Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 16 – Ôn tập chương I và II, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 6.


Lý thuyết

Chúng ta vừa học xong thời kì lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.

Em hãy điểm lại:

1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?

2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?

– Địa điểm (hay nền văn hóa)

– Thời gian

– Tư liệu chính dùng để phân định

3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.

– Vùng cư trú

– Cơ sở kinh tế

– Các quan hệ xã hội

4. Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc.

Tóm lại, thời Văn Lang – Âu Lạc để lại cho chúng ta:

– Tổ quốc

– Thuật luyện kim

– Nông nghiệp lúa nước

– Phong tục, tập quán riêng

– Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập lịch sử 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 bài 16 trang 46 sgk lịch sử 6 của Bài 16 – Ôn tập chương I và II của Chương II. Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc trong Phần hai Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6
Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6

Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?

Trả lời:

– Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta. Đó là những dấu tích của Người tối cổ.

– Cách ngày nay 40 – 30 vạn năm tại các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), người ta phát hiện những chiếc răng của Người tối cổ. Tại Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),… phát hiện nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6

Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?

Trả lời:

Bảng các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam:

Thời gian Địa điểm Công cụ sản xuất
Người tối cổ Cách ngày nay 40 – 30 vạn năm. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),… Công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.
Người tinh khôn Cách ngày nay 3 – 2 vạn năm. Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,… Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển Cách ngày nay 12.000 – 4.000 năm. Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình). Rìu đá, rìu có vai.

3. Trả lời câu hỏi 3 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6

Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.

Trả lời:

Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc:

– Vùng cư trú: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.

– Cơ sở kinh tế: Sản xuất phát triển. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.

– Các quan hệ xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

– Ngoài ra, còn do nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ giữa các bộ lạc với nhau.


4. Trả lời câu hỏi 4 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6

Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc.

Trả lời:

– Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là Trống đồng.

– Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là thành Cổ Loa.

– Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên cội nguồn của dân tộc.

– Truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh nói lên việc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng của dân tộc.

– Truyện thánh Gióng nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 6 với trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 16 trang 46 sgk Lịch sử 6!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com