Soạn bài Tức nước vỡ bờ sgk Ngữ văn 8 tập 1

Nội Dung

Hướng dẫn Soạn Bài 3 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một. Nội dung bài Soạn bài Tức nước vỡ bờ sgk Ngữ văn 8 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.


VĂN BẢN

Tức Nước Vỡ Bờ

(Trích Tắt đèn)

(Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như một xác chết ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã từ từ mở mắt. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh cả nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo…)

Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.

Tiếng trống và tiếng tù và(!) đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.

Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

– Bác trai đã khá rồi chứ?

– Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt(2) chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

– Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu(3), không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

– Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

– Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nửa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

Cháo đã hơi nguội.

Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:

– Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ(4) và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước(5) và dây thừng.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái(6) cũ:

– Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:

– Anh ta lại sắp phải gió(7) như đêm qua đấy!

Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:

– Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!

Chị Dậu run run:

– Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ(8) tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

– Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

– Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

– Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:

– Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

– Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền(9), hắn ngã chỏng quèo(10) trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận(11) ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

– U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:

– Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội(12) mãi thế, tôi không chịu được…

(Ngô Tất Tố(*), Tắt đèn, trong Ngô Tất Tố – Tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội, 1977)

Chú thích

(*) Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940),…

Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm, nhan đề do người biên soạn SGK trước đây đặt.

(1) Tù và: dụng cụ làm bằng sừng trâu hoặc vỏ ốc to, khi thổi phát ra âm thanh vang xa, dùng để báo hiệu.

(2) Lề bề lệt bệt: (trạng thái) đuối sức, mệt mỏi, vận động khó khăn (từ gốc: lệt bệt).

(3) Sưu: khoản tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hằng năm phải nộp cho nhà nước phong kiến thực dân; sưu còn có nghĩa là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước thời đó.

(4) Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính lệ (cai: viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân phong kiến; lệ: lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha).

(5) Tay thước: thanh gỗ cứng, vuông cạnh, giống như cái thước to, dùng làm vũ khí.

(6) Xái: phần bã thuốc phiện (hoặc thuốc lào) còn lại sau khi hút, có thể hút lại nếu không có thuốc mới.

(7) Phải gió (còn gọi là trúng gió): gặp cơn gió độc mà bị bệnh.

(8) Bỏ bễ: bỏ không quan tâm đến việc cần làm.

(9) Lực điền: người làm ruộng khỏe mạnh (lực: sức, sức mạnh; điền: ruộng).

(10) Chỏng quèo: ngã ngửa, chân tay co quắp.

(11) Hầu cận: kẻ hầu hạ gần gũi, thân cận.

(12) Làm tình làm tội: làm đủ mọi điều khiến người khác phải khổ sở.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Tức nước vỡ bờ sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (từ đầu… “ăn có ngon miệng hay không”): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

– Phần 2 (còn lại): Cảnh chị Dậu phản kháng.

Nội dung chính:Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.


1. Câu 1 trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Trả lời:

Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:

– Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

– Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.

– Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.

⟹ Tình thế nguy khốn, cùng đường.


2. Câu 2 trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả?

(Gợi ý: “Cai lệ” là chức danh gì? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì? Hắn và tên người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì? Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy? Qua đó, em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả? Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật được thể hiện như thế nào?)

Trả lời:

– Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là “nghề” của hắn.

– Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

+ Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

+ Xưng hô xấc xược “ông- thằng”.

– Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

⟹ Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh “nhà nước”, “phép nước”.


3. Câu 3 trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Trả lời:

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

– Ban đầu chị sợ hãi, nên lễ phép xưng cháu với hắn và gọi bằng ông.

– Khi tên cai lệ hung hãn và đáp lại lời cầu khẩn của chị một cách phũ phàng, hắn còn “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”.  Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên “chồng tôi đau ốm…hành hạ” ⟶ xưng hô “tôi” – “ông” ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.

– Cuối cùng trước sự hung hãn, đểu cảng đến tột cùng của tên cai lệ, chị vô cùng phẫn nộ, xưng bà – mày với tên tay sai mất nhân tính.

– Sau đó chị quật ngã tên tay sai “ngã chỏng quèo”, phản ứng hết sức dữ dội, quyết liệt.

⟹ Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí.


4. Câu 4 trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

– Nhan đề: Tức nước vỡ bờ:

+ Nghĩa đen: Nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ.

+ Nghĩa bóng: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

– Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:

+ Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

+ Tên nhan đề có ý nghĩa: khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.


5. Câu 5 trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. (Gợi ý: tìm hiểu việc tạo dựng tình huống, việc miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại,…; chú ý nêu rõ những gì khiến cho đoạn văn được coi là “tuyệt khéo”.)

Trả lời:

Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Pha: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”:

– Tình huống truyện: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng.

– Tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét:

+ Cai lệ: thô lỗ, đểu giả, hung ác, không chút tình người.

+ Chị Dậu: khi mềm mỏng tha thiết, khi đanh đá, dữ dội. Diễn biến tâm lí bất ngờ, tự nhiên, hợp lí.

– Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ.

– Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.

⟹ Đoạn “tuyệt khéo” trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.


6. Câu 6* trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Trả lời:

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

– Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

– Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

– Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

– Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.


LUYỆN TẬP

Một nhóm bốn em với sự giúp đỡ của thầy, cô giáo hãy đọc diễn cảm văn bản có phân vai (bốn vai: chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng).


CÁC BÀI VĂN HAY

1. Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù bị đàn áp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng họ không cam chịu, mà luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ một mặt vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ngợi ca vẻ đẹp tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của những người nông dân.

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” do nhà biên soạn đặt, nó là một câu thành ngữ thể hiện quy luật khi nước bị dồn ứ lâu, quá đầy sẽ làm vỡ bờ ngăn. Qua câu thành ngữ này nhằm nói lên quy luật xã hội: có áp bức ắt có đấu tranh. Lấy nó làm nhan đề đoạn trích là hoàn toàn hợp lí: một mặt vừa phán ảnh đúng nội dung của tác phẩm, mặt khác nêu lên chân lí: khi con đường sống của quần chúng bị áp bức thì chỉ có con đường đấu tranh để tự giải phóng chính mình.

Tác phẩm có hai hình tượng trung tâm là tên cai lệ và chị Dậu. Mỗi nhân vật đại diện cho một giai cấp, một phẩm chất khác nhau, qua đó bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả về xã hội lúc bấy giờ.

Nhân vật cai lệ là đại diện cho bộ mặt độc ác, bất nhân của những kẻ cầm quyền trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hắn ta là một tên tay sai “chuyên nghiệp”, thành thạo trong việc đánh, trói, dọa nạt và cướp bóc của dân lành. Hành động gây tội ác được hắn ý thức rằng đang thực thi công việc của “người nhà nước”. Chính bởi suy nghĩ đó nên mỗi hành động của hắn vô cùng độc ác, không có chút tình thương.

Trước hết là qua lời nói, hắn dùng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ: “thét” “quát” “hầm hè” “nham nhảm thét”,… Thể hiện rõ ràng nhất qua hành động. Mặc dù anh Dậu đang bị ốm nặng, chị Dậu tha thiết van xin, quỳ lạy nhưng hắn vẫn sẵn sàng bắt và đánh anh Dậu.

Người nhà lí trưởng lo lắng không dám hạ thủ trước một người ốm nặng thì chính hắn là kẻ trực tiếp ra tay. Hắn “giật phắt cái thừng” từ tay người nhà lí trưởng “chạy sầm sập đến để trói anh Dậu”. Hắn là kẻ vô nhân tính, tàn bạo. Trước sự can ngăn của chị Dậu hắn chẳng ngại ngần “bịch luôn vào ngực”, “tát vào mặt”,… ngay cả với một người phụ nữ hắn cũng sẵn sàng đánh đập. Hắn quả thật không bằng loài cầm thú.

Bên cạnh tên cai lệ độc ác, bất nhân lại hiện lên hình ảnh của một chị Dậu có hoàn cảnh đáng thương nhưng giàu tình yêu thương và sức phản kháng mãnh liệt.

Gia đình chị vốn là hạng cùng đinh trong làng, chạy vạy vất vả mãi mới lo được tiền sưu cho chồng, nay lại thêm tiền sưu cho người em đã mất, khiến gia đình chị càng khốn đốn hơn. Chị bán cả chó, cả con mà vẫn không đủ tiền nộp sưu, giữa tình cảnh đó thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào đòi bắt lôi anh Dậu đi. Tình cảnh hết sức khốn cùng và thảm thương.

Tình yêu thương của chị được thể hiện rõ nhất qua lời nói, hành động với chồng. Chị lấy bát cháo mang lại cho chồng, chị ngồi nhìn anh ăn và lo lắng từng miếng anh có ăn ngon miệng không. Dáng vẻ của người đàn bà ấy thật đáng trân trọng làm sao. Chị cũng khốn khổ chạy vạy khắp nơi, nhưng đến lúc này chị chỉ suy nghĩ cho chồng, cho con mà không hề quan tâm đến bản thân mình.

Khi cai lê đến chị hết sức van xin, khất sưu, chị hạ mình trước tên cai lệ mạt hạng để chồng không bị đánh trói. Khi mọi sự nỗ lực của chị đều bị khước từ chị sẵn sàng đứng lên đánh nhau với chúng để bảo vệ chồng. Chị quả là một phụ nữ thủy chung, yêu thương chồng mình hết mực.

Nhưng không dừng lại ở đó, trong phụ nữ nông dân chất phác ấy còn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sự phản kháng của chị thể hiện theo trình tự hết sức hợp lí từ chỗ cố gắng van xin, đến chống cự bằng lí lẽ và cuối cùng là đáp trả bằng hành động. Sự phản kháng của chị là bột phát nhưng cũng phần nào cho thấy sức sống tiềm tàng trong chị và những người nông dân như chị.

Khi bị áp bức, bị dồn đến bước đường cùng chắc chắn họ sẽ vùng lên đấu tranh: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Chị Dậu vốn là người phụ nữ mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng yêu thương, chịu đựng nhưng không hề yếu đuối. Trái lại chị có một tinh thần phản kháng và sức sống mãnh liệt. Chị là đại diện điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Tác phẩm thành công ở nghệ thuật xây dựng truyện. Tình huống truyện giàu kịch tính, được đẩy lên cao trào. Chính những xung đột mâu thuẫn đã làm cho tính cách mỗi nhân vật được bộc lộ. Tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ chưa đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật: cai lệ độc ác, bất nhân đại diện cho bộ máy cầm quyền; chị Dậu yêu thương chồng con, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, đại diện cho vẻ đẹp người nông dân. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, giản dị, dễ hiểu, mang hơi thở thời đại.

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị tác giả đã cho thấy cuộc sống của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Lên án những kẻ cầm quyền độc ác, nhẫn tâm đàn áp, áp bức nhân dân đến bước đường cùng. Đằng sau đó còn là thái độ yêu thương, cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân.


2. Phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Bài tham khảo 1:

Trong giai đoạn 1936 – 1939, văn đàn Việt Nam xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trí, hình thành một trào lưu văn học hiện thực phê phán mạnh mẽ xã hội và phản ánh sinh động cụ thể những nỗi đau khổ, lầm than của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của dòng văn học này. Tắt đèn là một tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố. Đó là một bản cáo trạng lên án chế độ thối nát của bọn thực dân phong kiến, đồng thời Tắt đèn còn xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tiêu biểu cho phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương chồng con sâu sắc và có tinh thần đấu tranh chóng áp bức.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ kể lại sau khi anh Dậu bị ngất xỉu ờ sân đình, sợ bị vạ lây, bọn tay sai đem anh Dậu trả về cho gia đình như một cái xác chết. Chị Dậu cùng bà con hàng xóm ra sức chăm sóc cho anh Dậu. Chị vô cùng đau đớn xót xa, lo lắng cho mạng sống của chồng. Chi ân cần chăm sóc từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho anh Dậu.

Trong lúc anh Dậu đau nặng, chị đã rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng năm và dịu dàng nói “Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột”. Rõ ràng chị đã tận tụy, hết lòng chăm sóc chồng. Việc làm của chị xuất phát từ lòng yêu thương chân thành sâu sắc của người vợ. Chị cố ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không. Hình ảnh này khiến em liên tường đến bà Tú, vợ của Tú Xương cũng tần tảo, đảm đang lo lắng và hy sinh tất cả cho chồng con.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Những tình cảm cao đẹp đó chính là đặc điểm tiêu biểu nhất của người phụ nữ Việt Nam. Cũng chính vì tình cảm vợ chồng cao đẹp, chị Dậu đã dũng cảm đấu tranh chống lại bọn tay sai để bảo vệ người chồng yêu quý.

Khi anh Dậu đang run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã rầm rập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Chúng chưa hành hung nhưng mồm vẫn còn chửi bới mỉa mai. Đối phó với hoàn cảnh bất ngờ đó, thái độ ban đầu của chị Dậu hoàn toàn bị động, chị run run van xin đến thiết tha nài nỉ: “Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại”.

Chị đã hạ mình nhẫn nhục khi xưng hô ông,á để bảo vệ tính mạng của chồng. Nhưng chúng nào có nghe, bọn tay sai vẫn hung hăng xông tới. Bọn chúng giật phắt dậy thừng, đùng đùng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Đến giờ phút này, trước sự ức hiếp tàn bạo cùa chúng, chị không còn nhẫn nhục được nữa, rõ ràng nước càng tức càng vỡ bờ, chị đã chù động đấu tranh chống lại kẻ thù.

Tinh thần phản kháng biểụ hiện ở thái độ và hành động. Chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi. Lần cuối, chị không gọi chúng bằng ông và xưng con, cháu nữa, mà là mày với bà, chị đã tự đặt minh trên kẻ thù và giành thế chủ động: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Hàng động của chị quyết liệt và nhanh như cắt chị nắm ngay gậy cùa hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Câu nói đầy vẻ thách thức cùng với hành động quyết liệt vừa là một câubiểu hiện của lòng thương yêu chồng, vừa cho thấy sự dũng cảm, tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị. Rõ ràng là “tức nước bờ”. Câu nói đầy khí phách của chị Dậu “Thà ngồi tù chứ đề cho bọn chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” biểu hiện mãnh liệt sức phản kháng, lòng căm thù giai cấp chất chứa từ lâu. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu chị cam chịu, giờ đây không dằn được nữa, nhất là chúng đã cố tình hành hạ anh Dậu. Chị đã lấy thân che chờ cho chồng mà cũng không yên, cuối cùng chị đã vùng lên đấu tranh chống lại áp bức với một sức mạnh quật khởi của lòng căm thù.

Hành động của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chứng minh rằng “ờ đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh”. Sự phản kháng của chị Dậu cũng là một biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, dù mang tính cách tự phát, nhưng vẫn thể hiện một tiềm lực tốt cùa giai cấp nông dân. Khi có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân vùng lên đấu tranh với sức mạnh quật khời bằng ý thức tự giác cách mạng.

Với nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật qua các diễn biến căng thẳng của tinh tiết. Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. Đó là hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám có lòng thương yêu chòng, có tinh thần đấu tranh dũng cảm chống mọi áp bức, bất công cùa chế độ thực dân phong kiến.

Bài tham khảo 2:

Tức nước vỡ bờ thuộc một phần nhỏ trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Tác phẩm cho thấy bộ mặt tàn ác của lũ thực dân nửa phong kiến ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân. Nhưng trên hết vẫn là sự ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân mà đại diện chính là chị Dậu.

Hoàn cảnh gia đình chị Dậu hết sức nghèo khó, khốn khổ, gia đình chị là hạng cùng đinh trong làng. Những ngày đóng sưu là những ngày khốn đốn, cực khổ nhất của gia đình chị. Chị phải bán cả chó, cả con mà vẫn không đủ tiền sưu cho chồng và người em đã mất.

Đằng sau nỗi thống khổ ấy lại hiện lên một người phụ nữ vô cùng đẹp đẽ về nhân cách. Trước hết chị là người yêu chồng, thương con tha thiết. Anh Dậu vừa được thả về, chị Dậu được bà cụ hàng xóm cho ít gạo, chị nấu cháo cho cả nhà ăn. Cháo nguội chị mang đến một bát lớn đến chỗ chồng, dùng những lời lẽ thật dịu dàng động viên anh Dậu: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp hít cháo cho đỡ xót ruột” rồi cố nán lại xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chị quả thật là một người phụ nữ đảm đang, chu đáo và hết sức quan tâm đến chồng.

Anh Dậu vừa thoát chết sau trận đòn ngoài đình, chưa kịp ăn bát cháo thì bọn cai lệ đã ập tới. Vấn đề quan trọng nhất với chị lúc này là làm sao giữa được tính mạng cho chồng. Đặt chị Dậu vào tình huống nguy cấp, gay cấn như vậy một lần nữa giúp bộc lộ tình yêu thương chồng sâu nặng của chị.

Bọn cai lệ vô cùng hung hãn, chúng xông vào định bắt trói anh Dậu lôi ra ngoài đình. Trước tình thế đó, ngay lập tức chị Dậu đã van xin tên cai lệ và nhưng mọi lời van xin đều bị cự tuyệt, chị còn bị tên cai lệ đánh, cuối cùng chị đứng lên đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, quyết tâm bảo vệ chồng đến cùng. Trước cường quyền, chị không hề tỏ ra nao núng sợ hãi, mối quan tâm duy nhất của chị là phải bảo vệ được người chồng đang đau ốm của mình.

Không chỉ là một người phụ nữ yêu thương chồng con chị còn là một người có sức phản kháng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sự phản kháng của chị được thể hiện qua các chặng hết sức logic với nhau. Lúc đầu chị tha thiết van xin, hi vọng rằng chúng thương tình mà tha cho chồng chị: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”.

Tiếp đến là chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô của chị đã có sự chuyển biến từ “ông-con” chuyển sang “ông-tôi” cho thấy chị không còn kẻ dưới mà là kẻ ngang hàng. Đỉnh cao của tinh thần phản kháng là màn đấu lực: “Chị Dậu nghiến hai hàm răng: – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Cách xưng hô cho thấy chị Dậu đã ở trong tư thế khác, tư thế của kẻ bề trên. Nói đoạn chị liền túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, kết quả của màn đấu lực phần thắng đã thuộc về chị Dậu.

Các chặng phát triển trên cho thấy Ngô Tất Tố đã miêu tả chính xác cảnh “tức nước vỡ bờ” của người nông dân. Mặc dù hành động phản kháng của chị Dậu là bột phát nhưng cũng cho thấy sức sống tiềm tàng của người nông dân. Chị Dậu là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Để xây dựng bức chân dung đẹp đẽ về nhân cách chị Dậu tác giả đã vận dụng linh hoạt các yếu tố nghệ thuật khác nhau. Trước hết là xây dựng tình huống truyện giàu kịch tính, căng thẳng, phát triển theo tầng bậc từ đó bộc lộ tính cách tốt đẹp của nhân vật. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật được thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, đặc biệt tác giả sử dụng lớp ngôn từ giàu tính khẩu ngữ, góp phần thể hiện tâm hồn, tính cách của đối tượng.

Bằng ngòi bút đậm chất hiện thực, Ngô Tất Tố không chỉ vạch trần bộ mặt bất nhân của giai cấp cầm quyền mà còn cho thấy vẻ đẹp của người nông dân. Nhân vật chị Dậu là đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam: giàu tình yêu thương và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đằng sau trang văn còn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca với những người phụ nữ Việt Nam.

Bài tham khảo 3:

Ngô Tất Tố là nhà văn hiểu biết sâu sắc đời sống và tâm trạng của quần chúng, có cái nhìn đúng đắn đối với quần chúng. Chúng ta trở lại nhân vật chị Dậu. Chị Dậu là người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột tàn tệ. Cuộc đời của chị quằn quại trong bùn lầy và bóng tối. Nhưng chị lại là người có một phẩm chất cao quý, đẹp đẽ.

Chị Dậu là người hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, thương chồng, thương con rất mực. Chị có thể tiêu biêu cho lớp phụ nữ nông dân Việt Nam, cần cù lao động, chịu thương, chịu khó. Nhưng có một lúc, con người hiền lành ấy đã cả gan đánh lại bọn đầu trâu mặt ngựa để bảo vệ cho chồng.

Tuy hành động ấy mới chỉ có tính chất tự phát và nhất thời, nhưng cũng phần nào nói lên được ý chí không chịu khuất phục của những con người bị chà đạp, dày xéo. Đó là một hành động đẹp đẽ. Lời nói của chị Dậu là một lời phản kháng đanh thép:” Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ!”. Trong lúc bị hà hiếp quá đáng, người đàn bà ấy có thể liều chết chống lại bọn thống trị: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”…

Nếu uy lực không hoàn toàn đè bẹp được chị thì tiền tài cũng không mua chuộc được chị, tuy có khi chỉ vì một đồng bạc, chị đã cắt đứt tình ruột thịt, mang con bán cho nghị Quế. Cái đêm chị bị tên tri phủ tìm cách cưỡng hiếp, chị đã cương quyết chống lại và đã thắng được con thú vật đáng ghê tởm. “Quan phủ lóp ngóp đứng dậy, mở ví lấy nắm giấy bạc độ hơn chực đồng, chài vào tận mặt chị Dậu. Ngài thở và nói: “Có muốn lấy tiền tao cho!”. Chị Dậu giằng nắm bạc vứt tọt xuống đất.

Cái đêm “quan cụ” định diễn lại tấn tuồng của tên tri phủ kia, chị Dậu cũng cho hắn một bài học đích đáng. Bên cạnh tính chất đê hèn của bọn quan lại giàu có, phẩm chất đạo đức của người đàn bà nông dân nghèo khổ càng sáng tỏ, đẹp đẽ.

Đối lập với quần chúng là bè lũ thống trị, những bọn mặt người dạ thú, tàn bạo, tham lam và dâm dục. Nếu Ngô Tất Tố thành công trong việc biểu hiện quần chúng, thì ông cũng đã thành công trong việc tố cáo những cái xấu xa thối nát của giai cấp thống trị.

Những lí trưởng lí cựu, chánh hội, phó hội cho đến viên tri phủ, vợ chồng nghị Quế.v.v… đều là một bọn người đang xúm nhau lại hút máu mủ nhân dân. Sưu thuế là tai họa đối với nhân dân nhưng lại là món béo bở đối với chúng. Vì sưu thuế chị Dậu đã bán khoai, bán lúa, bán chó, bán con, vì sưu thuế anh Dậu bị cùm kẹp, đánh đập suýt chết; nhưng bọn cường hào, quan lại thì nhờ sưu thuế mà được ăn, được uống, được hút lại có tiền bỏ túi. Chúng mưu mô lợi dụng cảnh hoạn nạn của quần chúng để làm giàu, để hưởng thụ.

Đọc Tắt đèn chúng ta thương cảm những người lao khổ bao nhiêu thì lại càng căm ghét bọn thống trị bấy nhiêu. Bức tranh xã hội càng chân thực thì càng có sức mạnh tô cáo và càng có tác dụng giáo dục cho công chúng lòng căm thù sâu săc đôi với chế độ áp bức, bóc lột. Thái độ của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn rất rõ rệt.

Đối với quần chúng, ngòi bút PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả dạt dào một tấm lòng thông cảm sâu sắc còn đối với bọn quan lại, cường hào ngòi bút của nhà văn lại đầy giọng đả kích, châm biếm. Ngô Tất Tố không hề e dè trong việc vạch trần tính chất bỉ ôi, vô nhân đạo của bọn thống trị.

Thái độ của nhà văn là một thái độ chiến đấu. Tính chiến đấu toát ra từ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Cố nhiên, cũng như những nhà văn hiện thực khác lúc bấy giờ, với nhãn quan giai cấp của mình, Ngô Tất Tố chưa thể nhìn thấy bước đường sắp tới của lịch sử. Kết thúc Tắt đèn, chị Dậu chạy vào đêm tối, “mịt mù như tiền đồ của chị”.

Nhưng đứng về quan điểm lịch sử, chúng ta không thể nhất thiết đòi hỏi nhà văn phải có một cái nhìn cách mạng đối với xã hội được. Ngô Tắt Tố dũng cảm bóc trần mâu thuẫn của xã hội, nói lên đời sống cơ cực và phẩm chất tốt đẹp của những người bị áp bức, vạch trần chân tướng của bọn thống tri, đó là những thành công đáng cho chúng ta trân trọng.

Bài tham khảo 4:

Tắt đèn là tác phẩm hiện thực xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về nông thôn Việt Nam trước Cánh mạng tháng Tám 1945. Nhân vật chính nồi bật chính của tác phẳm lả chị Dậu, người phụ nữ nông dân với nhiều phẩm chất đáng quý. Đặc biệt qua đoạn trích Con có thương thảy thương u… thuộc chương X và XI của tiêu thuyết Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã ít chú ý kể sự kiện mà đi sâu diễn tả nỗi niêm bên trong để làm nỗi bật tâm lí và tính cách nhân vật. Một trong những nét nôi bật của tính cách ấy là tấm lòng thương con của chị Dậu.

Các sự kiện của hai chương rất đơn giản: văn tự bán con đã đóng triện của lí trưởng, chị Dậu về nhà báo cho cái Tí biết việc nó đã bán rồi dẫn con, dắt chó sang nhà Nghị Quế.

Thương con là đặc điểm nỗi bật của trái tim người mẹ, nhưng thương con mà phải bán con để cứu chồng khỏi bị đánh đập hành hạ vì thiếu thuế lúc ốm đau thì chỉ có chị Dậu và tài năng phân tích tâm lí của nhà văn. Thương con, nên mọi việc mua bán đã xong, chị Dậu không nỡ nói ra ngay sự thật về việc cái Tí bị bán. Nhưng càng chậm nói ra sự thật, chị Dậu càng đau đớn. Chương X giống như một cuộc đối thoại ngâm giữa nỗi đau sâu kín của chị với những lời nói, cử chỉ của hai đứa con ngoan, hiêu thảo và rất ngây thơ. Tác giả đã khéo léo làm cho người đọc đau với nỗi đau chị Dậu!

Thằng Dần vô tâm và ngây thơ, không hiểu rõ cảnh nhà. Nó hỏi mẹ nó đỉ đâu từ trưa đến giờ, có mua được gạo không, vì sao mẹ về mà không có gạo. Cái Tí sớm chia sẻ lo toan với mẹ. Điều mà nó quan tâm là thầy nó được cởi trói chưa? Vì sao nón của mẹ rách tan tành, tay buộc giẻ. Thấy mẹ không trả lời, nó kể việc nhà: nào là cái Tỉu quấy khóc, nó phải lèo đèo cắp em ở sườn để hì hụi rửa khoai, tra nồi xin lửa nhóm bếp, nào là củi ướt chảy ướt chả; hì hụi mãi vẫn không cháy cho, thế mà nó vẫn luộc chín nồi khoai. Thẳng Dần vòi vĩnh, quấy nhiễu bao nhiêu, thì cái Tí lại tỏ ra ngoan bấy nhiêu. Nó mắng em sa sả, không cho em làm tội mẹ. Nó muốn chia sẻ nỗi đau của mẹ cha. Nó tìm mọi cách làm mẹ vui lòng để vơi bớt nỗi đau. Mẹ về, nó chào mẹ đon đả. Nó kể chuyện nhà bằng giọng hú hí. Nó gọi cái Tỉu bằng cô ả, cô ta. Nó kể chuyện giống như pha trò. Tí ấy hồi mãi, kể mãi mà mẹ vẫn chẳng nói gì, cái Tí cố làm cho mẹ vui, phải trò chuyện với nó bằng câu hỏi: “U bảo con có ngoan không?”

Nhưng chị Dậu không trả lời. Thơ thẩn… rồi chị Dậu vẫn không nói gì. Buồn rầu.. – Sau những câu hỏi, sau câu chuyện con cà, con kê của cái Tí, câu văn trên được láy đi láy laiij giống như một điệp khúc làm nổi bật sự im lặng kéo dài của chị Dậu. Chị Dậu về nhà là để báo cho cái Tí một cái tin rất buồn, rất đau. Chưa hay biết về sự nghiệt ngã đang chờ đợi, cái Tí cố làm cho mẹ được vui, được khuây khỏa. Làm sao có thể nói được với một đứa con như thế, rằng nó đã bị mẹ bán đi. Trong sự im lặng của chị Dậu có nỗi đau tê tái hòa lẫn với tình thương sâu kín không nói lên lời, không dmas làm đau lòng cái Tí với cái tin sét đánh ấy.

Tình huống ngày càng căng thẳng cùng với hàng loạt hành động tiếp theo của cái Tí. Nó lễ mễ bưng rổ khoai luộc. Nó bới từ trôn rổ bới lên, gắp những mẩu khoai to xếp đầy hai bát Nó đặt một bát lên bàn thờ để dành phần cho thầy nó, rồi dặn em không được ăn vèn. Tuy mẹ không trả lời, cái Tí cũng đang vui. Dường như chỉ cần có cái ăn, có mẹ, được giúp đỡ mẹ là nó đã vui rồi.

Bằng cái dáng bộ vui vẻ, nhẹ nhàng, nó đặt một bát lên chõng mời mẹ ăn khoai. Thằng Dần ngồi sán bên cạnh rổ khoai và nuốt nước dãi ừng ực. Cái Tí lật đật chạy đi tìm quạt để quạt cho khoai chóng nguội. Khi rổ khoai vừa đi hết khói, hai đứa trẻ xúm lại… Những sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của hai đứa trẻ ngây thơ vô tình lộ ra từ nãy đến giờ, hình như là những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột chị Dậu.

Nỗi đau của chị Dậu trào ra thành dòng nước mắt. Càng nhìn chúng nó, chị càng nước mắt ngắn dài. Cái Tí bắt đầu cảm thấy có một cái gì không bình thường trong sự im lặng kéo dài và những giọt nước mắt của mẹ nó. Nó giục mẹ ăn khoai để có sữa cho em bé bú. Nó bưng bát khoai chìa tận vào mặt mẹ. Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi lại đặt xuống chống. Thái độ của cái Tí từ chỗ ngạc nhiên, chuyển qua băn khoăn và giờ đầy vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt. Kịch tính được đẩy lên đến cao trào khi chị Dậu báo với cái Tí rằng nó chỉ còn được ăn ở nhà với các em bữa cuối cùng này thôi. Chị Dậu vẫn tránh không nói tới chữ bán.

Ngô Tất Tố miêu tả tâm lí vô cùng tinh tế. ông rất am hiểu tâm lí con người, nên không để cho chị Dậu nói ra cái tiếng bán rất tàn bạo ấy. Một người yêu con như chị Dậu không nỡ và cũng không thể nói ra tiếng bán con. Nhà văn để ra tiếng bán ấy phát ra từ miệng cái Tí khiến chị Dậu, và cả chúng ta, những người đọc, càng thêm đau đớn; “U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp! U để con ở nhà chơi với em con”. Ngô Tất Tố sử dụng rất tài tình các chi tiết ngoại hình miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. Biết có chuyện chẳng lành, nhưng chưa hiểu hết ý câu của mẹ, cái Tí xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: “Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?” Quá là bất ngờ khi nghe mẹ nói rằng sẽ phải ăn ở nhà cụ Nghi thôn Đoài, , cái Tí giẫy nẩy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc…

Thương con, đau đến thắt lòng chị Dậu chỉ thổn thổn, thức thức, không nói lên được câu gì. Bộ mặt sầu thảm dần dần ngả xuống, đối thẳng với mặt con bé đương bú. Thương con, chị Dậu không nỡ nói ra sự thật về việc cái Tí bị bán. Càng chậm nói, chị càng giữ mãi nỗi đau và sự hồi hộp riêng. Khi sự thật được nói ra, nỗi đau vỡ òa, chị Dậu cố tỏ ra quả quyết, giả câm giả điếc để dẫn con, dắt cho sang nhà Nghị Quế. Càng tỏ ra quả quyết, càng giả điếc giả câm, trái tim chị càng tan nát với nỗi niềm riêng. Chương X và XI được gắn kết với nhau bằng sự diễn biến tâm trạng đầy kịch tính ấy.

Những giọt nước mắt của chị Dậu ở cuối chương trên, tiếng khóc, tiếng lải nhải của cái Tí và thằng Dần ờ đầu chương này chuẩn bị cho nỗi đau lên đến điểm đĩnh trong tâm trạng chị Dậu. Chị Dậu càng rũ rượi. Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân. Một lúc sau, chị đứng phắt dậy với dáng điệu quả quyết:

– Thôi, phải tội với trời, mẹ chịu! Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!

– Tức thì chị chùi nước mắt và đi làm những việc… đau đớn nhất. Các hành động đứng phắt dậy, cử chỉ chùi nước mắt biểu hiện ý nghĩ dứt tình thái độ quả quyết của chị Dậu. Chị xích con chó cái buộc vào cột nhà, nhốt đàn chó con vào rổ thưa trên có mẹt đậy và lạt chằng chắc chắn. Chị lục quần áo của cái Tí gói lại cho cái Tỉu bú thêm lúc nữa. Xong xuôi, một tay bưng rổ chó con lên đầu, một tay cầm xích dắt con chó cái, chị giục cái Tí đội nón, cắp lấy gói quần áo đễ sang bén cụ Nghị. Nhưng chi Dậu càng quả quyết thl cái Tí càng níu kéo, xin van. Sự mâu thuẫn áy là nỗi đau tan đàn xẻ nghé, là tiếng lòng ai oán nhất cùa người dân chế độ sưu thuế đương thời.

Chị Dậu cương quyết nhưng phải chứng kiến cảnh cái Tí vừa lau sạch nước mắt, lại mếu, lại giàn giụa nước mắt, chị càng đau đớn. Vừa giục con đội nón, ôm lấy gói quần áo để ra đi, chị đã sụt sịt. Thấy cái Tí nhếch nhác mếu máo khóc, chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt. cố kiếm lời thấm thía để khuyên con nhưng bản thân chị lại nức nở. Tâm trạng chị Dậu khép lại bằng một đoạn văn có rất nhiều dư âm: Với những tiếng thổn thức trong đáy tím những giọt nước mắt luôn luôn đọng ở gò má, chị Dậu cố sống cố chết nhũng nhẵng dẫn con chó lẽo đẽo dưới ánh nắng mùa hè. Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc mong cho chóng đến nhà cụ Nghị.

Chị Dậu, với lòng thương con trong hoàn cảnh éo le này, là điểm sáng của tác phẩm Tắt đèn. Qua đó, hình ảnh, phẩm chất cao đẹp cùa người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám được tô đậm.

Ngô Tất Tố xứng đáng là nhà văn của nông dân. Ông am hiểu và cảm thông sâu sắc với đời sống tủi cực của những con người suốt đời cổ cày vai bừa. Bằng tài năng và tấm lòng, ông đã thể hiện thấm thìa nỗi đau tan cửa nát nhà, mẹ con, chị em phân lìa do thuế nặng, sưu cao mà những người nông dân đã phải trải qua dưới chế độ thực dân, phong kiến.


3. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Bài tham khảo 1:

Tức nước vỡ bờ là chương thể hiện rõ cách nhìn con người trên binh diện giai cấp của Ngô Tất Tố. Qua đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện lên như là mối xung đột có kịch tính cao giữa bọn thống trị tay sai và người nông dân bần cùng khốn khổ vì sưu thuế. Bên cạnh những bộ mặt hung hăng tàn ác của bọn tay sal như cai lệ và người nhà lí trưởng .là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân – nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy tới chân tường, cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mười bảy chương truyện trước đã thuật lại biết bao cảnh khốn cùng của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Thuộc loại nghèo bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu ốm liệt giường. Mọi việc dồn vào một tay chị Dậu lo toan chạy vạy. Chị đành bán chó, bán con trong cảnh mua bán cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế, phải nếm những nắm đắm của bọn lính và người nhà lí trưởng. Anh Dậu lại bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự tàn nhẫn, nỗl khốn cùng ngày càng quá quắt, vượt sức chịu đựng của người phụ nữ đáng thương ấy. Nộp xong suất sưu của chồng, chị những tưởng trả xong món nợ nhà nước. Nào ngờ bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng nốt suất sưu của Hợi. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác trả về cho chị anh Dậu rũ rượi như một xác chết. May có hàng xóm giúp đỡ, chị đâ cứu được chồng. Áy thế mà anh Dậu vừa run rầy cầm bát cháo bọn họ đã rủa sả: uổng tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy á?”. Anh sợ quá lăn ra phản, không nói nên lời. Tên người nhà lí trưởng còn mỉa mal và sau đó đe đọa dỡ nhà. Căng thẳng nhất là lúc cal lệ bịch luôn vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị một cái đánh đốp.

Trong Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiêu trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám tru tréo, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuê thực dân, phong kiến: “Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời”. Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứú sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho so phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng “Còn như mẩy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả”.

Trong cảnh tức nựớc vỡ bờ, diễn biến tâm lí chị Dậu được miêu tả tinh tế và nhất quán. Chị có thể nhẫn nhục chịu đụrìg^am phận người dân thấp cổ bé miệng, nhưng khi bọn tay sai qụá tàn ác đẩy chkđến chân tường, chị cung biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện khả năng phần kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lọ chọ chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ I tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: “Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất…”

Chị lập luận khá đanh thép, có sự thuyết phục lớn, có lí, có tình:

“Khốn nạn Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!”

Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô “ông-cháu”, chị Dậu chuyển qua “ông-tôi” với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ “mày” và ngang nhiên thách thức: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Tư thế là tức nước vỡ bờ! Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa. Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hlnh ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hàl hước bấy nhiêu.

Thương thay anh Dậu, con người được bảo vệ phải lên tiếng – tài tình và tinh tế thay ngòi bút của Ngô Tất Tố! Tiếng nól hiền lành, cam chịu lại là lời tố cáo bọn thống trị có glá trị nhất: “U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội”. Chị Dậu như đã lênlên đến lưng cọp. Nghe anh Dậucan, chị cảng phẫn uất: “Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật, có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu lậ sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân mình che chở đòn roi cho chồng. Vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng thà ngồi tù.

Qua cảnh “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là “bức chân dung lạc quan”, Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong “một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa”. Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòỉ bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Bài tham khảo 2:

Văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 có những cây bút đỉnh cao viết về đề tài người nông dân như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và một trong những gương mặt tiêu biểu ấy ta không thể không nhắc đến Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng chị Dậu, người nông dân có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khi bị dồn đến bước đường cùng sẽ vùng lên đấu tranh. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống mạnh mẽ của chị.

Hoàn cảnh gia đình chị Dậu lúc bấy giờ hết sức đáng thương. Gia đình nghèo nàn, là hạng cùng đinh nhất trong những nhà cùng đinh. Chạy chọt để đủ tiền sưu cho chồng đã cả là một nỗ lực phi thường của chị Dậu, nhưng nay phần sưu của người em đã mất cũng phải nộp đã khiến gia cảnh của chị càng cùng túng, quẫn bách hơn.

Đoạn trích mở đầu bằng cảnh anh Dậu từ ngoài đình trở về, thân mình tàn tạ, còn chị Dậu tất tưởi nấu cháo cho chồng. Để làm rõ tính cách của nhân vật, Ngô Tất Tố đã đặt nhân vật vào tình huống điển hình, đầy thử thách: một người đàn bà chân yếu tay mềm, thân phận hèn mọn, sẽ phải làm gì để đối phó lại với bọn chính quyền tay sai độc ác, hung hãn.

Trong hoàn cảnh gia đình đang vô cùng đáng thương như vậy, anh Dậu vừa kề vào miệng bát cháo thì lũ tay sai sầm sập tiến vào. Anh Dậu sợ hãi, lăn đùng ra ngất, không nói được câu gì. Để lại người đàn bà cùng những đứa con nheo nhóc chiến đấu lại lũ tay sai hung hăng.

Tự chị Dậu biết mình đang thiếu sưu, tức chị tự đặt mình là kẻ có tội, bởi vậy ban đầu chị hết sức van xin, mong cho chúng sẽ tha cho gia đình mình. Hành động van xin ấy không phải là một tinh thàn hèn nhát, yếu đuối mà là con người hiểu chuyện. Chị hiểu rõ tình cảnh của gia đình mình, dù sao vẫn là kẻ thiếu sưu nhà nước, còn những kẻ kia chỉ đang thi hành công vụ. Đặc biệt chị còn hiểu thân mình chỉ là củ khoai cái kiến, chống lại tức là làm hại đến thân và cả gia đình. Lời van nài khẩn thiết của chị cũng là mong những người thi hành kia còn chút lương tri mà tha cho hoàn cảnh éo le của gia đình chị.

Nhưng mọi lời van xin, mọi lời khẩn cầu của chị đều trở nên vô ích, khi chẳng những tên cai lệ không tha mà còn có những hành động hết sức dã man, những lời nói tục tĩu: mày nói cho cha mày nghe đấy à?; Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!; hắn sẵn sàng bịch vào ngực chị Dậu và cố nhảy xổ ra để trói bằng được anh Dậu.

Đến lúc này, chị không còn cách nào khác là chống cự, sự phản kháng đầu tiên của chị là ở lời nói: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” . Ta nhận thấy rằng trong lời nói của chị không còn là ông – con, mà đã chuyển sang xưng ông – tôi, tức trong tư thế ngang hàng. Chị đưa ra lí lẽ, đạo lí ứng xử của một con người để đấu lí với tên cái lệ độc ác. Nhưng sự độc ác, bất nhân trong tên cai lệ không thèm đếm xỉa gì đến chị, hắn ta sẵn sàng tiến lên một bước, đánh cái bốp vào mặt người phụ nữ nông dân hiền lành. Và ngay lập tức định bắt trói anh Dậu lôi ra đình. Và đến lúc này, chị Dậu đã không còn nín nhịn, nhún nhường nữa mà vung lên, bằng lời lẽ vô cùng căm phẫn:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem

Lời nói đầy thách thức, cảnh cáo tên cai lệ hãy dừng lại ngay sự độc ác, thú tính của mình. Đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh của người phụ nữ có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Có lẽ trong văn học đương thời chưa có một người phụ nữ nào ngang tàng, bản lĩnh đến như vậy. Và tột cùng của sự căm giận, chị đã xông vào đánh nhau với tên cai lệ. Với sức khỏe của người đàn bà lực điền, chị nhanh chóng hạ gục tên cai lệ lẻo khẻo ngã chổng qèo giữa sân. Sự chống trả quyết liệt của chị Dậu đã cho thấy quy luật của cuộc sống, tức nước ắt sẽ vỡ bờ, khi bị dồn đến bước đường cùng bất cứ ai cũng sẽ vùng lên để giải phóng chính mình. Mặc dù cội nguồn của hành động đó xuất phát từ tình yêu thương chồng con, nhưng nó đã phần nào cho thấy sức mạnh phản kháng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt cho chị Dậu nói riêng và người nông dân nói chung.

Bằng ngòi bút phân tích và miêu tả tâm lí xuân sắc, Ngô Tất Tố đã cho thấy sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Sức sống, sự phản kháng ấy chính là mầm mống cho ngọn lửa đấu tranh giành độc lập sau này. Quả đúng như một nhà văn đã nhận xét: Viết Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn.


4. Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát.

Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình, anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.

Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, …” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.

Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng – cai lệ và người nhà lí trưởng.

Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa… “ làm cho hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”

Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ – có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.

Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm).

Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.

Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.

Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt nam.


5. Phân tích nhân vật vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Bản chất của bọn quan lại, địa chủ thời thực dân phong kiến ỉà dùng mọi thủ đoạn để làm giàu trên xương máu của nhân dân lao động nghèo khô. Vợ chồng Nghị Quế là hình ảnh tiêu biểu sâu sác nhất đã được Ngô Tất Tố xây dựng thành cồng trong tác phảm Tắt đèn. Hình ảnh độc ác, tàn nhẫn của ông Nghị, bà Nghị trong tác phẩm đã giúp ta hiểu thêm về tầng lớp địa chủ thời ấy.

Trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1936-1939, nhân dân ta đang chịu cảnh một cổ hai tròng: thực dân và phong kiến. Thuế thân, thứ thuế đánh trên đầu người rất nặng nề làm cho nhân dân ta vốn không đủ ân, đủ mặc, lại càng trờ nên khánh kiệt, điêu đứng.

Đã vậy, bọn địa chủ chỉ nhờ dịp thuế ngặt nghèo, khi cánh cổng làng Đỏng Xá đóng lại, trâu không được ra đồng làm việc là chúng tha hồ giở thủ đoạn tàn bạo nhất để mua rẻ bán đắt từ tài sản đến sức lao động của người nghèo khổ nhất. Phải, chính thời điểm ấy, vợ chồng Nghị Quế đâ có dịp bộc lộ bản chắt tàn ác, bát nhân mua ổ chó và đứa con ruột của chị Dậu.

Trước hết, Nghị Quế là loại địa chủ ngu dốt, vọng ngoại mù quáng, lại rất keo kiệt bủn xỉn. Hắn cho rằng theo Tây, giống Tây là sang trọng nên dặn vợ phải gọi con cái là mợ như bà phán, bà kí trên tỉnh. Nói nâng như vậy là văn minh. Từ xưng hô đến cách bảy biện trong nhà đều cải tiến. Hắn treo tranh quảng cáo sữa bò giữa hai câu đối trong phòng khách!

Tuy nhiên, cách ăn uống của nó thô thiển, thiếu vân hóa, lại mất vệ sinh. Hắn súc miệng ỏng ọc mấy cái, nồi nhổ toẹt xuống nền nhà. Hắn có một cái dinh cơ lớn mà một đĩa glò kho ăn làm mấy bữa. Còn dư lại bà Nghị phải đếm từng miếng, giao hẹn với người giúp việc. Nhân lúc sưu thuế ngặt nghèo, vợ chồng Nghị Quế đã dùng thủ đoạn “ông đánh bà xoa” để mua rẻ chó của chị Dậu. Túng cùng, sợ anh Dậu đang đau ốm mà bị hành hạ, đánh đập, chị Dậu đứt ruột bán cái Tí.

Nhân tiện, vợ chồng Quế mua luôn đàn chó với giá rẻ. ông nghị dùng thủ đoạn “ức hiếp”, “dọa nạt”, dồn chị Dậu vào thế bí, biểu hiện qua các cử chỉ đập tay xuống sập, quát…, qua giọng nói lúc thì quát, lúc thì cáu…, qua lời nói: “Bán thì đi làm văn tự. Không bán thì về. về thẳng!”… Trái lại, bà Nghị dùng thủ đoạn “dỗ dành”, làm ra “thông cảm” biểu hiện qua cử chĩ an ủi:

Thôi thế này, chó tao cũng mua vậy, cả chó con lẫn chó cái sang đây tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai. Thế là mày đủ tiền nộp sưu lại khỏi nuôi chó, khỏi nuôi con, sướng nhé!

Cái từ sướng nhé của bà Nghị thật nhẫn tâm, tưởng như nhát dao cắt thêm một nhát vào tấm lòng đang đứt đoạn của người mẹ nghèo khổ, cùng quẫn. Có người mẹ nào sung sướng khi phải xa rời đứa con ruột thịt của mình với niềm vui sướng khỏi phải nuôi con như chị? Tại sao bà Nghị, là một phụ nữ lại không hiểu rõ điều ấy? Phải chăng vì mối lợi đã làm bà tối mắt, nói và làm chỉ cố thuyết phục người ta làm theo ý riêng của bà, có lợi cho bà nhất mà thôi?

Chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng, bà Nghị quả là con người tàn nhẫn! Sự ti tiện bủn xỉn thật dễ nhận ra khi vợ chồng Nghị Quế muốn mua rẻ con bé đã tỏ ra nghi ngờ, dèm, pha, hạ tuổi cái Tí xuống 6 tuổi, có lí do trả giá rẻ hơn nữa! Thảm hại, đau đớn cho chị Dậu thì tàn nhẫn, bất nhân bấy nhiêu lại dồn về Nghị Quế! Thực vậy, một đứa trẻ ngây thơ, hiếu thảo nhưng cái Tí lại bị chà đạp. Với chó, bà Nghị căn dặn che cho nó khỏi nắng còn cái Tí lại bị bà bắt ăn cơm thừa của chó. Thực không có tính người!

Vơ vét cũng chưa hả, vợ chồng Nghị Quế còn lật lọng bằng cách đê tiện nhất. Từ haỉ đồng hửa mua cái Tí, cuối cùng cũng chĩ có hal đồng lại có thêm một bầy chó. Chị Dậu van nài, bà hứa cho thêm hai hào nữa nhưng lại bắt đóng lại hai tiền giấy mực. Chúng thật xảo quyệt! Chị Dậu biết bị xử ép, thiệt thòi nhưng về thì đâm đầu vào đâu, đề chồng bị trói đến bao giờ nữa? Hiểu rõ hoàn cảnh chị, vợ chồng Nghị Quế đã không hề nương tay giúp đỡ mà còn chén ép nhiều hơn.

Cho đến khi cái văn tự bán con viết xong thì có lẽ cả chị Dậu, cả người đọc chúng ta đều sửng sốt đên hốt hoảng! Mua bán với giá hai đồng mà văn tự đã thành hai mươi đồng. Thực là trắng trợn chưa từng có! Thế là chị Dậu không có cơ hội chuộc lại đứa con thân yêu của mình. Để giải thích cho chị Dậu khốn cùng ấy, bà ta đã nói: “Tao nắm đằng chuôi chứ không nắm đằng lưỡi”. Thật là đau xót cho chị Dậu. Chị Dậu đứt ruột đến bao lần! Chị Dậu bảo vệ người chồng đau ốm khỏi bị đánh đập mà khó khăn chồng chát đến thế! Sưu thuế đánh trên đầu người dân nghèo mà nặng nề đến thế ư?

Sự ti tiện và lật lọng đến thế vẫn chưa đủ, ta còn hốt hoảng hơn khi “bà” Nghị giàu sang ấy còn trả tiền thiếu cho chị, để đến nỗi việc đóng thuế còn rắc rối mãi. Sợi dây khốn cùng bế tắc ngày càng thít chặt lấy người phụ nữ đáng thương này!

Đến đây thì bản chất “mặt người dạ thú”, giàu mà dốt nát, bất nhân đã lộ rõ ra. Chọn lọc chỉ tiết giàu ý nghĩa biểu hiện, Ngô Tất Tố đã xây dựng được hai nhân vât phản diện rất điển hình cho một địa chủ ngu dốt, bất nhân đương thời.

Qua hành vi, ngôn ngữ của vợ chồng Nghị Quế, ta hiểu được bản chất bất nhân, tàn ác của một tầng lớp xã hội trong buổi nhân dân ta còn chìm đắm trong bóng đêm của thời Pháp thuộc. Đó là cách làm giàu, cách sống của một tầng lớp người quên tình dân tộc và quên tình đồng loại. Ta càng hiểu vì sao nông dân ta đi làm cách mạng để giành lấy quyền sống cho mình. Ngày nay và cho mãi mãi sau này, Tắt đèn còn mãi như một minh chứng hùng hồn cho tội ác của chế độ sưu thuế trước Cách mạng tháng Tám 1945.


6. Phân tích bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai chế độ thực dân, phong kiến qua chương XVIII “Tức nuớc vỡ bờ”

Tắt đèn là tác phẩm hiện thực xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố viết về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Giống với những tác phẩm tiêu biểu thời kì mặt trận dân chủ như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Giông tố và Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng đã nhìn con người trên tinh thần giai cấp. Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Đó là bọnngười tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.

Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khổ đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chựơng truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật laại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.

Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trường. Cũng vì sụất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ờ chỗ_ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế.

Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tường đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vậc anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đỗ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.

Nhưng trời vừa sáng, bộ mặt cai lệ và người nhà lí trường lại hiện ra sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là, “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, tác giả đã phơi bày thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân phong kiến thời đó.

Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. Nhưng cai lệ chưa phải là quan. Đó là một chức hạng bét của chế độ đương thời, một loại cánh tay nối dài của quan phủ quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng tất nhiên không có chức quyền gì. Y chính là đầy tớ của bọn hào lí trong làng. Thậm chí, y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu năn nỉ hắn: “Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo với ông lí cho tôi”, nhưng hắn đã hầm hầm vác gậy bỏ đi và thô lỗ: “Tôi không dám bạn với nhà chị” Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy địa vị có khác nhau nhưng sự tàn ác bất nhân thì không ai kém ai. Chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa khá sắc sảo.

Giữa túp lều tồi tàn như nơi chứa phân tro có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ. Thình lình cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện, đằng đẳng sát khí, sầm sập tiến vào. Tay chúng cầm roi song, tay thước, dây thừng. Đó là những dụng cụ đánh người. Với thái độ ra oai, cai lệ gõ đầu roi xuống đất rất hách dịch, gọi anh Dậu là thằng, chị Dậu là mày, xưng ông, xưng cha mày. Cai lệ mở mồm la thét, quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”

Bên cạnh giọng thét, giọng quát còn có giọng hầm hè và trợn hai mắt. Thật là bộ mặt của hung thần! Tên người nhà lí trưởng thi mỉa mai tên cai lệ để tên này càng hung tợn hơn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!” Anh Dậu đang ốm đau lại bị trói đến ngất xỉu đi, vậy mà họ chẳng hề động tâm.

Vừa thấy anh run rẩy cất bát chào, cai lệ rủa sả: “ổng tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?” Anh Dậu sợ lăn ra phản, người nhà lí trưởng còn mỉa mai cười: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”. Cả hai tên bất nhân không để ý đến lời van xin tha thiết của người đàn bà khốn khổ ấy. Hắn không để chị nói hết câu mà chỉ giục: “Nộp tiền sưu! Mau. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi”.

Hắn càng hung hăng, sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Người nhà lí trưởng còn không dám hành hạ một người đang ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì. Ấy thế mà hắn dám đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu… bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh đốp. Chân dung của cai lệ và người nhà lí trường được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vỉ. Không hề có chi tiết nào về suy nghĩ của chúng.Đó là sự sắc sảo của ngòi bút Ngô Tất Tố. Chúng chỉ biết đánh trói,hành hạ người như một cái máy vô tri. Chúng làm gì có lòng trắc ẩn của con người. Đó là bản chất bất nhân của bọn đầy tớ tay sai.

Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dân phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hầm hè, quát, thét Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạchtruyện, đẩy nhân vật chị Dậu đến tình trạng “tức nước vỡ bờ” Thật là những chân dung được khăc họa băng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.


7. Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố để làm rõ nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu ”

Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một thành công đặc sắc. Nhân vật chị Dậu đã được khắc họa thành một nhân vật điển hình về người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ.

Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930-1945. Viết về nạn sưu thuế dã man đã bần cùng hóa nhân dân ta, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một thành công đặc sắc. Nhân vật chị Dậu đã được khắc họa thành một nhân vật điển hình về người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ.

Bình luận về tác phẩm “Tắt đèn”, nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét vé nhân vật chị Dậu như sau:

“Trên cái tối giời, tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”.

Nhận xét của Nguyền Tuân rất sắc sảo. Ông chỉ ra giá trị hiện thực của “Tắt đèn” một tác phẩm đã phản ánh sự đen tối lầm than của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đồng thời khẳng định thành công của Ngô Tất Tố khắc hoạ nhân vật chị Dậu “một chân dung lạc quan ”hiện lên giữa “cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa ” ấy. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: nghèo khổ mà phẩm giá trong sạch, thương chồng thương con, đảm đang tháo vát, dũng cảm chống lại bọn cường hào.. “Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khóe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra..”.

1. “Cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưam’ được nói đến trong “Tắt đèn” là làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và, tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày nghe rất rùng rợn, cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Bọn cai lệ, bọn tay chân lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét bắt trói kẻ thiếu sưu. Lí trưởng làng Đông Xá ra lệnh cho lũ tay chân: “Tha hồ đánh! Tha hồ trói! Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ! Anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào “bắt trói như trói chó để giết thịt!’’. Em trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng anh Dậu vẫn phải nộp thay vì “Chết cũng không trốn được sưu Nhà nước!”. Có biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, bị bắt đánh trói dã man! Chị Dậu phải bán khoai, bán ổ chó, bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho Nghị Quế. Chị phải đi ở vú… để kiếm đủ số tiền trang trải hai suất sưu cho chồng và đứa em chồng đã chết! Có thể nói “Tắt đèn” là bức tranh chân thực về xã hội nông thôn đen tối trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với cái xã hội ấy. Đọc “Tắt đèn”, ta rùng mình cảm thấy“cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa ” như Tố Hữu đã viết:

“Nửa đêm thuế thúc trống dồn,

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy… ”

(30 năm đời ta có Đảng)

2. Giữa cái xã hội đen tối, hãi hùng ấy đã “Hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”. Ngô Tất Tố không chỉ thấu hiểu đời sống nông thôn mà còn có tình cảm gắn bó với những người dân cày lam lũ, nghèo khổ. Ông đã dành cho nhân vật chị Dậu sự đồng cảm, xót thương và quý trọng. Ông đã viết nên những lời tốt đẹp nhất về cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Chị Dậu cần cù chịu khó làm ăn “đầu tắt mặt tối” thế mà “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Tai họa dồn dập: hai cái tang mẹ chồng và em chồng, rồi anh Dậu bị ốm nặng kéo dài mấy tháng trời, gia đình chị trở thành “cùng đinh”. Thiếu sưu, chồng bị bắt, bị đánh trói dã man. Một nách ba đứa con thơ, trong nhà không còn một hột gạo, chị Dậu tất tả ngược xuôi tìm mọi cách để cứu chồng. Chị đã phải bán gánh khoai, bán ổ chó, đứt ruột bán cái Tí lên 7 tuổi cho mụ Nghị, mới trả đủ một suất sưu cho chồng! Chị còn phải đi ở vú để trang trải “món nợ Nhà nước” cho đứa em chồng đã chết. Trước mọi tai họa, chị đã vững vàng chống đỡ.

Trong cảnh “Tức nước vỡ bờ”, “cái chân dung lạc quan của chị Dậu” đã tỏa sáng. Chị nấu cháo, lấỵ quạt quạt cho cháo chóng nguội, ân cần mời chồng, an ủi chồng đang ốm “rề rề” ăn cháo. Trước sự chửi mắng và thái độ hách dịch côn đồ của tên cai lệ, chị đã nhún mình van xin “tha cho chồng”… Nhưng khi bị tên cai lệ “ bịch vào ngực”, “tát đánh bốp vào mặt”, anh Dậu sắp bị trói, chị Dậu đã “nghiến hai hàm răng” thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Với quyết tâm bảo vệ chồng, với sức mạnh và lòng dũng cảm, chị Dậu đã đánh ngã nhào hai tên côn đồ độc ác, những kẻ “hút nhiều xái cũ”. Chị căm giận phủ định mọi thế lực tàn ác của chính quyền thực dân. Chị nói với chồng sau khi đã trừng trị lũ đầu trâu mặt ngựa: “Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… ”. Cái chân dung chị Dậu “lạc quan” lắm chứ! Đẹp lắm chứ!

Đói cho sạch, rách cho thơm. Đọc “Tắt đèn ”, ta khâm phục trước phẩm cách trong sạch của chị Dậu. Chị Dậu đã “vứt toẹt nắm bạc” vào mặt tên Tri phủ Tư Ân khi hắn giở trò chó má! Chị cũng đã đẩy cụ cố Thượng ra, khi lão già ôm lấy chị… Bạo lực, tù đày, chị không sợ. Tiền bạc không mua chuộc được người đàn bà nhà quê này! Trong đêm tối như mực, ta thấy “hiện lên một cái chân dung lạc quan của chi Dậu ”.

Có người cho rằng chị Dậu manh động! Lại có ý kiến cho rằng cái kết của Tắt đèn nhuốm màu bi quan? Nhà văn Nguyễn Tuân đã phát hiện ra “Bản chất của chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xà vào bóng tối mà phá ra “. Đó là một ý rất hay, rất đặc sắc.

Ngày nay, nông thôn Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Xóm làng đã “ngói hoá”. Ánh điện đã toả sáng nhiều xóm thôn. Những cái Tí đã được cắp sách đến trường. Đọc “Tắt đèn “là một dịp để mọi người “ôn cũ biết mới”. Ta càng thấy cái tâm và cái tài của Ngô Tất Tố khi ông miêu tả bức chân dung lạc quan của chị Dậu.


8. Hãy chứng minh ý kiến của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Sau đó, hãy phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn được sử dụng

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”, đó là lời bình luận của nhà văn Vũ Ngọc Phan về tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.

“Tắt đèn” có nhiều điểm rất hay, rất khéo; có nhiều trang làm xúc động lòng người. Trong đồ có cảnh “Tức nước vỡ bờ” một trang văn “tuyệt khéo”, giàu kịch tính như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, tiếng rên. Có tiếng chửi, có tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền với tên cai lệ.

Anh Dậu vừa mới “tỉnh” được một lát thì tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng với roi song, tay thước, dây thùng “sầm sập” kéo tới. Lũ sai nha sát khí đằng đằng. Chỉ một tiếng thét “thằng kia!” thế mà tên cai lệ đã làm cho anh Dậu vừa kề miệng vào bát cháo đã “lăn dùng ra” chết ngất! Hắn chửi chị Dậu thậm tệ, khi chị thiết tha xin khất sưu. Hắn “trợn ngược hai mắt” quát: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”. Hắn chạy “sầm sập” đến chỗ anh Dậu để trói kẻ thiếu sưu. Hắn dã man “bịch” vào ngực chị Dậu, “tát đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Hắn lồng lên như một con thú dữ. Ngôn ngữ, điệu bộ, hành động của tên cai lệ được đặc tả “tuyệt khéo” đã vạch trần bộ mặt ghê tởm của một tên sai nha mất hết cả tính người.

Còn có gì “tuyệt khéo” nữa? Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội, và hết sức bất ngờ. Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay không. Trong lúc đó, tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước. Bị “bịch” vào ngực, bị “tát đánh bấp” vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội. Sau cái “nghiến hai hàm răng” thách thức, chị Dậu đã “túm lấy cổ” và “ấn dúi” tên cai lệ, làm cho hắn “ngã chỏng quèo” trên mặt đất. Thật hài hước, kẻ “hút nhiều xái cũ” tuy đã bị đánh ngã nhào, nhưng miệng hắn “vẫn nham nhảm thét trối vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Sau đó, chị Dậu còn ”vật nhau” với tên hầu cận lí trưởng. Chị đã “túm tóc” và “lẳng cho một cái”, làm cho hắn “ngã nhào ra thềm”. Người đọc vô cùng hả hê trước sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Người đàn bà con mọn đã hạ nhục, đã đánh ngã nhào bọn đầu trâu mặt ngựa, tay chân lũ cường hào gian ác, tanh hôi.

Cảnh ”Tức nước vỡ bờ” còn có gì “tuyệt khéo” nữa? Những lời đối thoại thật khéo. Ngòi bút của Ngô Tất Tố “tuyệt khéo” khi nói về cách đối đáp, ứng xử, tinh thần, thái độ, hành động của chị Dậu. Lúc đầu chị nín nhịn nhẫn nhục van xin:

“Nhà cháu đã túng lại phải… Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”‘, “Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại..”; “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”…

Sau đó, chị Dậu đã hoàn toàn thay đổi. Chị trở nên táo bạo và quyết liệt. Chồng sắp bị trói, chị bị tên cai lệ chửi và “bịch” vào ngực mấy cái. Chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ “tát đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Như lửa đổ thêm dầu, chị đã “nghiến hai hàm răng” thách thức: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Và chị đã đánh ngã nhào hai tên chó má! Dưới ngòi bút “tuyệt khéo” của ông Đầu xứ Tố, ta thấy “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân).

Thật vậy, Ngô Tất Tố viết “tuyệt khéo”. Sự việc ở nông thôn ngày xưa rất thực rất sống. Trang văn thấm đầy tình nhân đạo. Ông đã chỉ ra cái hiện tượng “Con giun xéo mãi cũng quằn”. Ông đã nêu lên một quy luật hiển nhiên: “Có áp bức có đấu tranh”. Chị Dậu là một người vợ, người mẹ đảm đang, giàu tình thương và rất cứng cỏi. Cái “tuyệt khéo” của Ngô Tất Tố là đã dựng nên bức chân dung chị Dậu.

Các chữ in đậm là phương tiện chuyển đoạn. Người viết đã chứng minh cái “tuyệt khéo ” trong cảnh “Tửc nước vỡ bờ”. Các đoạn văn được nối kết khá chặt chẽ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Tức nước vỡ bờ sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com