Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 10 – Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, Chương II. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI – XII), sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

1. Sự thành lập nhà Lý

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Năm 1010, Lý Công uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh.

Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi một vòng thành ngoài cùng gọi là La thành hay thành Đại La. Có thể nói vào thế kỉ XI, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Với các chức vụ quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ. “Dân ai có gì oan ức thì đánh chuông (đặt ở trước điện Long Trì) xin vua xét xử”.

Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu ; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

2. Luật pháp và quân đội

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.

Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo ; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá…

Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

Đối với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán. Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt – Cham-pa trở lại bình thường.

3. Các vua nhà Lý

Hiệu Niên hiệu Tên Sinh- Mất Thời gian trị vì Thụy hiệu Lăng
Lý Thái Tổ Thuận Thiên (1010-1028) Lý Công Uẩn 974-1028 1009-1028 Thần vũ Hoàng đế Thọ Lăng
Lý Thái Tông Thiên Thành (1028-1034)
Thông Thụy (1034-1039)
Càn Phù Hữu Đạo (1039-1042)
Minh Đạo (1042-1044)
Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1049)
Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)
Lý Phật Mã 1000-1054 1028-1054 Thọ Lăng
Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình (1054-1058)
Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065)
Long Chương Thiên Tự (1066-1068)
Thiên Thống Bảo Tượng (1068-1069)
Thần Vũ (1069-1072)
Lý Nhật Tôn 1023-1072 1054-1072 Ứng thiên Sùng nhân Chí đạo
Uy khánh Long tường
Minh văn Duệ vũ
Hiếu đức Thánh thần Hoàng đế
Thọ Lăng
Lý Nhân Tông Thái Ninh (1072-1076)
Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084)
Quảng Hựu (1085-1092)
Hội Phong (1092-1100)
Long Phù (1101-1109)
Hội Tường Đại Khánh (1110-1119)
Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126)
Thiên Phù Khánh Thọ (1127-1127)
Lý Càn Đức 1066-1127 1072-1127 Hiếu từ Thánh thần
Văn vũ Hoàng đế
Thiên Đức Lăng
Lý Thần Tông Thiên Thuận (1128-1132)
Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138)
Lý Dương Hoán 1116-1138 1128-1138 Quảng nhân Sùng hiếu
Văn vũ Hoàng đế
Thọ Lăng
Lý Anh Tông Thiệu Minh (1138-1140)
Đại Định (1140-1162)
Chính Long Bảo Ứng (1163-1174)
Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175)
Lý Thiên Tộ 1136-1175 1138-1175 Thể thiên Thuận đạo
Duệ văn Thần võ
Thuần nhân Hiển nghĩa
Huy mưu Thánh trí
Ngự dân Dục vật
Quần linh Phi ứng
Đại minh Chí hiếu hoàng đế.
Thọ Lăng
Lý Cao Tông Trinh Phù (1176-1186)
Thiên Tư Gia Thụy (1186-1202)
Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1204)
Trị Bình Long Ứng (1204-1210)
Lý Long Trát (Lý Long Cán) 1173-1210 1175-1210 Thọ Lăng
Lý Huệ Tông Kiến Gia (1211-1224) Lý (Hạo) Sảm 1194-1226 1211-1224 Thọ Lăng
Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo (1224-1225) Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) 1218-1278 1224-1225 Cửa Mả Lăng

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 35 sgk Lịch sử 7

Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?

Trả lời:

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

– Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).

– Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

– Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.


2. Trả lời câu hỏi trang 36 sgk Lịch sử 7

Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

Trả lời:

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì:

Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.

Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý?

Trả lời:


3. Trả lời câu hỏi trang 37 sgk Lịch sử 7

Từ những nhận xét trên, em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư thời Lý.

Trả lời:

Sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư nhà Lý:

– Hình thư đặt ra những quy định bảo vệ quyền lợi cho giai cấp phong kiến thống trị.

– Với những quy định rõ ràng về việc xử kẻ phạm tội, luật pháp giúp bảo vệ và đảm bảo tính công bằng trong nhân dân.

– Điều đó giúp ổn định chính trị – xã hội, đất nước được yên bình, tạo điều kiện pháp triển kinh tế.

⇒ Đây chính là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.


4. Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Lịch sử 7

Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội thời Lý?

Trả lời:

– Cách thức tổ chức quân đội thời Lý:

+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương

+ Thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông).

+ Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thủy, kỉ luật rất nghiêm minh, được rèn luyện chu đáo. Vũ khí, trang bị đầy đủ.

– Nhận xét: Quân đội thời Lý được tổ chức quy củ và hùng mạnh. Chính sách Ngụ binh ư nông vừa đảm bảo được việc sản xuất phát triển kinh tế, vừa đảm đảo được đội quân địa phương hùng mạnh sẵn sàng chiến đầu khi cần.

Em nhận xét gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng?

Trả lời:

– Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi: Thực hiện chính sách nhu viễn, thu phục lòng các tù trưởng bằng biện pháp mềm dẻo.

– Đối với các nước láng giềng: Giữ quan hệ bình thường tạo điều kiện cho nhân dân hai bên qua lại buôn bán.

⇒ Các chính sách hợp lý đã góp phần ổn định vùng biên giới đất nước.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7 của Bài 10 – Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước của Chương II. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI – XII) trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7

Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Trả lời:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7

Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Trả lời:

– Chính quyền trung ương:

+ Đứng đầu nước là vua, vua nắm mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

+ Giúp việc cho vua có các đại thần, các quan văn, quan võ. Đó điều là những người thân cận của nhà vua nắm giữ.

– Chính quyền địa phương: Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (châu), đặt các chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ là phủ, huyện, hương (xã).


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7

Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?

Trả lời:

Nhà Lý đã:

– Về chính trị: Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế, mọi quyền lực tập trung vào tay vua. Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). Xây dựng quân đội hùng mạnh, quy củ.

– Về kinh tế: Quan tâm phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

– Đối nội: gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,…

– Đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hảo với cac nước láng giềng.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 10 trang 38 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com