Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 8.


Lý thuyết

I. Nước Pháp trước cách mạng

1. Tình hình kinh tế

Về nông nghiệp, công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.

Công, thương nghiệp đã phát triển, máy móc được sử dụng trong sản xuất. Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời. Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô… tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh…) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ. Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp : thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.

2. Tình hình chính trị – xã hội

Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.

Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế. nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.

Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Nông dân chiếm 90% dân số (khoảng 24 triệu người), là giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

Chế độ quân chủ chuyên chế cũng bị tố cáo. phê phán gay gắt trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này là những nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư sản trong trào lưu triết học Anh sáng như Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô.

“Tự do về chính trị của công dân thể hiện ở chỗ: công dân đó không phải lo sợ, ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Để có tự do chính trị, chính phủ phải được tổ chức để không một ai có thể đe dọa người khác”

(Tinh thần pháp luật)

“ Hãy đập tan toàn nhà của sự dối trá!..”

“ Xéo nát bọn đê tiện”

(Những lá thư triết học)

“Mọi người sinh ra tự do, nhưng ở khắp nơi họ đều mang xiềng xích… Tự do là quyền tự nhiên của con người”

(Khế ước xã hội)

II. Cách mạng bùng nổ

1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

Vua Lu-i XVI lên ngôi năm 1774, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ) nên nhà vua phải thu nhiều thuế. Công, thương nghiệp đình đốn làm nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.

Tình hình này đã thôi thúc nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến. Năm 1788, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, riêng mùa xuân năm 1789 đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dán và bình dân thành thị.

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng

Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập khai mạc ngày 5 – 5 – 1789 tại Cung điện Véc-xai, với sự tham dự của các đại biểu thuộc ba đẳng cấp.

Hội nghị diễn ra căng thẳng vì đại biểu Quý tộc và Tăng lữ ủng hộ nhà vua tăng thuế, còn đại biểu Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối chủ trương này.

Ngày 17-6. các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc. sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiệp Quốc hội.

Quần chúng lao động và những người tư sản cách mạng tự vũ trang chống lại nhà vua. Phần lớn binh lính cũng đứng về phía nhân dân.

Ngày 14 – 7, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti ; sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố.

Cuộc tấn công pháo đài – nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

III. Sự phát triển của cách mạng

1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 – 7 – 1789 đến ngày 10 – 8 – 1792)

Cách mạng thắng lợi ở Pa-ri và nhanh chóng lan rộng khắp nước. Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền, nhưng Lu-i XVI vẫn được giữ ngôi vua. mặc dù không có quyền hành gì.

Cuối tháng 8 – 1789. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu khẩu hiệu nổi tiếng : “Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

Nội dung Tuyên ngôn có một số điều sau :

Điều 1: Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng…

Điều 2 : … (được hưởng) quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức.

Điều 17 : Quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể tước bỏ.

Tháng 9 – 1791. Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến : nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực thuộc về Quốc hội. Tuy vậy, nhà’ vua đã liên kết với lực lượng phản động trong nước và cầu cứu các nước phong kiến châu Âu mang quân can thiệp để chống phá cách mạng.

Tháng 4 – 1792, hai nước Áo. Phổ liên minh với nhau, cùng bọn phản động trong nước Pháp chống lại cách mạng. Tháng 8 – 1792, 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp.

Trước tình hình ‘Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10 – 8 – 1792, nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

2. Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21 – 9 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793)

Sau cuộc khởi nghĩa của nhân dân lật đổ phái Lập hiến, chính quyền lại chuyển sang tay tư sản công thương nghiệp, được gọi là phái Gi-rông-đanh.

Một Quốc hội mới được bầu ra (nam giới từ 21 tuổi được quyền bầu cử, không hạn chế theo mức thuế). Ngày 21 – 9 – 1792, nền cộng hòa đầu tiên của nước Pháp được thành lập. Ngày 21 – 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị đưa lên máy chém vì tội phản quốc.

Trừ được bọn phản động trong nước, nhân dân và quân đội cách mạng dốc sức chống ngoại xâm. Ngày 20 – 9 – 1792, quân Pháp đánh thắng quân xâm lược Áo – Phổ một trận lớn ở cao điểm Van-mi (thuộc Đông Bắc Pháp, gần biên giới Bỉ. Sau đó, quân Pháp chuyển sang phản công, đuổi địch ra khỏi đất nước ; trên đường truy kích chiếm luôn Bỉ vỏ vùng tả ngạn sông Ranh.

Mùa xuân 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng. Trong nước, bọn phản động lại nổi loạn ở vùng Văng-đê và cả miền Tây Bắc. Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành. Giá cả tăng vọt. Đời sống nhân dân rất khốn khổ. Trong khi đó. phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.

Trước tình hình ấy, ngày 2 – 6 – 1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie, đã khởi nghĩa thắng lợi, lật đổ phái Gi-rông-đanh.

3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (từ ngày 2 – 6 – 1793 đến ngày 27 – 7 – 1794)

Sau khi phái Gi-rông-đanh bị lật đổ, chính quyền cách mạng thuộc về phái Gia-cô-banh, gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ.Quốc hội do phái Gia-cô-banh chiếm đa số, cử ra ủy ban cứu nước, đứng đầu là Rô-be-spie.

Ma-xi-liêng đơ Rô-be-spie là một luật sư trẻ tuổi, đại biểu Quốc hội, có tài hùng biện. Trong Quốc hội, ông tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Rô-be-spie trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô-banh và nổi tiếng là “Con người không thể bị mua chuộc”.

Chính quyền cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân. Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân. Ruộng đất tịch thu của Giáo hội và quý tộc trốn ra nước ngoài được chia thành những khoảnh nhỏ bán cho nông dân. Ủy ban cứu nước còn trưng thu lúa mì, quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo, đồng thời cũng quy định mức tương tối đa của công nhân.

Quần chúng phấn khởi, hưởng ứng lệnh tổng động viên. Quân đội cách mạng 1 được tổ chức và trang bị tốt, lại có tinh thần chiến đấu cao. Liên minh chống Pháp bị đánh bại và bắt đầu tan rã từ ngày 26 – 6 – 1794.

Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ. Nhân dân cũng không ủng hộ chính quyền nữa vì quyền lợi không được đảm bảo như giới cầm quyền Gia-cô-banh đã hứa.

Ngày 27 – 7 – 1794, tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính. Rô-be-spie và các bạn chiến đấu của ông bị bắt và bị xử tử.

Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh chấm dứt.

4. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao – nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

Tuy nhiên. Cách mạng tư sản Pháp cũng có những hạn chế : chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, như không giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến…

“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi bài 2 trang 11 sgk Lịch sử 8

Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?

Trả lời:

Trước cách mạng, xã hội Pháp phân ra ba đẳng cấp:

– Tăng lữ.

– Quý tộc.

– Đẳng cấp thứ ba.

Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ.

Trả lời:

Bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” miêu tả cảnh một người nông dân đã già trên tay cầm cái cuốc đã mòn ⇒ nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng cõng hai người đàn ông béo tốt, đại diện cho 2 đẳng cấp: Tăng lữ và Quý tộc. Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc. Có những con thỏ, con chuột đang gặm phá hoại mùa màng.

⇒ Người nông dân có cuộc sống nghèo khổ, bị Tăng lữ, Quý tộc áp bức.

Dựa vào những đoạn trích ngắn trên, em hãy nêu một vài điển chủ yếu trong tư tưởng của Mông – te – xki – ơ, Vôn – te, Rút – xô.

Trả lời:

– Mông-te-xki-ơ, Rút-xô: nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do.

– Vôn-te: thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị (tòa nhà của sự dối trá) và tăng lữ “bọn đê tiện”


2. Trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 sgk Lịch sử 8

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế được thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế được thể hiện:

– Nợ tăng cao, nhà nước phải tăng thuế.

– Công, thương nghiệp đình đốn, nạn thất nghiệp tăng.

– Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

Vì sao cách mạng nổ ra?

Trả lời:

Cách mạng nổ ra do:

– Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu.

– Số nợ tăng lên, để bù lại nhà vua phải thu nhiều thuế ⇒ Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến trở nên sâu sắc.


3. Trả lời câu hỏi bài 2 trang 13 sgk Lịch sử 8

Những nguyên nhân nào dẫn tới cách mạng tư sản Pháp?

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp:

– Chính quyền phong kiến suy yếu, thi hành chính sách cai trị phản động.

– Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến trở nên sâu sắc.

Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?

Trả lời:

– Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến báo thủ lạc hậu.

– Thức tỉnh nhân dân đứng dạy đấu tranh.

– Định hướng cho một xã hội mới trong tương lai.

Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

Trả lời:

– Ngày 5 – 5 – 1789, Vua Lu-i triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp về việc tăng thuế, Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối chủ trương này.

– Ngày 17 – 6, đại biểu Đẳng cấp thứ ba lập Quốc hội lập hiến, bị vua và quý tộc dùng quân đội uy hiếp.

– Ngày 14 – 7, quần chúng tấn công nhà tù Ba-xti, mở đầu cách mạng tư sản Pháp.

Qua những điều trên, em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?

Trả lời:

“Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp là bản tuyên ngôn tiến bộ: Khẳng định quyền tự do, bình đẳng của con người.


4. Trả lời câu hỏi bài 2 trang 14 sgk Lịch sử 8

Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?

Trả lời:

– Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy”, Ngày 10 – 8 – 1792 nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

– Kết quả: Nền thống trị của đại tư sản bị lật đổ, chế độ phong kiến bị xóa bỏ, nền cộng hòa được thành lập.


5. Trả lời câu hỏi bài 2 trang 15 sgk Lịch sử 8

Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792 – 1793.

Trả lời:

– Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hòa.

– Ngày 21 – 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.

– Năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.

– Ngày 2 – 6 – 1793, quần chúng nhân dân nổi dậy lật đổ phái Gi-rông-đanh.

Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh?

Trả lời:

– Năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy.

– Phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.

⇒ Quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.


6. Trả lời câu hỏi bài 2 trang 16 sgk Lịch sử 8

Nêu một vài phẩm chất tốt của Rô-be-spie.

Trả lời:

Rô-be-spie là một luật sư trẻ tuổi, đại biểu Quốc hội, có tài hùng biện. Trong Quốc hội, ông tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Rô-be-spie trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô-banh và nổi tiếng là “Con người không thể bị mua chuộc”.


7. Trả lời câu hỏi bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia – cô – banh?

Trả lời:

Phái Gia-cô-banh đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ như:

– Tịch thu ruộng đất của quý tộc, Giáo hội chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo, …

– Ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.

⇒ Các chính sách mà phái Gia-cô-banh đưa ra phù hợp với tình hình nước Pháp lúc bấy giờ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

– Làm tăng sức mạnh của đất nước, góp phần chiến thắng ngoại xâm, nội phản.

Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển vì:

– Nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ.

– Nhân dân lại không ủng hộ chính quyền do quyền lợi không được đảm bảo.

– Ngày 27 – 7 – 1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh.

Dựa vào đoạn trích trên, em hãy nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp và Mĩ cuối thế kỉ XVIII là cách mạng chưa triệt để:

– Chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản.

– Nguyện vọng của nhân dân lao động không được đáp ứng.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 8 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8 của Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII của Chương I. Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX) trong Phần một. Lịch sử thế giới – Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8
Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Thời gian Sự kiện
14-7-1789 Quần chúng tấn công nhà tù Ba-xti
8-1979 Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
9-1971 Thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến
10-8-1792 Nhân dân nổi dậy lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến
21-9-1792 Thiết lập nền công hòa đầu tiên
2-6-1793 Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền
27-7-1794 Đảo chính lật đổ nền chuyên chính Gia-cô-banh

2. Trả lời câu hỏi 2 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng.

– Là lực lượng chủ yếu của cách mạng.

– Là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc tạo ra các biến cố lịch sử (ngày 14/7/1789, ngày 10/8/1792, ngày 2/6/1973), đưa cách mạng đại tới đỉnh cao.


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp.

Trả lời:

– Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 – 7 – 1789, tấn công pháo đài – nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 – 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp.

– Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 – 1972, nền cộng hòa được thiết lập.

+ Ngày 21 – 1 – 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 – 6 – 1793, nhân dân nổi dậy lật đổ phái Gi-rông-đanh.

– Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh) : Là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp.

+ Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

+ Đánh đuổi thù trong, giặc ngoài.

Tuy nhiên chuyên chính Gia-cô-banh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn thì bị lột đổ.


4. Trả lời câu hỏi 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp:

– Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

– Góp phần làm chế độ phong kiến lung lay ở khắp châu âu.

– Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến châu Âu và châu Mĩ.

– Thức tỉnh các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới đứng lên lật đổ chế độ phong kiến.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 8 với trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com