Hướng dẫn Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 34 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Soạn bài Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm sgk Ngữ văn 6 tập 2
Soạn bài Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm sgk Ngữ văn 6 tập 2

I – Kiểm tra tổng hợp cuối năm

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Chi tiết nào sau đây không thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

a. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.
b. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp.
c. Cái đầu to nổi từng tảng rất bướng.
d. Nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ trong hang.

Câu 2:

Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai?

a. Nhà văn
b. Dế Mèn
c. Dế Trũi
d. Chị Cốc

Câu 3:

Đoàn người vượt thác trong tác phẩm “Vượt thác” gồm có:

a. Một người: Dượng Hương Thư.
b. Hai người: Dượng Hương Thư, chú Hai.
c. Ba người: Dượng Hương Thư, chú Hai, thằng Cù Lao.
d. Bốn người: Dượng Hương Thư, chú Hai, thằng Cù Lao, thằng Cục.

Câu 4:

Văn bản “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?

a. Biểu cảm
b. Miêu tả
c. Tự sự
d. Nghị luận

Câu 5:

Đại ý văn bản “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi viết về:

a. Miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bao la đầy sức sống của cảnh sông rạch, rừng nước Cà Mau.
b. Ca ngợi chợ Năm Canh bề thế, trù phú, độc đáo… của một thị trấn “anh chị rừng xanh” trên vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc.
c. A và B đúng.
d. A và B sai.

Câu 6:

Trong câu “Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau”, chủ ngữ của câu có cấu tạo là:

a. Danh từ
b. Đại từ
c. Cụm danh từ
d. Tính từ

Câu 7:

Từ nào sau đây không phải từ láy?

a. Điệu bộ
b. Phanh phách
c. Hủn hoẳn
d. Rung rinh

Câu 8:

Phép tu từ nổi bật trong câu văn “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua” là:

a. Nhân hóa
b. So sánh
c. Ẩn dụ
d. Hoán dụ

Câu 9:

Dấu phẩy trong câu “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng” nhằm đánh dấu ranh giới:

a. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của câu.
b. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau.
c. Giữa bộ phận của câu với phần chú thích của nó.
d. Giữa hai vế của một câu ghép.

Câu 10:

Từ nào sau đây là từ Hán Việt?

a. Rì rài
b. Chi chít
c. Cao ngất
d. Bất tận

Câu 11:

Điền vào dấu ngoặc đơn từ thích hợp để câu văn trở thành đúng nghĩa:
“Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên …….. như hai dãy trường thành vô tận.”

a. Mênh mông
b. Bao la
c. Cao ngất
d. Bất tận

Câu 12:

Các mục tiêu không thể thiếu trong một lá đơn:

a. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi, gửi ai, lí do gửi.
b. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì?
c. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
d. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi.

Đáp án:

1.d 2.b 3.d 4.b 5.c 6.a
7.a 8.a 9.c 10.d 11.c 12.a

2. Đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn thi: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút.

I. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Nêu ý nghĩa của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”

Câu 2: (1,5 điểm)

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau, và cho biết câu nào là câu trần thuật đơn?

a. Thời tiết mùa xuân thật mát mẻ, ấm áp.

b. Trong vườn, ong bướm rập rờn nô giỡn.

c. Con diều hâu lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.

Câu 3: (1,5 điểm)

Đặt 2 câu trần thuật đơn có từ là, một câu dùng để giới thiệu, một câu dùng để nhận xét.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em.

Đáp án:

I. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị.

Câu 2: (1,5 điểm)

a. Thời tiết mùa xuân/ thật mát mẻ, ấm áp. ⇒ câu đơn (0.5đ)

b. Trong vườn ong bướm /rập rờn nô giỡn. ⇒ câu đơn (0.5đ)

c. Con diều hâu /lao như mũi tên xuống, gà mẹ /xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu. (0.5đ)

Câu 3: (1,5 điểm)

Bạn Lan là lớp trưởng của lớp em. (0.75đ)

Bạn Lan là một học sinh giỏi. (0.75đ)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Mở bài: (1đ)

Tả những nét khái quát về người thân. Ấn tượng nổi bật nhất. Lí do chọn tả.

Thân bài: (4đ)

Tả những nét tiêu biểu, nổi bật về hình dáng, chân dung bên ngoài: nét mặt, da dẻ, chân tay, tiếng nói, nụ cười.
Tả tính nết, sở thích, tình cảm thể hiện trong lời nói, cử chỉ, hành động, cách cư xử với mọi người, với em, gia đình.

Kết bài: (1đ)

Ấn tượng sâu sắc về người thân. Vì sao?
Cảm nghĩ của em.


II – Đề kiểm tra học kì II – Tham khảo

1. Đề 1

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Bài văn hoặc tác phẩm nào nêu lên ý nghĩa: phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng của lòng yêu nước?

A. Lao xao

B. Lòng yêu nước

C. Cây tre Việt Nam

D. Buổi học cuối cùng

Câu 2: Cảnh mặt trời mọc và cảnh sinh hoạt của con người trên biển đảo Cô Tô là bức tranh:

A. rực rỡ, tráng lệ – khẩn trương, thanh bình.

B. hùng vĩ, tráng lệ – hối hả, vội vã.

C. duyên dáng, mềm mại – êm ả, bình lặng.

D. bình lặng, dịu dàng, hân hoan, vui vẻ.

Câu 3: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp.

A. Một kiểu B. Hai kiểu

C. Ba kiểu D. Bốn kiểu

Câu 4: Ví dụ nào sau đây sử dụng phép nhân hóa?

A. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

B. Trâu ơi! Ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

(Ca dao)

C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

D. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

Câu 5:

“Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”

(Vũ Tú Nam).

Câu văn trên thuộc loại so sánh nào?

A. Người với người

B. Vật với người

C. Vật với vật

D. Cái cụ thế với cái trừu tượng

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Em hãy tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.A 2.D 3.A 4.C 5.B 6.C

II. TỰ LUẬN

Mở bài: Giới thiệu về cô giáo – ở đâu? Lúc nào?

Thân bài:

♦ Hình dáng:

– Tả bao quát: Tuổi tác, tầm vóc, dáng điệu, cách ăn mặc…

– Tả chi tiết:

+ Đầu: (mái tóc, khuôn mặt, mắt, miệng).

+ Mình: làn da, thân hình.

+ Tay chân: đôi bàn tay, chân (chỉ tả nét đặc sắc đáng chú ý)

♦ Tính tình:

+ Hiền dịu, giọng nhỏ nhẹ, trìu mến, dỗ dành, không bao giờ lớn tiếng.

+ Tận tụy, siêng năng (thể hiện qua cử chỉ chăm sóc từng học sinh, thể hiện qua thói quen luôn đi dạy đúng giờ….).

+ Hoạt động say sưa giảng bài trên lớp (học sinh vừa tả người vừa xen kẽ tả hoạt động).

Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em.

– Tình cảm yêu quý cô giáo như mẹ hiền.

– Suy nghĩ: Hiểu được cô giáo là một kĩ sư tâm hồn.


2. Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Từ đoạn thơ sau:

“…Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn

Trọc lốc

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc…”

(Trích Mưa: – Trần Đăng Khoa)

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Đoạn trích dùng phương thức biếu đạt:

A. Miêu tả

B. Giới thiệu sự vật

C. Tự sự

D. Tự sự kết hợp biểu cảm.

Câu 2: Câu “Chớp rạch ngang trời khô khốc” có dùng phép nhân hóa.

A. Đúng

B. Sai.

Câu 3: Câu “ Bụi tre tần ngần gỡ tóc” là câu:

A. Trần thuật đơn có từ “là”

B. Giới thiệu sự vật

C. Nhận xét và tả

D. Trần thuật đơn

Câu 4: Đoạn trích có các phép tu từ:

A. Hoán dụ và so sánh

B. So sánh và nhân hóa

C. Nhân hóa và ẩn dụ

D. Không có phép tu từ nào cả.

Câu 5: Đoạn thơ trên nêu lên chi tiết của cảnh vật lúc:

A. Chưa mưa

B. Sắp mưa

C.Đang mưa

D. Mưa xong rồi

Câu 6: Đoạn trích có mấy từ láy tượng hình?

A. Một;  B. Hai; C. Ba; D. Bốn

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Em hãy tả lại cảnh một đoạn đường gần nơi em ở đang được làm lại cho rộng hơn.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.A 2.B 3.D 4.C 5.B 6.B

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

Tùy theo cách giới thiệu của học sinh nhưng đảm bảo nội dung sát với đề bài yêu cầu: Con đường đang thi công và đoạn đường nơi gần em ở.

Thân bài:

Miêu tả cảnh kết hợp với tả người (công nhân đang làm việc) theo trình tự hợp lí.

– Khi tả cần thể hiện sự quan sát tinh tường, có óc liên tưởng, tưởng tượng, vận dụng các phép nhân hóa, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ đã học.

– Khi tả cần bộc lộ những cảm nghĩ, nhận xét của mình.

Kết bài:

Cảm nhận chung nhất của em về con đường, về tương lai của quê hương em.


3. Đề 3

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám.

B. Trong thời kì chống Pháp.

C .Trong thời kì chống Mĩ.

D. Khi đất nước hòa bình.

Câu 2: Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được miêu tả qua những phương diện nào?

A. Vẻ mặt, dáng hình.

B. Cử chỉ hành động,

C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình.

D. Dáng vẻ, hành động lời nói.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

A. Cây dừa, sải tay bơi.

B. Cỏ gà rung tai.

C. Kiến hành quân đầy đường.

D. Bố em đi cày về.

Câu 4: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

A. Đêm dài, ngày ngắn.

B. Bầu trời có màu xám.

C. Nắng vàng tươi rực rỡ.

D. Cây cối trơ trọi khẳng khiu.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?

A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người.

B. Bộc lộ rõ nhất tâm trạng của người, vật được miêu tả.

C. Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người nói, người viết.

D. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Em hãy miêu tả hình ảnh quê hương em vào 10 năm sau theo sự tưởng tượng của mình.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM:.

1.B 2.D 3.D 4.C 5.B

II. TỰ LUẬN:

Mở bài:

Giới thiệu ấn tượng chung của em về quê hương ở 10 năm sau.

Thân bài:

– Tưởng tượng quê hương ở 10 năm sau có những thay đổi gì? (Nhà cửa, Đường sá, Con người, Nghề nghiệp, Quang cảnh.

– So sánh quê hương 10 năm sau và quê hương ở hiện tại.

– Em sẽ là người như thế nào sau 10 năm nữa và sẽ góp phần xây dựng quê hương ra sao?

– Sử dụng các phép tu từ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã học.

Kết bài:

Cảm nghĩ của em về sự thay đổi của quê hương ở 10 năm sau.


4. Đề 4

1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu.

“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.

(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ đoạn văn bản nào?

A. Sông nước Cà Mau

B. Dế mèn phiêu lưu kí

C. Lao xao

D. Cây tre Việt Nam

Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?

A. Thép Mới; C. Đoàn Giỏi

B. Tô Hoài;  D. Duy Khán

Câu 3: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào?

A. Kí;  C. Thơ

B. Truyện ngắn;  D. Tiểu thuyết

Câu 4: Loại cây nào sau đây không cùng họ với tre?

A. Sến; B. Vầu

C. Trúc; D. Nứa

II. TỰ LUẬN (8 điếm)

Hãy miêu tả hàng phượng và tiếng ve vào một ngày hè.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.D 2.A 3.A 4.A

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

– Giới thiệu hàng phượng vĩ trong sân trường em vào một ngày hè.

– Tiếng ve kêu râm ran.

Thân bài: (Có thể tả theo trình tự không gian kết hợp với thời gian).

– Tả bao quát: Hình dáng, màu sắc.

– Tả chi tiết:

+ Gốc, rễ, vỏ

+ Thân, cành, lá

+ Hoa, trái

+ Tiếng ve kêu.

– Lợi ích của cây phượng và nhiệm vụ của người học sinh,

Kết bài:

– Tình cảm của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè.

– Kỉ niệm tuổi học trò đáng yêu.


5. Đề 5

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Hãy điền tên tác giả vào các tác phẩm sau:

A. Đêm nay Bác không ngủ (…….)

B. Mưa (…….)

C. Bức tranh của em gái tôi (…….)

D. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (…….)

Câu 2: Hãy chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ sau:

“Đường đi thì nhỏ

Bờ cỏ thì xanh

Trời cao thi thanh

Em ơi! Có rõ”

A. Không có vần

B. Vần lưng

C. Vần chân và vần lưng

D. Vần chân

Câu 3: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

A. Ẩn dụ hình thức.

B. Ẩn dụ cách thức.

C. Ẩn dụ phẩm chất.

D. Ẩn dụ chuyến đổi cảm giác.

Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với khái niệm.

Cột A Cột B
1. Nhân hóa A. Là đối chiếu sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng.
2. Hoán dụ B. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người.
3. So sánh C. Là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
4. Ẩn dụ D. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có liên quan gần gũi.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Tuy chưa đến thăm động Phong Nha nhưng qua văn bản và bức tranh in trong sách giáo khoa, em đã có thể hình dung ra phần nào quang cảnh của động. Hãy tưởng tượng và viết ra một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha và cảm nghĩ của em trước vẻ đẹp hiếm có ấy.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

A. Minh Huệ

B. Trần Đăng Khoa

C. Tạ Duy Anh

D. Thúy Lan

Câu 2: C. Vần chân và vần lưng

Câu 3: D. Ân dụ chuyến đối cảm giác

Câu 4:

1.B 2.D 3.A 4.C

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh động Phong Nha.

Thân bài:

– Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động được biểu hiện qua:

+ Các hình khối, hình tượng thạch nhũ đa dạng, sinh động.

+ Các màu sắc huyền ảo, lóng lánh như kim cương.

+ Các âm thanh như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.

+ Du khách như lạc vào thế giới của tiên cảnh.

– Cảm nghĩ:

+ Tự hào về đệ nhất kì quan Phong Nha.

+ Mong muốn mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên; Nhà nước sớm có kế hoạch khai thác, đưa Phong Nha trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.

Kết luận:

– Suy nghĩ của riêng người viết về việc bảo vệ các danh lam thắng cảnh trên đất nước hoặc ở địa phương.


6. Đề 6

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là của ai?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Tuân

C. Trần Đăng Khoa

D. Tô Hoài

Câu 2: Bài “Lòng yêu nước” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức.

D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ.

Câu 3: Từ “đen sì” trong câu Một hôm tôi thấy nó nhào một thứ bột đen sì” có nghĩa là gì?

A. Chỉ một thứ bột rất đen.

B. Chỉ thứ bột đen không dùng được.

C. Chỉ màu bột đen đục.

D. Chỉ thứ bột bốc mùi khó chịu.

Câu 4: Câu văn “… nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” thiếu thành phần nào?

A. Trạng ngữ; B. Chủ ngữ

C. Vị ngữ; D. Bổ ngữ

Câu 5: Trong các mục sau mục nào không đúng khi viết đơn?

A. Đơn từ thường phải viết bằng tay.

B. Tên đơn bao giờ cũng viết hoặc in khổ to.

C. Khi viết đơn cần trình bày chính xác, rõ ràng.

D. Quốc hiệu, tên đơn, nơi gửi không cần cách nhau 2 – 3 dòng.

Câu 6: Khi tả khuôn mặt mẹ, em không lựa chọn chi tiết nào?

A. Hiền hậu và dịu dàng.

B. Vầng trán có nhiều nếp nhăn.

C. Hai má bầu bĩnh, trắng hồng.

D. Đoan trang và thân thiện.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả con vật mà em yêu thích, trong đó sử dụng phép so sánh và nhân hoá.

Câu 2 (5 điểm):

Em có dịp quan sát cảnh hoàng hôn trên quê em. Hãy tả lại cảnh đó.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.D 2.C 3.A 4.B 5.D 6.C

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Con gà trống của nhà em rất đẹp. Nó to và nặng gần bốn cân, chân cứng cáp như có cựa nhon hoắt, mào đỏ tươi, khoác bộ lông màu vàng sẫm pha màu nâu và đen mịn. Chiếc mỏ ngà cứng như thép, cái đuôi rực rỡ uốn cong vồng lên làm cho chú ta mang vẻ đẹp hùng dũng. Chú gà trống, chính là người bạn thân thiết của em. Hằng ngày, vào mỗi sáng, chú gáy ò ó o gọi: “Cậu chủ ơi, mau dậy đi học nào!”. Em vui mừng lắm, bật dậy chào gà trống, và chuẩn bị đi học. Mong rằng tình bạn của em và gà trống mãi luôn thân thiết.

– Phép so sánh:

Chân cứng cáp như có cựa nhon hoắt, mào đỏ tươi, khoác bộ lông màu vàng sẫm pha màu nâu và đen mịn.

Chiếc mỏ ngà cứng như thép, cái đuôi rực rỡ uốn cong vồng lên làm cho chú ta mang vẻ đẹp hùng dũng.

Phép nhân hóa:

Hằng ngày, vào mỗi sáng, chú gáy ò ó o gọi: “Cậu chủ ơi, mau dậy đi học nào!”

Câu 2:

Mở bài:

– Ấn tượng chung về cảnh hoàng hôn.

– Hoàn cảnh quan sát.

Thân bài:

– Khi mặt trời sắp lặn:

+ Mặt trời gác núi phía tây.

+ Hoạt động của mọi người.

– Khi mặt trời lặn:

+ Mặt trời nấp sau núi.

+ Hoạt động của mọi người.

Kết bài:

– Cảm xúc về cảnh hoàng hôn.

– Sẽ nhớ mãi cảnh đó


7. Đề 7

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong văn bản Vượt thác”?

A. Dượng Hương Thư và chú Hai.

B. Dượng Hương Thư.

C. Cảnh hai bên bờ sông Thu Bồn.

D. Dòng sông Thu Bồn.

Câu 2: Em hiểu như thế nào về “Buổi học cuối cùng”?

A. Buổi học cuối cùng của một học kì.

B. Buổi học cuối cùng của một năm học.

C. Buổi học cuối cùng của môn Tiếng Pháp.

D. Buổi học cuối cùng của Phrăng trước khi chuyển trường.

Câu 3: Từ nào kết hợp được với “như lim”?

A. Đỏ; B. Đen

C. Nâu; D. Chắc

Câu 4: Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi tả em bé chừng 4-5 tuổi?

A. Khuôn mặt bầu bĩnh.

B. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to.

C. Mái tóc dài duyên dáng, thướt tha.

D. Bụ bẫm, nhanh nhẹn, tinh nghịch.

Câu 5: Bài “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đề cập đến nội dung gì? Từ đó liên hệ đến cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

Câu 2 (5 điểm):

Hãy tả con sông quê em vào một buổi sáng mùa xuân.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.B 2.C 3.D 4.C 5.D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

– Nội dung:

+ Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.

+ Tình cảm yêu mến, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.

– Liên hệ:

+ Cuộc kháng chiến của ta dưới sự lãnh đạo của Người.

+ Cuộc kháng chiến ấy gian khổ, hi sinh nhưng rất hào hùng.

Câu 2:

Mở bài:

– Hoàn cảnh quan sát.

– Cảnh chung bao quát.

Thân bài:

– Tả bầu trời trên sông:

+ Bầu trời trong xanh.

+ Đàn chim bay lượn.

– Tả cảnh hai bên bờ sông:

+ Cây cối tốt tươi, thảm cỏ xanh mượt.

+ Người trên bờ đông đúc, tấp nập.

– Tả dòng sông:

+ Nước sông trong xanh, sóng gợn lăn tăn.

+ Những chiếc thuyền, ca nô ngược xuôi.

Kết bài:

– Cảnh bao quát cuối cùng.

– Cảm tưởng, suy nghĩ về con sông.


8. Đề 8

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A.Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 2: Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu?

A. Tại một địa điểm nhất định.

B. Từ trên cao bao quát toàn cảnh.

C. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch.

D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.

Câu 3: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự sự. Nhận xét này đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 4: Câu thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hoá B. Ẩn dụ

C. So sánh D. Hoán dụ

Câu 5: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí ;B. Hồi kí

C. Truyện ngắn; D. Truyện thơ

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện những phẩm chất của cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì?

A. So sánh; B. Nhân hoá

C. Hoán dụ; D. Ẩn dụ

Câu 7: Nhận xét nào đúng cho câu “Giữa hồ, nơi có một tòa tháp Rùa cổ kính”?

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 8: Văn bản “Động phong Nha” đặt ra vấn đề gì?

A. Cần phải có tình cảm với quê hương đất nước.

B. Cần phải biết nâng niu trân trọng di tích lịch sử.

C. Bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên thiên, môi trường.

D. Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển du lịch.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Đã lâu lắm rồi em mới có dịp trở lại thăm ngôi trường cũ. Trường đã thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được hình ảnh gắn bó với tuổi thơ em. Hãy tả lại ngôi trường ấy.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM:

1.B 2.C 3.A 4.C
5.A 6.B 7.C 8.D

II. TỰ LUẬN:

Mở bài:

– Nêu tình huống về thăm trường.

– Giới thiệu chung về ngôi trường.

Thân bài:

– Cảnh trên đường về thăm trường.

+ Khung cảnh hai bên đường.

+ Cảm xúc của em.

– Khi đến trường: Trường có gì thay đổi?

+ Cảnh bao quát trường: cổng trường, cột cờ, ngôi trường, mái ngói, phòng bọc…

+ Đi thăm lớp cũ.

– Cảm xúc:

+ Nhớ lại hồi còn đi học.

+ Khi gặp lại thầy cô.

– Kể tả: Cuộc trò chuyện đó diễn ra như thế nào?

+ Hình dáng thầy cô.

+ Nét quen thuộc.

+ Sự thay đối.

+ Ôn lại chuyện cũ.

– Hồi ức về những kỉ niệm trước đây.

– Biểu cảm: tâm trạng, tình cảm của người viết.

Kết bài:

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về trường cũ.

– Chia tay thầy cô lưu luyến và hẹn trở lại.


9. Đề 9

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là gì?

A. Miêu tả có yếu tố biểu cảm.

B. Biếu cảm có yếu tố tự sự.

C. Tự sự có yếu tố miêu tả.

D. Biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả.

Câu 2: Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của câu thơ cuối bài “Đêm nay Bác không ngủ”.

…Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.

B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.

C. Đó chính là lẽ sống: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.

D. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ.

Câu 3: Cụm từ “Chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây?

A. Chủ ngữ; B. Vị ngữ

C. Trạng ngữ; D. Phụ ngữ

Câu 4: Câu “Cây hoa lan nở trắng xóa” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào?

A. Định nghĩa; B. Miêu tả

C. Giới thiệu; D. Đánh giá

Câu 5: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân li.

B. Người cha mái tóc bạc.

C. Ngày Huế đố máu.

D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng.

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?

A. So sánh; B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ; D. Hoán dụ

Câu 7: Để miêu tả cảnh mùa thu, câu văn nào dưới đây không phù hợp?

A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng.

B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió.

C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường.

D. Vầng trăng tròn sáng như gương.

Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?

A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.

B. Em bị ốm không đến lớp học được.

C. Em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí.

Câu 9: Hãy điền các từ: mở bài, thân bài, kết bài, cảnh vật, nhất định, cảm tưởng, vào những cho trống trong đoạn văn cho phù hợp (mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm).

“Bài văn miêu tả có 3 phần. (1)……. giới thiệu cảnh được miêu tả. Thân bài tập trung tả (2) ……. chi tiết cho một thứ tự ……. và (4) ……..thường phát biểu (5) ……. về cảnh sắc đó.”

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Em đã có dịp ngắm một đêm trăng đẹp ở quê mình. Hãy tả lại cảnh đó.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM:

1.D 2.D 3.C 4.B
5.B 6.C 7.C 8.A

Câu 9:Điền chỗ trống:

(1) = Mở bài

(2) = cảnh vật

(3) = nhất định

(4) = kết bài

(5) = cảm tưởng

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

Giới thiệu thời gian, địa điểm em có thể ngắm trăng.

Thân bài:

– Miêu tả không gian: bầu trời, thiên nhiên, cây lá…

– Miêu tả trăng lúc mới nhô lên gắn với hoạt động của con người.

– Miêu tả trăng lúc nhô lên hẳn gắn với hoạt động của con người.

Kết bài:

Cảm nghĩ của em về đêm trăng.


10. Đề 10

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi làm bài văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng nào?

A. Quan sát, nhìn nhận.

B. Nhận xét, đánh giá.

C. Liên tưởng, tưởng tượng.

D. Xây dựng cốt truyện

Câu 2: Trong câu sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết với nhau mỗi người mỗi việc, không ai tị ai”?

A. 5 danh từ; C. 7 danh từ

B. 6 danh từ; D. 8 danh từ

Câu 3: Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả và biểu cảm

Câu 4: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?

A. Mặt trời mọc ở đồng bằng.

B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.

C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.

Mặt trời chân lí chói qua tim.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Câu 5: Câu văn “Rồi tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc” có phải là câu trần thuật đơn không?

A. Có; B. Không

Câu 6: Trong đoạn đầu của bài kí “Cô Tô”, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?

A. Nóc đồn Cô Tô.

B. Trên nóc cao.

C. Bên giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo.

D. Đầu mũi đảo.

Câu 7: Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhản vật Dế Mèn không có tính cách nào?

A. Tự tin, dũng cảm.

B. Tự phụ, kiêu căng.

C. Khệnh khạng, xem thường mọi người.

D. Khệnh khạng, dũng cảm.

Câu 8: Những yếu tố nào thường có trong truyện?

A.Cốt truyện, nhân vật

B. Nhân vật, lời kể.

C. Lời kể, cốt truyện.

D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể

Câu 9: Cụm từ “Người cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá D. Hoán dụ

Câu 10: Câu “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu thương những vật tầm thường nhất” là câu trần thuật đơn có từ “là” theo kiểu:

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá

Câu 11: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là của tác giả?

A. Đoàn Giỏi; B. Tô Hoài

C. Võ Quảng; D. Nguyễn Tuân

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Em hãy tả hình dáng và tính nết tốt của một bạn học sinh được nhiều người quý mến.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.D 2.A 3.D 4.C 5.A 6.A
7.A 8.D 9.B 10.D 11.B

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

Cho biết người bạn tên gì? Học chung với em từ bao giờ? Vì sao được nhiều người quý mến?

Thân bài:

– Tả hình dáng: vừa tầm, không cao, nước da ngăm đen, khuôn mặt tròn, tóc ngắn, mát sáng dễ thương.

– Tả tính tình: hoà nhã, thông minh, học giỏi, khiêm tổn, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giúp đỡ bè bạn. (Tính tình của bạn được bộc lộ qua việc làm cách cư xứ, cách ăn mặc, nói năng cụ thể..).

Kết bài:

Cảm nghĩ của em về người bạn mới.

Bài tham khảo:

Trong lớp, tôi có nhiều bạn. Mỗi bạn đều có tính nết khác nhau. Anh thì siêng năng, anh lại biếng nhác; anh ưa nghiêm trang, anh lại thích đùa nghịch… Nhưng chỉ có Nhã Nam là học giỏi, được nhiều người quý mến nhất và cũng là người bạn thân nhất của tôi.

Năm nay, Nhã Nam mười hai tuổi. Dáng người ốm hơi cao. Nước da không trắng lắm, nhưng hồng hào khoẻ mạnh. Vầng trán rộng và cao biểu lộ sự thông minh. Đặc sắc nhất là đôi mắt bạn sáng và đen láy. Chiếc mũi thẳng và cao làm tôn thêm khuôn mặt vuông vức cương nghị. Có duyên nhất vẫn là cái miệng luôn luôn nở nụ cười của bạn khiến cho mọi người dễ mến. Mỗi khi bạn cười, môi lại nhếch lên để lộ hàm ràng trắng đều.

Nhã Nam vui tính, hay hát, đôi khi tinh nghịch. Làm việc gì bạn cũng nhanh nhẹn, gọn gàng, thích đùa. Có bạn là có tiếng nói cười ríu rít. Ít khi thấy bạn đi học với bộ quần áo nhăn nheo nhàu nát. Nhã Nam đi đứng khoan thai không hấp tấp cũng không chậm chạp. Nói năng hoà nhã với mọi người.

Bạn bè ai nấy cũng đều yêu mến vì tính xởi lởi, chan hoà của bạn. Không những chỉ vui tính mà Nhã Nam lại còn hay giúp đỡ bè bạn. Trong học tập, ai không hiểu điều chi nhờ đến, bạn cũng đều chỉ dẫn tận tình. Ai thiếu đồ dùng chi bạn cũng đều vui vẻ cho mượn cả.

Trong lớp, Nhã Nam luôn chăm chú nghe thầy giảng bài. Bài tập ở nhà, bạn đều làm đầy đủ và chu đáo. Nhờ đó, Nhã Nam học giỏi. Nhiều lần thầy khen ngợi và đem bạn ra làm gương cho cả lớp, được như vậy nhưng Nhã Nam vẫn một mực khiêm nhường, từ tốn, nhường nhịn mọi người. Chưa lần nào thấy bạn cãi cọ với ai. Tuy vậy, bạn lại tỏ ra rất can đảm mỗi khi bị người hiếp đáp mình hay hiếp đáp bạn mình.

Cũng như bè bạn trong lớp, em rất quý mến Nhã Nam. Chơi thân với bạn, em hiểu được mọi người quý mến là một hạnh phúc. Vì vậy, em thầm hứa sẽ noi gương bạn.


11. Đề 11

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:

….Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Cô Tô

B. Động Phong Nha

C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

D. Lao xao

Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?

A. Thép Mới; C. Đoàn Giỏi

B. Võ Quảng; D. Nguyễn Tuân

Câu 3: Trong đoạn: “Tròn trĩnh phúc hậu …. nước biển ửng hồng” có bao nhiêu từ láy ?

A. Một từ; B. Ba từ

C. Hai từ; D. Bốn từ

Câu 4: Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?

A. Cây tre Việt Nam

B. Lòng yêu nước

C. Động Phong Nha

D. Lao xao

Câu 5: Điền các tính từ chỉ màu trắng sau đây vào chỗ trống trong đoạn thơ sau sao cho hợp nghĩa (trắng phau, trắng hồng, trắng xóa, trắng bệch).

Tuyết rơi ……. một màu.

Vườn chim chiều xế ……. cánh cò.

Da ……. người ốm o.

Bé khỏe đôi má non tơ …….

Câu 6: Nối một vế trong tập hợp 1 với một vế phù hợp trong tập hợp 2 sao cho tên tác phẩm đúng với tên tác giả.

Tập hợp 1 Tập hợp 2
1. Cô Tô A. Ê-ren-bua
2. Lao xao B. Thép Mới
3.Lòng yêu nước C. Nguyễn Tuân
4. Cây tre Việt Nam D. Duy Khán
E. Trần Đăng Khoa

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Em có dịp quan sát cảnh hoàng hôn ở quê em. Hãy tả lại cảnh đó.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.A 2.D 3.D 4.C

Câu 5:

Tuyết rơi trắng xóa một màu.

Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò.

Da trắng bệch người ốm o.

Bé khỏe đôi má non tơ trắng hồng.

Câu 6:

1.C 2.D 3.A 4.B

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

Giới thiệu cảnh hoàng hôn ở quê hương khiến mình nhớ mãi.

Thân bài:

– Khi mặt trời sắp lặn:

+ Mặt trời gác núi phía tây, ráng chiều rực rỡ, ánh rẻ quạt chiếu hắt lên bầu trời…

+ Trên cánh đồng, người làm đồng thu xếp dụng cụ rủ nhau ra về.

+ Âm thanh, tiếng gọi nhau.

– Khi mặt trời lặn:

+ Mặt trời lặn xuống núi…

+ Cảnh vật mờ dần.

+ Trong thôn điện bật sáng ….

Kết bài:

– Cảm nhận về cảnh.

– Nhớ mãi cảnh đó.


12. Đề 12

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“…Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

(Cô Tô, Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm; B. Tự sự

C. Miêu tả; D. Nghị luận

Câu 2: Đoạn văn trên trình bày theo thứ tự nào?

A. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau.

B. Theo thứ tự không gian, thời gian.

C. Theo vị trí từ xa đến gần.

D. Không theo thứ tự nào.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là:

A. So sánh B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ D. Điệp từ

Câu 4: Từ nào không phải là từ thuần Việt trong các từ sau?

A. Tròn trĩnh C. Thiên nhiên

B. Bình minh D. Trường thọ

Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là:

A. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão.

B. Cảnh mặt trời mọc ở đồng bằng.

C. Cảnh sinh hoạt của người dân Cô Tô.

D. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

Câu 6: Thành phần vị ngữ của câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi’’ có cấu tạo là:

A. Cụm danh từ

B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ

D. Danh từ

Câu 7: Nhận định nào sau đây nói đúng về thể loại kí?

A. Kí chủ yếu sử dụng phương thức miêu tả, tự sự, nhưng cũng có thể biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.

B. Kí thường có các yếu tố: nhân vật, cốt truyện, lời kể.

C. Câu chuyện, các sự kiện và nhân vật trong truyện do tác giả tưởng tượng, sáng tạo ra, không có thực.

D. Kí chỉ sử dụng phương thức miêu tả và tự sự .

Câu 8: Văn bản “Cô Tô” được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Được nghe người bạn kể và ghi chép lại.

B. Một lần tác giả ra thăm 17 hòn đảo xanh ở vịnh Bắc Bộ.

C. Tác giả ngồi trên biển và tưởng tượng về Cô Tô.

D. Tác giả nhìn thấy hình ảnh Cô Tô qua tivi và ghi chép lại bằng trí tưởng tượng.

Câu 9: Đoạn văn trên ngoài miêu tả cảnh còn thể hiện điều gì?

A. Thế hiện tình cảm yêu mến PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả dành cho Cô Tô.

B. Thể hiện sức sống mãnh liệt của người dân chài lưới.

C. Thể hiện sự yêu mến của nhân dân Cô Tô đối với quê hương mình.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 10: Đoạn văn trên có mấy câu?

A. 7 B. 8

C. 9 D. 10

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Dựa vào bài thơ “Lượm” hãy viết bài văn miêu tả kế lại chuyến đi liên lạc lần cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.C 2.B 3.A 4.D 5.D
6.C 7.A 8.B 9.A 10.C

II. TỰ LUẬN

– Lí do Lượm đi công tác ….

– Lượm yêu thích công việc và hăm hở lên đường…

– Hình ảnh Lượm hiện lên qua các chi tiết:

+ Hình dáng.

+ Cử chỉ.

+ Điệu bộ.

– Hình ảnh Lượm hi sinh trên cánh đồng lúa thơm mùi sữa.

– Hình ảnh Lượm sống mãi…


13. Đề 13

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Trước cái chết của Dế choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi.

B. Thương và ăn năn hối lỗi.

C. Than thở và buồn phiền.

D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 2: Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

A. Chúng vốn là những con người đội lốt con vật

B. Chúng được miêu tả thực như vốn có.

C. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách tư duy và quan hệ như con người.

D. Chúng là những biểu tượng của đạo đức tâm lí.

Câu 3: Khi miêu tả về mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào dưới đây để sử dụng?

A. Hiền hậu, dịu dàng.

B. Vầng trán có vài nếp nhăn.

C. Hai má trắng hồng bụ bẫm.

D. Đoan trang và rất thân thương.

Câu 4: Trong câu văn: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên” có bao nhiêu phép so sánh?

A. 1; B. 2; C. 3; D. 4

Câu 5: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể bằng lời của ai?

A. Lời người anh ở ngôi thứ nhất.

B. Lời người em ở ngôi thứ hai.

C. Lời tác giả ở ngôi thứ ba.

D. Lời người dẫn truyện ở ngôi thứ hai.

Câu 6: Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái vẽ mình xấu quá.

B. Em gái vẽ mình đẹp hơn cả bình thường.

C. Em gái vẽ mình bằng cả tài năng, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.

D. Em gái vẽ sai về mình.

Câu 7: Chi tiết nào dưới đây không thể dùng để tả cảnh mặt trời mới mọc?

A. Mặt trời tròn, hồng như lòng đỏ trứng gà.

B. Phía đông chân trời đã ửng hồng.

C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng.

D. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang.

Câu 8: Nếu viết:”Để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông” thì câu văn mắc phải lỗi nào dưới đây?

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu bổ ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Hãy tả lại người thân yêu nhất của em.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.B 2.C 3.C 4.B
5.A 6.C 7.D 8.D

II. TỰ LUẬN

Dàn ý tả mẹ em

Mở bài:

Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

Thân bài:

– Tả hình dáng:

+ Dáng người tầm thước, thon gọn.

+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc lóc gọn sau gáy.

+ Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

+ Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

– Tả tính tình, hoạt động:

+ Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.

+ Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

+ Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

Bài tham khảo:

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi.

Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai.

Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.

Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.

Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc.

Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!


14. Đề 14

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đọc đoạn văn, sau đó trả lời câu hỏi bên dưới:

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

(Con Rồng, cháu Tiên)

Câu 1: Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự; B. Miêu tả

C. Biểu cảm; D. Nghị luận

Câu 2: Vì sao em biết truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 1?

A. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật con người.

B. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc.

C. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

D. Vì truyện nêu đánh giá, bàn luận.

Câu 3: Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Truyền thuyết

B. Cổ tích

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện cười

Câu 4: Trong đoạn trích trên, những chi tiết nào là tưởng tượng, kì ảo?

A. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

B. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.

C. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

D. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

Câu 5: Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?

A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc, nòi giống.

B. Thể hiện ý chí đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt.

C. Ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 6: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?

A. Xinh đẹp

B. Hiền hòa

C. Đẹp đẽ

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Kể lại một chuyến về quê.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.A 2.B 3.A 4.D 5.D 6.A

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

– Lí do về thăm quê, về quê với ai?

Thân bài:

– Tâm trạng khi về được thăm quê.

– Quang cảnh chung của quê hương.

– Gặp bà con, họ hàng sống ở quê.

– Gặp bạn bò cùng lứa.

– Thăm phần mộ tổ tiên.

– Dưới mái nhà người thân.

Kết luận:

– Chia tay và cảm xúc về quê hương.


15. Đề 15

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào?

A. Kí ;B. Truyện ngắn

C. Thơ; D. Tiểu thuyết

Câu 2: Câu văn: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” có phải là câu trần thuật đơn không?

A. Có; B. Không

Câu 3: Khi viết “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh; B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ; D. Nhân hóa

Câu 4: Văn bản nào sau đây sử dụng phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm?

A. Mưa

B. Cây bút thần

C. Cây tre Việt Nam

D. Đêm nay Bác không ngủ

Câu 5: Nếu viết: “Quyết định bí mật theo dõi em gái tôi” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

D. Thiếu bổ ngữ

Câu 6: Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì?

A. Bảo vệ môi trường thiên nhiên

B. Bảo vệ di sản văn hóa

C. Phát triển dân số

D. Chống chiến tranh

II. TỰ LUẬN (7 điếm)

Tả lại cảnh thôn xóm hoặc khu phố nơi em ở khi cơn mưa vừa tạnh.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.A 2.A 3.D 4.D 5.A 6.A

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

Giới thiệu hoàn cảnh, không gian, thời gian. (Mưa tạnh – Em vừa học xong – Rời bàn học,ra sân….)

Thân bài:

– Cảnh quanh nhà:

+ Nước mưa còn đọng trên cây rơi xuống, lá rụng…

+ Nước chảy ào ào vào cống, rãnh.

+ Đàn gà lại đi tìm mồi, con chó mực vẫy đuôi mừng rỡ...

– Cảnh trên đường: (Thôn, xóm hoặc khu phố)

+ Đường trơn, tiếng ếch, nhái kêu vang….

+ Chim chóc bay chuyền…

+ Mọi người hối hả ngược xuôi làm việc vui vẻ, trò truyện râm ran.

Kết bài:

Mưa ai cũng thích. Ai cũng mong sao cho mưa thuận, gió hòa…


16. Đề 16

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu:

… ‘’Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên dường vàng.”….

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?

A. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ

B. Viếng lăng Bác – Viễn Phương

C. Lượm – Tố Hữu

D. Tre Việt Nam – Nguyễn Duy

Câu 2: Trong hai khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh B. Ấn dụ

C. Nhân hóa D Hoán dụ

Câu 3: Qua đoạn trích, em thấy nhân vật “chú bé” là người như thế nào?

A. Hồn nhiên, nhanh nhẹn.

B. Say mê tham gia công tác kháng chiến.

C. Dũng cảm không sợ nguy hiểm.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Câu “Chú bé loắt choắt” là câu trần thuật đơn kiểu nào?

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá

Câu 5: Bài thơ có đoạn trích trên được làm theo thế thơ gì?

A. Thể thơ bốn chữ

B. Thể thơ năm chữ

C. Thể thơ sáu chữ

D. Thể thơ bảy chữ

II. TỰ LUẬN (7 điếm)

Em hãy tả lại quang cảnh chợ hoa ngày tết.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.C 2.A 3.D 4.C 5.A

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

– Giới thiệu chung về chợ hoa. (Vị trí, chủng loại, hương vị, màu sắc)

Thân bài:

– Khái quát: Chợ hoa đẹp, người đi chợ đông.

– Miêu tả từng loại hoa: Với màu sắc, dáng vẻ, hương vị riêng.

+ Hoa hồng: đỏ thắm.

+ Hoa hướng dương: to, rực rỡ…

+ Vạn thọ, các loại hoa cúc, mãn đình hồng,…

– Một số hình ảnh đặc biệt:

+ Hoa đào miền Bắc khoe sắc thắm.

+ Hoa mai rực rỡ màu vàng với nhiều dáng vẻ khác nhau dưới bàn tay khéo léo của con người.

+ Những cây kiểng trong nhiều tư thế…

+ Ong bướm cùng đi hội chợ ghé vào hút mật.

+ Người qua lại cười nói râm ran với nhiều sắc màu của áo quần sặc sỡ như hoa.

Kết bài:

– Suy nghĩ trong em về buổi họp chợ hoa ngày Tết.


17. Đề 17

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách chọn ý đúng nhất:

“…Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng dược miếng nào”.

(Bài học đường đời đẩu tiên – Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

A. Miêu tả; B. Tự sự

C. Thuyết minh; D. Biểu cảm

Câu 2: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men trong văn bản “Buổi học cuối cùng” (An-phông-xơ Đô-đê) được biểu hiện như thế nào?

A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dat của mình.

B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương.

C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù.

D. Yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc.

Câu 3: Trong những câu thơ sau đây, câu thơ nào thể hiện hình tượng Bác Hồ tuyệt đẹp? (Chỉ chọn một hình ảnh)

A. Người cha mái tóc bạc.

B. Bóng Bác cao lồng lộng

C. Ấm hơn ngọn lửa hồng.

D. Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Câu 4: Chi tiết nào sau đây chứng tỏ cầu Long Biên là một nhân chứng “đau thương và anh dũng”?

A. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.

B. Những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.

C. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì.

D. Những nhịp cầu tả tơi ứa đầy máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.

Câu 5: Các từ mênh mông, tấp nập, xơ xác” thuộc loại từ gì?

A. Từ ghép; B. Từ láy

Câu 6: Các câu văn sau đây có phải là câu trần thuật đơn?

– Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.

– Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.

– Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng.

A. Đúng

B. Sai

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Hãy tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài Tập làm văn.

Trả lời:

I. TRẮC NGHIỆM

1.A 2.D 3.B 4.D 5.B 6.A

II. TỰ LUẬN

Mở bài:

– Giới thiệu quan cảnh lớp học.

+ Ở đâu: Ở trường em.

+ Lúc nào: Trong giờ viết bài tập làm văn.

Thân bài:

– Cảnh trước lúc làm văn:

+ Cô giáo (thầy giáo) vào lớp…

+ Không khí lớp….

+ Quang cảnh chung của phòng học.

– Cảnh trong lúc làm văn:

+ Cảnh phía trước bảng: Cô giáo ghi đề làm văn trên bảng… (chữ viết chuẩn mực).

+ Cô giáo hướng dẫn lại những yêu cầu khi làm văn… (giọng rõ ràng, trầm ấm).

+ Cảnh phía dưới: Học sinh lấy giấy ghi đề làm văn.

+ Học sinh bắt đầu làm bài…. (gương mặt suy nghĩ, tay nắn nót viết….)

+ Cô giáo đi lên đi xuống uốn nắn những sai sót…

– Cảnh cuối giờ làm văn:

+ Cảnh cô giáo nhắc nhở học sinh xem lại bài đã viết…

+ Cảnh học sinh nộp bài văn.

Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ:

+ Tình cảm: yêu thích học môn văn.

+ Suy nghĩ: hiểu được ý nghĩa của tiết tập làm văn.

– Hoạt động: quyết tâm học tốt để sau này xây dựng đất nước giàu đẹp.


Bài trước:


Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com