Soạn bài Trường từ vựng sgk Ngữ văn 8 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 2 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một. Nội dung bài Soạn bài Trường từ vựng sgk Ngữ văn 8 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.


I – THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG?

1. Câu 1 trang 21 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Các từ in đậm trong đoạn trích sau có nét chung nào về nghĩa?

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời:

– Các từ in đậm: mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay để chỉ bộ phận cơ thể con người.

⟹ Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.


2. Câu 2 trang 21 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Lưu ý

a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ, trường từ vựng “mắt” có những trường nhỏ sau đây:

– Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi, …

– Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, toét, mù lòa,…

– Cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, cộm, …

– Bệnh về mắt: quáng gà, thong manh, cận thị, viễn thị,…

– Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm, …

b) Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại (Xem các ví dụ ở mục (a): thuộc trường “mắt” có các danh từ như con ngươi, lông mày,… các động từ như nhìn, trông, … các tính từ như lờ đờ, toét,…)

c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

Ví dụ: ngọt:

_ trường mùi vị (cùng trường với cay, đắng, chát, thơm, …)

_ trường âm thanh (cùng trường với the thé, êm dịu, chối tai,…)

_ trường thời tiết (trong rét ngọt, cùng trường với hanh, ẩm, giá,…)

d) Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,…)

Ví dụ:

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:

Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!

Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đạp nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí:

– À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!… Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết… Ông để cậu Vàng ông nuôi…

( Nam Cao, Lão Hạc)

Trong đoạn văn này, tác giả đã chuyển các từ in đậm (tưởng, mừng, mừng (à), cậu, chực, cậu Vàng (đâu nhỉ), cậu Vàng (của ông), cậu Vàng (ông nuôi) từ trường từ vựng “người” sang trường từ vựng “thú vật” để nhân hóa.


II – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 23 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”.

Trả lời:

Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng: Thầy (tôi), mẹ (tôi), em (tôi), cô (tôi), mợ (cháu, con, mày), anh em (tôi)…


2. Câu 2 trang 23 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a) lưới, nơm, câu, vó.

b) tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ.

c) đá, đạp, giẫm, xéo.

d) buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.

e) hiền lành, độc ác, cởi mở.

g) bút máy, bút bi, phấn, bút chì.

Trả lời:

Đặt tên trường từ vựng:

a) Lưới, nơm, câu: dụng cụ đánh bắt cá.

b) Tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ: dụng cụ đề đựng.

c) Đá, đạp, giẫm, xéo: hoạt động của chân.

d) Buồn vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí.

e) Hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách.

g) Bút máy, bút bi, phẩn, bút chì: dụng cụ đế viết.


3. Câu 3 trang 23 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội là góa chống, nợ nần túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm  tanh bẩn xâm phạm đến…

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời:

Các từ in đậm: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm thuộc trường từ vựng thái độ, tình cảm.


4. Câu 4 trang 23 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp theo ở cả 2 trường):

Khứu giác Thính giác

Trả lời:

Khứu giác Thính giác
mũi, thính, điếc, thơm tai, nghe, thính, điếc, rõ

5. Câu 5* trang 23 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công (xem ví dụ phân tích từ ngọt ở mục 1.2).

Trả lời:

– Từ “lưới” thuộc trường từ vựng:

+ Trường “dụng cụ đánh bắt cá”

+ Trường “phương án bao vây bắt người”: giăng lưới bắt tội phạm, lưới trời, lưới phục kích, lưới mật thám.

– Từ “lạnh” thuộc trường từ vựng:

+ Trường “nhiệt độ”

+ Trường “tính cách”

+ Trường “màu sắc”

– Từ “tấn công” thuộc trường:

+ Trường “hành động bạo lực”

+ Trường từ vựng về “hoạt động thể thao”


6. Câu 6 trang 23 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?
Ruộng rẫy là chiến trường.

Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường “quân sự” sang trường “nông nghiệp”.

→ Nông nghiệp cũng là mặt trận. Thúc đẩy tinh thần hăng say lao động.


7. Câu 7 trang 24 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá”.

Trả lời:

Bóng đá là bộ môn thể thao mà tôi vô cùng yêu thích. Tôi từng mơ ước mình trở thành cầu thủ xuất sắc nhưng chưa định hình được vị trí nào: lúc thì ước mơ làm thủ môn, trấn giữ cả khung thành vững chắc để cho đồng đội yên tâm tấn công; lúc lại ước mơ làm tiền đạo dẫn dắt quả bóng, tung lưới đối phương cho hả hê; lúc thì lại muốn làm tiền vệ cánh trái lướt luôn cả cánh phải để thả sức tung hoành… Theo bạn thì tôi nên ở vị trí nào thì hợp lí?

Hoặc:

Thông qua bức thư của tổng thống Mỹ Lincoln gửi đến thầy hiệu trưởng ta càng hiểu thêm về tầm quan trọng của nhà trường, thầy cô đối với sự phát triển nhân cách và trí tuệ của đứa trẻ. Thầy cô phải để trẻ nhìn thấy thế giới diệu kỳ, tuyệt diệu của những cuốn sách nhưng cũng nên trao cho chúng thời gian lặng lẽ suy tư về những điều thú vị bí mật của cuộc sống. Dạy cho chúng biết cách sống thành thực với chính bản thân. Giúp trẻ biết cách tin vào chủ kiến của bản thân, đối xử hòa nhã với những người tốt và cương quyết với những người thô bạo. Trường học luôn là thế giới nhiệm màu gìn giữ và nâng tầm những giấc mơ của tuổi trẻ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Tôi sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com