Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.

Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6
Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6

Lý thuyết

I. Cây cần nước và các loại muối khoáng

1. Nhu cầu nước của cây

– Thí nghiệm 1 chứng minh cây cần nước:

+ Bạn Minh trồng lúa vào hai khay đất, bạn tưới nước đều cả hai chậu cho đến khi cây 2 chậu bén rễ, tươi tốt như nhau.

Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Hai chậu lúa bén rễ, tươi tốt như nhau

+ Những ngày tiếp theo bạn tưới nước hằng ngày cho chậu A, còn chậu B không tưới nước.

Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Chậu A vẫn xanh tốt, chậu B úa vàng

⇒ Tất cả các cây đều cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết.

– Thí nghiệm 2 chứng minh nước chiếm tỉ lệ lớn trong thực vật:

Tên mẫu thí nghiệm Khối lượng trước khi phơi khô (gam) Khối lượng sau khi phơi khô (gam) Lượng nước chứa trong mẫu thí nghiệm (%)
Cây cải bắp 100 10 90%
Thân cây xoan tươi 100 56 44%
Qủa dưa chuột 100 5 95%
Quả táo 100 14 86%
Hạt lúa 100 88 12%
Củ khoai lang 100 60 40%
Củ khoai tây 100 22 78%
Củ cà rốt 100 12 88%
Lá cải bắp 100 7 93%
Lá mận 100 21 79%
Lá xà lách 100 6 94%

⇒ Nước rất cần cho cây, nhưng cần ít hay nhiều phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.

2. Nhu cầu muối khoáng của cây

– Thí nghiệm 3:

Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Chậu A thiếu muối khoáng, Chậu B bón đủ đạm, lân, kali…

⇒ Muối đạm rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

⇒ Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali.

Tên loại muối khoáng Lượng muối khoáng để sản xuất 1000kg thóc
Muối đạm (có chứa nitơ) 9 – 16 kg
Muối lân (có chứa phốt pho) 4 – 8 kg
Muối Kali 2 – 4kg

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 35 sgk Sinh học 6

∇ – Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

– Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.

Trả lời:

– Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm chứng minh sự quan trọng của nước đối với phát triển của cây.

– Dự đoán kết quả: chậu A sẽ phát triển tươi tốt bình thường, chậu B chậm phát triển và lâu lớn hơn chậu A. Giải thích: do cây cần nước cho sự phát triển bình thường.
∇ Câu hỏi thảo luận:

– Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?

– Hãy kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước?

– * Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?

Trả lời:

– Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên nhu cầu nước ở các phần khác nhau của cây là khác nhau.

– Cây cần nhiều nước: mồng tơi, lúa, bưởi. Cây cần ít nước: xương rồng, cỏ lạc đà, thông.

– Cung cấp đủ nước sẽ giúp cây lớn lên, đúng lúc vì mỗi lúc khác nhau trong chu kì sống của cây cần lượng nước khác nhau → cây sẽ sinh trưởng tốt → tăng năng suất.


2. Trả lời câu hỏi trang 36 sgk Sinh học 6

∇ – Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?

– Dựa vào thí nghiệm trên, em hãy thử thiết kế thí nghiệm để giải thích về tác dụng của muối lân hoặc muối kali đối với cây trồng.

Trả lời:

– Thí nghiệm trên để kiểm tra vai trò của muối đạm đối với thực vật.

– Thí nghiệm về tác dụng của muối lân đối với cây trồng: Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm.

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp lân.

– Thí nghiệm về tác dụng của muối kali: Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm.

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp kali.
∇ Trao đổi, thảo luận:

– Em hiểu như thế nào về vai trò của muối khoáng đối với cây?

– Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định điều gì?

– Hãy lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.

Trả lời:

– Vai trò của muối khoáng đối với cây: cây rất cần muối khoáng để sinh trưởng và phát triển, với các loại muối khoáng khác nhau, cây cần lượng muối khoáng các nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

– Kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên, ta thấy: cây có nhu cầu khác nhau với các loại muối khoáng khác nhau.

– Ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau:

+ Cải bắp, su hào cần nhiều muối đạm; khoai lang và cà rốt cần nhiều kali.

+ Trong các giai đoạn khác nhau cần dinh dưỡng khác nhau như giai đoạn ra hoa cần nhiều khoáng hơn.

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6

Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.

Trả lời:

– Vai trò của nước: Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, nếu thiếu nước cây sẽ sinh trưởng chậm hoặc thậm chí không sinh trưởng, cây có nhu cầu nước khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.

– Vai trò của muối khoáng: cây rất cần muối khoáng để sinh trưởng và phát triển, với các loại muối khoáng khác nhau, cây cần lượng muối khoáng các nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6

Có thể làm những thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng?

Trả lời:

Để chứng minh vai trò của nước hay muối khoáng, nguyên tắc là ta dùng 2 chậu: chậu 1 cung cấp đầy đủ tất cả các yếu tố; chậu 2 cung cấp đầy đủ các yếu tố chỉ thiếu chất đang nghiên cứu.

Ví dụ:

– Chứng minh vai trò của nước: Trồng cây trong khoảng 10-15 ngày ở cùng 1 chậu cho cây phát triển tươi tốt. Sau đó chia các cây làm 2 chậu:

+ Chậu 1: tưới nước đều đặn.

+ Chậu 2: không tưới nước.

Sau đó quan sát sự sinh trưởng của cây ở 2 chậu.

– Thí nghiệm về tác dụng của muối lân đối với cây trồng: Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm.

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp lân.

– Thí nghiệm về tác dụng của muối kali: Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm.

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp kali.


3. Trả lời câu hỏi 3* Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6

Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?

Trả lời:

Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào giai đoạn trưởng thành, nhất là giai đoạn sinh sản.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 11 trang 37 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com