Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.

Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6
Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6

Lý thuyết

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
Hình 20.1. Sơ đồ cắt ngang phiến lá

Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thân lá và thịt lá.

1. Biểu bì

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
Hình 20.2. Lớp tế bào biểu bì đã được bóc ra và nhuộm màu

1-Biểu bì mật trên; 2-Biểu bì mặt dưới

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
Hình 20.3: Trạng thái của lỗ khí

– Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau.

– Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước.

– Lỗ khí tập trung ở mặt dưới của phiến lá.

– Lỗ khí thông với khoang chứa không khí ở bên trong của phiến lá.

2. Thịt lá

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
Hình 20.4. Sơ đồ cấu tạo một phiến lá nhìn dưới kính hiển vi và có độ phóng đại lớn

– Cấu tạo của thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong.

– Thịt lá có vai trò thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây. Khi có đủ ánh sáng lục lạp hình thành.

– Bảng so sánh đặc điểm của tế bào biểu bì mặt trên và mặt dưới:

Đặc điểm so sánh Tế bào biểu bì mặt trên Tế bào biểu bì mặt dưới
Hình dạng Dài bầu dục Dẹp, ngắn
Cách sắp xếp Xếp xít nhau thưa
Số lượng lục lạp Nhiều ít
Chức năng Chế tạo chất hữu cơ Chứa và trao đổi khí

3. Gân lá

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
Gân lá

– Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm phần mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.

4. Sơ đồ tư duy

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 65 sgk Sinh học 6

∇ Trả lời các câu hỏi:

– Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?

– Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?

Trả lời:

– Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo vệ: biểu bì có lớp tế bào có vách dày, xếp sát nhau. Đặc điểm phù hợp chức năng cho ánh sáng chiếu qua: các tế bào không màu, trong suốt cho ánh sáng chiếu qua.

– Chính hoạt động đóng mở của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.


2. Trả lời câu hỏi trang 66 sgk Sinh học 6

∇ So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới, hãy trả lời những câu hỏi sau:

– Chúng giống nhau ở đặc điểm nào? Đặc điểm này phù hợp với chức năng nào?

– Hãy tìm những điểm khác nhau giữa chúng.

– Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí?

Trả lời:

– Giống nhau: Chúng đều có lục lạp, phù hợp với chức năng quang hợp.

– Tế bào thịt lá ở mặt trên: xếp sít nhau, có nhiều lục lạp, gian bào nhỏ; tế bào thịt lá mặt dưới xếp không sít nhau, tạo ra các khoảng gian bào lớn, chứa ít lục lạp hơn.

– Tế bào thịt lá phía trên có chức năng chính là tạo ra chất hữu cơ, lớp tế bào thịt lá phía dưới có chức năng chứa, trao đổi khí.
∇ Hãy cho biết gân lá có chức năng gì?

Trả lời:

Gân lá có chứa mạch gỗ và mạch rây đảm nhiệm chức năng vận chuyển các chất

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6

Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?

Trả lời:

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

– Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

⇒ Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

– Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

⇒ Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

– Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6

Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?

Trả lời:

Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6

Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

Trả lời:

– Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

– Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên hầu như không có hoặc có rất ít). Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.


4. Trả lời câu hỏi 4* Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6

Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

Trả lời:

– Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng.

– Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.


5. Trả lời câu hỏi 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6

Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?

Trả lời:

– Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía…

– Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 Bài 20 trang 67 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com