Soạn bài Vịnh khoa thi Hương sgk Ngữ văn 11 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Vịnh khoa thi Hương sgk Ngữ văn 11 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


VỊNH KHOA THI HƯƠNG

TRẦN TẾ XƯƠNG

TIỂU DẪN

Vịnh khoa thi Hương (hay Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) là bài thơ thuộc đề tài “ thi cử” – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương (13 bài vừa thơ vừa phú), đã thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua những bài thơ này, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.


VĂN BẢN

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến.
Váy lê qét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Thơ văn Trần Tế Xương, Sđd)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Vịnh khoa thi Hương sgk Ngữ văn 11 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời giới thiệu kì thi hương.

– Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Cảnh tượng trường thi.

– Phần 3 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của nhà thơ trước kì thi hương.

Nội dung chính:

– Tác giả Tú Xương vẻ lên cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu.

– Tâm sự PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả trước tình cảnh đất nước.


1. Câu 1 trang 34 Ngữ văn 11 tập 1

Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ lẫn.)

Trả lời:

Hai câu đầu cho thấy sự khác thường của khoa thi Đinh Dậu (1897):

– Nhà nước: phản ánh tính chất bù nhìn của triều đình phong kiến.

– Lẫn: gợi quang cảnh lẫn lộn, bát nháo khi trường thi Hà Nội và Nam Định thi chung.


2. Câu 2 trang 34 Ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (Chú ý các từ lôi thôi, ậm oẹ với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ; các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường.) Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Trả lời:

Hình ảnh sĩ tử và quan lại ở trường thi:

– Biện pháp đảo ngữ (lôi thôi, ậm ọe): sĩ tử và quan trường hiện lên luộm thuộm, nhếch nhác, thảm hại, sa sút nho phong sĩ khí.

– Hình ảnh vai đeo lọ, miệng thét loa: ồn ào, lố bịch, bát nháo, mất hết diện mạo tôn nghiêm và tôn ti trật tự.

⇒ Cảnh thi cử nhốn nháo, nhếch nhác, không còn không khí trang trọng, thiêng liêng của các kì thi xưa.


3. Câu 3 trang 34 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5, 6.

Trả lời:

Hình ảnh quan sứ, bà đầm trong hai câu luận:

– Quan sứ, bà đầm: được đón tiếp long trọng ở trường thi, những nhân vật mới đại diện cho chế độ thực dân.

– Phép đối sâu cay: lọng quan sứ >< váy bà đầm: châm biếm, hạ nhục bọn cướp nước và bán nước, đồng thời thể hiện nỗi chua xót, nhục nhã cho số phận sĩ tử thời mạt vận và cho dân tộc nô lệ nói chung.


4. Câu 4 trang 34 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích tâm trạng, thái độ PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

– Hai câu thơ cuối thấm đẫm tính trữ tình, thể hiện tâm trạng đau xót, phẫn uất và nỗi lo lắng cho tình hình đất nước.

– Tình yêu nước thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Vịnh khoa thi Hương sgk Ngữ văn 11 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com