Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 22 sgk Toán 7 tập 2

Bài ôn tập chương III – Thống kê, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung bài Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 22 sgk Toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Dấu hiệu

a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra.

Vấn đề hay hiện thượng người điều tra quan tâm được gọi là dấu hiệu (thí dụ số cây trồng được).

Đơn vị điều tra, chẳng hạn số cây trồng được của mỗi lớp.

b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.

Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, gọi là một giá trị của dấu hiệu.

Tập các giá trị của dấu hiệu được gọi là dãy giá trị dấu hiệu.

2. Tần số của mỗi giá trị

Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.

Chú ý:

– Ta chỉ xem xét, nghiên cứu các dấu hiệu mà giá trị của nó là các số.

– Trong trường hợp chỉ chú ý tới giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu chỉ gồm các cột số.

3. Bảng “tần số”

Ta chỉ quan tâm tới giá trị của dấu hiệu và số lần xuất hiện (tức tần số) của dấu hiệu, nên bảng chúng ta lập chỉ gồm 2 dòng, một dòng giá trị, một dòng tần số.

Bảng “tần số” giúp người ta dễ dàng quan sát, so sánh giá trị của dấu hiệu, nhận xét chung về sự phân bố của dấu hiệu, đồng thời có nhiều thuận tiện cho việc tính toán sau này.

4. Số trung bình cộng của dấu hiệu

Dựa vào bảng tần số, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau:

– Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.

– Cộng tất cả các tích vừa tìm được.

– Chia tổng đó cho số các giá trị (tổng các tần số).

Ta có công thức:

\(\bar{X}=\frac{x_1n_1+x_2n_2+…+x_kn_k}{N}\)

Trong đó:

 \(x_1, x_2, x_3,…, x_k\) là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.

 \(n_1,n_2, n_3,…, n_k\) là k tần số tương ứng.

 \(N\) là số các giá trị (tổng các tần số).

5. Ý nghĩa của số trung bình cộng

Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.

Chú ý:

– Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch rất lớn đối với nhau thì không nên lấy số trung bình cộng làm “đại diện” cho dấu hiệu đó.

Số trung bình cộng có thể không thuộc dãy giá trị của dấu hiệu.

6. Mốt của dấu hiệu

Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là $M_0$

Dưới đây là Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 22 sgk Toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi ôn tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm bài giải chi tiết câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 22 sgk toán 7 tập 2 của Bài ôn tập chương III – Thống kê cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu 1 2 3 4 trang 22 sgk toán 7 tập 2
Trả lời câu 1 2 3 4 trang 22 sgk toán 7 tập 2

1. Trả lời câu hỏi ôn tập 1 trang 22 sgk Toán 7 tập 2

Muốn thu thập số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm, chẳng hạn như màu sắc mà mỗi bạn trong lớp ưa thích thì em phải làm những việc gì và trình bày kết quả thu được theo mẫu bảng nào?

Trả lời:

Muốn thu thập số liệu của một dấu hiệu nào đó (kí hiệu là X) ta cần phân chia đối tượng thành các phần có thể nghiên cứu tức là phân thành các đơn vị điều tra. Đánh số hay đặt tên (nếu chưa có) các đơn vị điều tra. Định ra một thứ tự cho các đơn vị điều tra để nghiên cứu dấu hiệu (cân, đo, đong, đếm) để xác định giá trị của dấu hiệu của mỗi đơn vị điều tra. Lập bảng số liệu thống kê ban đầu có thể cần hai cột hoặc dòng:

– Tên đơn vị điều tra.

– Giá trị của dấu hiệu.


2. Trả lời câu hỏi ôn tập 2 trang 22 sgk Toán 7 tập 2

Tần số của một giá trị là gì? Có nhận xét gì về tổng các tần số.

Trả lời:

Tần số $n$ của một giá trị $x$ là số lần gặp giá trị đó trong dãy các giá trị của dấu hiệu.

Ta có thể nhận xét là: Tổng các tần số của các giá trị khác nhau của dấu hiệu thì bằng số các đơn vị điều tra (hay là số tất cả các giá trị của dấu hiệu, kí hiệu là N).


3. Trả lời câu hỏi ôn tập 3 trang 22 sgk Toán 7 tập 2

Bảng “tần số” có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu?

Trả lời:

Nhờ bảng tần số ta thấy rõ ràng nhanh chóng dấu hiệu có những giá trị khác nhau như thế nào. Quan trọng hơn, ta thấy được rõ tàng chính xác sự phân bố tỉ lệ sự xuất hiện của các giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu.


4. Trả lời câu hỏi ôn tập 4 trang 22 sgk Toán 7 tập 2

Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu?

Nêu rõ các bước tính. Ý nghĩa của số trung bình cộng. Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể là đại diện của dấu hiệu đó?

Trả lời:

Để tính số trung bình cộng của các giá trị của dấu hiệu (nếu số đơn vị điều tra khá lớn) ta lập thêm trong bảng tần số một cột (dòng) ghi các tích mỗi giá trị nhân với tần số tương ứng của chúng.

Tính tổng các số cột (dòng) tích.

Lấy tổng vừa tính được ở trên chia cho N.

Công thức tính số trung bình cộng:

\(\overline{X}=\frac{x_1n_1+x_2n_2+…..+x_kn_k}{N}\)

Trong đó:

\(x_1, x_2, …, x_k \)là k giá trị khác nhau của dấu hiệu x

\(n_1, n_2, …, n_k \)là k tần số tương ứng

N là số các giá trị

Ý nghĩa: Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.

Nếu trong dãy các giá trị của dấu hiệu có những giá trị có khoảng cách chênh lệch khá lớn thì lấy số trung bình cộng làm giá trị đại diện cho dấu hiệu không có ý nghĩa thực tế.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với trả lời câu ôn tập 1 2 3 4 trang 22 sgk toán 7 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com