Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.

Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6
Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6

Lý thuyết

1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa

Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Một số cây tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá

– Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.

– Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

– Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

– Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.

2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây

Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Một số cây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát ttriển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

3. Sơ đồ tư duy

Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 87 sgk Sinh học 6

∇ Quan sát các H.26.1, H.26.2, H.26.3, H.26.4, trao đổi trong nhóm về các câu hỏi và tìm những thông tin để điền vào bảng trang sau:

– Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì?

Mỗi mấu thân như vật khi tách ra có thể thành một cây mới không? Vì sao?

– Củ gừng để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?

– Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?

– Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?

STT Tên cây Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điều kiện nào?
1 Rau má
2 Gừng
3 Khoai lang
4 Lá thuốc bỏng

Trả lời:

– Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng mọc ra rễ.

Mỗi mấu thân như vật khi tách ra có thể thành một cây mới. Vì nó có chứa đầy đủ các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng đảm nhiệm được chức năng.

– Củ gừng để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được. Vì mỗi mắt trên củ mọc một chồi, chồi phát triển thành cây mới.

– Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được. Vì phần nào của củ cũng có thể phát triển thành chồi.

– Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được. Vì mép lá có thể mọc ra rễ và chồi sau đó phát triển thành cây mới.

STT Tên cây Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điều kiện nào?
1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm
2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm
3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm
4 Lá thuốc bỏng Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

2. Trả lời câu hỏi trang 88 sgk Sinh học 6

∇ Xem lại bảng trên, hãy chọn từ thích hợp trong số các từ: sinh dưỡng, rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ điền vào chỗ trống trong câu dưới đây để có khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Từ các phần khác nhau của cơ quan ………. ở một số cây như: …, …, …, …, có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có … Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan … được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Trả lời:

Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: thân bò, thân rễ, rễ củ, lá, có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6

Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết.

Trả lời:

– Sinh sản bằng thân bò: rau má, rau dấp

– Sinh sản bằng lá: cây thuốc bỏng


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6

Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?

Trả lời:

– Nhiều loại cỏ dại như cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ gà… có khả năng sinh sản bằng thân rễ.

– Vì chỉ cần một mảnh thân rễ có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Vì vậy, muốn tiêu diệt các loại cỏ này phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6

Hãy quan sát củ khoai tây và cho biết cây khoai tây sinh sản bằng gì?

Trả lời:

Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới.

→ Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.


4. Trả lời câu hỏi 4* Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6

Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào. Tại sao không trồng bằng củ?

Trả lời:

– Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo. Người ta trồng khoai lang bằng dây: sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, người ta chọn những dây bánh tẻ (không già và không non), cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã được chuẩn bị trước.

– Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 26 trang 88 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com