Soạn bài Trình bày một vấn đề sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Trình bày một vấn đề sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


I – TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với minh, ví dụ: phát biểu xây dựng bài, phát biểu trong các cuộc sinh hoạt tổ, sinh hoạt lớp, đại hội lớp, đại hội Đoàn,… Công việc này không dễ dàng thực hiện một cách có hiệu quả như mong muốn. Trước mắt, chúng ta hãy rèn luyện một số thao tác cơ bản, cân thiết nhất.


II – CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

Giả định anh (chị) đã đăng kí trình bày trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ do Đoàn trường tổ chức với đề tài “Thời trang và tuổi trẻ”. Vậy nên bắt đầu như thế nào?

1. Chọn vấn đề trình bày

Đề tài “Thời trang và tuổi trẻ” đặt ra nhiều vấn đề cần thảo luận, trao đổi, tuy nhiên mỗi người chỉ nên nói về một khía cạnh nào đó mà thôi.

Nhiệm vụ đặt ra là anh (chị) phải chọn vấn đề nào để trình bày. Để có cơ sở chọn lựa, hãy suy nghĩ và xác định:

– Đề tài “Thời trang và tuổi trẻ” có thể bao gồm những vấn đề nào?

– Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp,…)? Họ đang quan tâm đến vấn đề gì?

– Bản thân anh (chị) hiểu và thích thú vấn đề nào?

Việc lựa chọn vấn đề trình bày tùy thuộc vào đề tài chung, hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập được, tính hấp dẫn của khía cạnh được lựa chọn và sự quan tâm của người nghe.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày

Thời gian dành cho một cá nhân phát biểu không nhiều nên việc cân nhắc, tính toán trình bày những nội dung gì, theo cách nao, thư tự ra sao, nhân mạnh vào ý nào,… cần được ghi lại một cách cụ thể, rõ ràng. Chính vì thế, việc lập dàn ý là hết sức cần thiết: một mặt nó bảo đảm cho việc trình bày đúng, đủ, hàm súc về nội dung, mặt khác nó giúp chúng ta chủ động trong lúc trình bày.

Dàn ý bài trình bày một vấn đề cúng tương tự như dàn ý của một bài văn. Anh (chị) đã chọn được vấn đề trình bày, bây giờ cần tiến hành lập dàn ý.

Hãy thực hiện một số việc cụ thể theo những gợi ý sau:

– Để làm sáng tỏ vấn đề được lựa chọn, cần phải trình bày bao nhiêu ý?

– Các ý đó được triển khai thành những ý nhỏ nào?

– Sắp xếp các ý theo trình tự nào cho hợp lí? Ý nào là trọng tâm của bài trình bày?

– Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói.


III – TRÌNH BÀY

Khi trình bày, cần bám sát dàn ý đã chuẩn bị và chú ý các yêu cầu của ngôn ngữ nói đã được học trong phần tiếng Việt. Anh (chị) có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Bắt đầu trình bày

– Bước lên diễn đan như thế nào? Có nên vội vàng, hấp tấp trình bày ngay không?

– Chảo cử tọa và tự giới thiệu (nếu cần) bằng những lời lẽ và cử chỉ nao?

2. Trình bày nội dung chính

– Bắt đầu nội dung thứ nhất như thế nào?

– Làm thế nào để chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác?

– Người nghe có phản ứng như thế nào? Cần điều chỉnh nội dung, cách nói và tư thế, điệu bộ của mình ra sao?

3. Kết thúc và cảm ơn

– Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.

– Cảm ơn người nghe.


IV – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 150 Ngữ văn 10 tập 1

Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.

(1) Bắt đầu trình bày

(2) Trình bày nội dung chính

(3) Chuyển qua chủ đề khác

(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày

– Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án…

– Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để bảo đảm công việc xử lí phế thải…

– Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu…

– Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất…

– Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là…

– Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin giới thiệu, tôi tên là… làm việc ở cơ quan…/Công ty…

– Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ti… trong… năm…

– Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu…

Trả lời:

(1) Bắt đầu trình bày: câu 5, 6, 7

– Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là …..

– Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ….. làm việc ở cơ quan ….. / công ty …..

– Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty ….. trong ….. năm …..

(2) Trình bày nội dung chính: câu 4

– Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất …..

(3) Chuyển qua chủ đề khác: câu 1, 2

– Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án…

– Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải …..

(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày: câu 3, 8

– Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu …

– Giờ rôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu …..


2. Câu 2 trang 151 Ngữ văn 10 tập 1

Giả định dưới đây là một số đề tài trong những cuộc hội thảo sẽ được tổ chức ở trường. Anh (chị) hãy dự kiến các ý càn trình bày cho mỗi đề tài.

a) Nét thanh lịch trong ứng xử hằng ngày.

b) Nghệ thuật gây thiện cảm

c) Thận tượng của tuổi học trò

d) Giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.

e) An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người.

Trả lời:

a) Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:

– Cách hiểu về nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày và các biểu hiện nổi bật.

– Vai trò, tác dụng của việc ứng xử thanh lịch.

– Các cách thức ứng xử thanh lịch (thanh lịch trong lời nói, hành động, phù hợp với các hoàn cảnh, tình huống, đối tượng nhất định).

b) Nghệ thuật gây thiện cảm

– Cách hiểu về nghệ thuật gây thiện cảm.

– Tác dụng của nghệ thuật gây thiện cảm trong giao tiếp, công việc, học tập và đời sống.

– Các biện pháp tạo thiện cảm trong giao tiếp (cách sử dụng lời nói, sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, cách rèn luyện kĩ năng tạo thiện cảm…).

c) Thần tượng của tuổi học trò

– Cách hiểu về thần tượng và thực trạng hâm mộ thần tượng của học trò hiện nay.

– Các mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề hâm mộ thần tượng.

– Bài học và định hướng nhận thức, hành động, suy nghĩ trước thần tượng ở tuổi học trò.

d) Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp

– Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay (dẫn chứng số liệu, nêu thuận lợi và khó khăn trong vấn đề môi trường của nước ta).

– Vai trò của môi trường đối với con người và tác hại của việc môi trường bị tàn phá).

– Giải pháp bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

e) An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người:

– Mất an toàn giao thông đang là tình trạng phổ biến, đáng báo động ở nước ta (dẫn số liệu chứng minh, so sánh với số liệu ở nước ngoài).

– Mất an toàn giao thông đã và đang gây nhiều tai họa: tổn hại về sức khỏe mạng người, tổn thất về kinh tế, gây ùn tắc giao thông, làm lãng phí thời gian, gây hệ lụy xã hội lâu dài.

– Giải pháp lập lại trật tự và an toàn giao thông: xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phương tiện giao thông, giáo dục ý thức tham gia giao thông…


3. Câu 3 trang 151 Ngữ văn 10 tập 1

Chọn một trong các đề tài trên để chuẩn bị và trình bày trước lớp.

Gợi ý:

a) Bắt đầu trình bày

Bước lên mục.
Chào mọi người.
Tự giới thiệu.
Nêu lý do trình bày.

b) Trình bày nội dung chính

Nêu nội dung trình bày.
Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đo.
Có chuyển ý, dẫn dắt.
chú ý thái độ, cử chỉ của người nghe để điều chỉnh nội dung cách trình bày.

c) Kết thúc và cảm ơn

Tóm tắt nhận mạnh ý chính.
Cảm ơn người nghe.
Cần chú ý về giọng điệu, khẩu ngữ, cử chỉ, điệu bộ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Trình bày một vấn đề sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com