập 2

Tổng kết phần tiếng Việt

1. Các từ loại đã học

STT Từ loại Khái niệm Ví dụ
1 Danh từ Là những từ chỉ ngư­ời vật, sự vật, hiện tư­ợng, khái niệm… Mèo, gió, giáo viên, học đường, nhà cửa, xe cộ…
2 Động từ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Chạy, viết, nhảy, chơi, đi, ngồi, tắm…
3 Tính từ Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. Nhỏ, lớn, cao, thấp, vàng, mềm…
4 Số từ Là những từ chỉ số l­ượng và thứ tự. Chỉ số l­ượng:Một cây viết, hai chiếc túi sách
Chỉ thứ tự: Tầng một, xếp thứ nhất
5 Lượng từ Là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật. Tất cả, mỗi, từng. mỗi…
6 Chỉ từ Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Kia, ấy, nọ…
7 Phó từ Là những tù chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Đã, đang , sẽ, vẫn, cứ …

2. Các phép tu từ đã học

STT Phép tu từ Khái niệm Ví dụ
1 Phép nhân hóa Gọi tên hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật, loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu hiện được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Trăng cứ tròn vành vạnh
Kề chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

(“Ánh trăng” của Nguyễn Duy)

2 Phép so sánh Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
3 Phép hoán dụ Gọi tên sự vật, hiện tư­ợng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tư­ợng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Áo nâu liền với áo xanh,
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
4 Phép ẩn dụ Gọi tên sự vật, hiện t­ượng này bằng tên sự vật, hiện tư­ợng khác có nét t­ương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

3. Các kiểu cấu tạo câu đã học

STT Kiểu cấu tạo câu Khái niệm Ví dụ
1 Câu trần thuật đơn Câu do một cụm CN – VN tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật,sự việc hay nêu ý kiến. Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
2 Câu trần thuật đơn có từ “là” Là loại câu có cấu tạo: CN – VN
– Là + cụm danh từ.
– Là + cụm động từ.
– Là + cụm tính từ.
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa.(Nguyễn Tuân)
3 Câu trần thuật đơn không có từ “là” Là câu có cấu tạo: CN – VN
– Động từ, cụm động từ.
– Tính từ, cụm tính từ.
Hắn ta không vui lắm.

4. Các dấu câu đã học


Áp dụng

1. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong hai đoạn văn sau:

Đoạn 1:

Ánh nắng cuối cùng luyến tiếc rời bỏ ngàn lá xanh bên kia bờ vạn vật trở nên buồn buồn trong bóng hoàng hôn. Trên không vài con cò về tổ trễ đập nhanh đôi cánh trắng phau rồi khuất trong lùm cây rậm lá. Những đám mây trắng đá ngả màu ngà bầu trời xanh cũng đã ngả sang màu sậm đưa đến màu đen. Đâu đó có tiếng chim lẻ bạn tiếng dơi muỗi lào xào lẫn trong tiếng gió nhẹ lay cành. Dưới bến sông con nước ròng lên đầy mé đã đứng lại không lùa được những đợt lục bình lờ lững giữa dòng ra sông cái. Dòng nước xanh chìm đi trong màu xám sậm và những bóng cây bên bờ kia ngả xuống dòng càng lúc càng hiện rõ lù lù thành hàng trong bóng nước.

Đoạn 2:

Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát tỏa xuống chảy loang lổ trên mặt đất trên các cành cây ngọn cỏ … Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường. Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏa… Đêm trăng thật đẹp và êm đềm.

Trả lời:

Đoạn 1:

Ánh nắng cuối cùng, luyến tiếc rời bỏ ngàn lá xanh, bên kia bờ vạn vật trở nên buồn buồn trong bóng hoàng hôn. Trên không, vài con cò về tổ, trễ đập nhanh đôi cánh trắng phau rồi khuất trong lùm cây rậm lá. Những đám mây trắng đá ngả màu ngà, bầu trời xanh cũng đã ngả sang màu sậm, đưa đến màu đen. Đâu đó có tiếng chim lẻ bạn, tiếng dơi muỗi lào xào lẫn trong tiếng gió nhẹ lay cành. Dưới bến sông, con nước ròng lên đầy mé, đã đứng lại không lùa được những đợt lục bình, lờ lững giữa dòng ra sông cái. Dòng nước xanh chìm đi trong màu xám sậm và những bóng cây bên bờ kia ngả xuống dòng càng lúc càng hiện rõ lù lù thành hàng trong bóng nước.

Đoạn 2:

Mặt trăng tròn vành vạnh, từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát, tỏa xuống chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏ … Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn, tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần, nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường. Thoang thoảng đâu đây, mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏa… Đêm trăng thật đẹp và êm đềm.


2. Hãy đặt một câu vừa sử dụng biện pháp nhân hóa vừa sử dụng biện pháp so sánh

Trả lời:

Ví dụ: Ba chú chim cùng cất tiếng hót, chúng như đang bàn bạc, chạnh chọe một điều gì.


3. Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật và chỉ rõ

Trả lời:

Ví dụ:

Xuân đã về. Những chùm hoa mai, hoa đào nở chúm chím đã mỉm cười thoáng đãng. Những chú sâu đã về ra ngoài làm việc, Bác gấu đã thức dậy sau một giấc ngủ đông dài. Nhà em thì sắm sửa hạt dưa, bánh mứt, quần áo mới. Không khí tết thật là nhộn nhịp và vui vẻ.

Lưu ý: Những câu có gạch chân là những câu trần thuật đơn.


4. Tập viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật

Trả lời:

Ví dụ:

Ôi ! Xuân đã về ! Xuân về mang cái không khí rộn ràng ngày Tết đến mọi nhà ! Vui quá ! Khi xuân đến, mọi thứ bước sang một trang mới. Em lớn thêm một tuổi. Ai cũng thích mùa xuân phải không nào ? Những ngày nghỉ lễ để chúng ta nghỉ ngơi thư giãn để có thêm năng lượng. Nhà nào cũng tấp nập người ra vào chuẩn bị trang trí nhà cửa. Những cành mai vàng, đào đỏ tô điểm thêm màu sắc sặc sỡ mùa Tết. Ôi ! Tết thật vui !


5. Tìm những ví dụ minh họa cho các từ loại, các phép tu từ và các kiểu cấu tạo câu đã học

Trả lời:

Các từ loại:

– Danh từ. Ví dụ: Mai, xuân, hè, ghế, bàn, quần áo…

– Động từ. Ví dụ: đi, ngồi, chạy, ăn, đưng,…

– Tính từ. Ví dụ: xanh, gầy, cao, thẳng, mập, trắng…

– Số từ. Ví dụ: hai cái ghế, ba cái bàn, năm bộ quần áo…

– Chỉ từ. Ví dụ: này, đó, kia, nọ, đấy…

– Phó từ. Vẫn, sẽ, đang…

– Lượng từ. Tất cả, từng, mọi…

Các phép tu từ:

– Phép so sánh:

Ví dụ: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

– Phép nhân hóa:

Ví dụ: “Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng râu cày với ta/ Cấy cày vốn nghiệp nông gia/ Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

– Phép ẩn dụ:

Ví dụ: “Dưới trăng quyên đã gọi hè,/ Đầu t­ường lửa lựu lập loè đơm bông.”

– Phép hoán dụ:

Ví dụ: “Bàn tay ta làm lên tất cả/ Có sức ng­ười sỏi đá cũng thành cơm”

Các kiểu cấu tạo câu:

– Câu ghép:

Ví dụ: Nó không những học giỏi mà nó còn rất chăm chỉ.

– Câu đơn:

+ Câu đơn có từ là:

Ví dụ: Ngày mai là ngày đẹp trời.

+ Câu đơn không có từ là:

Ví dụ: Buổi tối anh ta không đến được.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com