Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hoá, Chương II. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI – XII), sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

I. Đời sống kinh tế

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Nhưng thực tế, phần lớn ruộng đất lại do nông dân canh tác. Hằng năm, dân làng chia nhau ruộng đất công để cày cấy và nộp thuế cho nhà vua. Các vua nhà Lý thường về các địa phương cày tịch điền.

Vua Lý còn lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa. Nhà Lý cũng khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.

2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giầy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Đinh) v.v…

Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang hơn trước. Ớ vùng hải đảo và miền biên giới LÝ – Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung để nhân dân đến trao đổi.

Thời đó, Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất, có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 44 sgk Lịch sử 7

Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Việc cày ruộng tịch điền có ý nghĩa:

– Cầu cho một năm mới bội thu.

– Thể hiện sự quan tâm của triều đình đến sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

– Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.


2. Trả lời câu hỏi trang 45 sgk Lịch sử 7

Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển?

Trả lời:

Nông nghiệp thời Lý phát triển vì:

– Điều kiện đất nước hòa bình, ổn định.

– Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp: Cày tịch điền, chia ruộng đất cho nông dân cày cấy, chú trọng khai hoang, làm thủy lợi…


3. Trả lời câu hỏi trang 46 sgk Lịch sử 7

Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống?

Trả lời:

– Suy nghĩ về hàng tơ lụa Đại Việt thời Lý: Nghề thủ công dệt tơ lụa ở Việt Nam rất phát triển, làm ra được những sản phẩm chất lượng có thể sánh được với gấm vóc của nước Tống.

– Nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống vì:

+ Hàng tơ lụa của Đại Việt làm ra có chất lượng tốt.

+ Nâng cao giá trị hàng tơ lụa trong nước.

+ Thể hiện ý thức tự chủ của dân tộc.

Bước phát triển mới của thủ công nghiệp là gì?

Trả lời:

Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và có những bước tiến mới:

– Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.

– Các nghề làm gốm, trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy… đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)…

Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp ở nước ta thời đó như thế nào?

Trả lời:

Phản ánh:

– Ngoại thương phát triển. Ở vùng hải đảo và vùng biên giới Lý – Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung nhân dân đế trao đổi.

– Xuất hiện nhiều cảng biển tàu thuyền buôn bán tấp nập.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7 của Bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hoá của Chương II. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI – XII) trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7

Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhà Lý đã ban hành nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp như: Cày tịch điền, chia ruộng đất cho nông dân cày cấy, chú trọng khai hoang, làm thủy lợi…


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7

Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.

Trả lời:

– Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.

+ Các nghề làm gốm, trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy… đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)…

– Thương nghiệp: Việc buôn bán ở trong nước và ngoài nước đều được mở mang hơn trước. Thuyền buôn của nhiều nước đến Đại Việt buôn bán. Vân Đồn, Thăng Long trở thành những trung tâm buôn bán quan trọng của cả nước.


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7

Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Trả lời:

– Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu làm cho đời sống nhân dân ổn định, đó là cơ sở, là nền tảng để các ngành kinh tế khác phát triển như thủ công nghiệp và thương nghiệp.

– Thủ công nghiệp: Sản xuất thủ công nghiệp phát triển, sản xuất được nhiều sản phẩm dẫn đến nhu cầu trao đổi, buôn bán sản phẩm ⇒ Thương nghiệp phát triển.

– Thương nghiệp buôn bán các sản phẩm của thủ công nghiệp và nông nghiệp.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 12 trang 46 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com