Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 18: Biến dạng của thân, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.

Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6
Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6

Lý thuyết

1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng

Bài 18: Biến dạng của thân
Hình 18.1. Một số loại thân biến dạng

1-Thân củ ở dưới mặt đất của cây khoai tây (cây mang chồi)

2-Thân củ ở trên mặt đất của cây su hào

3-Thân rễ và thân trên mặt đất của cây gừng

4-Thân rễ ở dưới mặt đất của cây dong ta

Điểm giống và khác nhau giữa các loại củ:

Giống nhau: Có chồi, lá (là thân); củ phình to (chứa chất dự trữ)

Khác nhau: Củ gừng, dong có dạng rễ, dưới mặt đất; Củ su hào, khoai tây có dạng tròn, to

Bài 18: Biến dạng của thân
Phân loại thân biến dạng dựa vào vị trí và hình dạng

2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng

Một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác nhau của cây như: thân củ, thân rễ chứa các chất dự trữ; thân nước dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.

Bài 18: Biến dạng của thân
Một số cây mọng nước

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 58 sgk Sinh học 6

∇ – Quan sát các loại củ, tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.

– Kiểm tra cẩn thận các loại củ và phân loại chúng thành các nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất, hình dạng các củ.

– Quan sát củ dong ta, củ gừng. Tìm những đặc điểm giống nhau giữa chúng.

– Quan sát kĩ củ su hào, củ khoai tây. Ghi lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.

– Kiểm tra lại bằng cách xem và đối chiếu với H.18.1.

Trả lời:

– Những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân: mang chồi, mang lá, có diệp lục.

– Phân loại các nhóm củ dựa trên vị trí của nó so với mặt đất, hình dạng các củ:

+ Nhóm thân rễ ( củ nằm dưới mặt đất): cây gừng, dong ta.

+ Thân củ nằm trên mặt đất: củ su hào.

+ Thân củ nằm dưới mặt đất: củ khoai tây.

– Những đặc điểm giống nhau giữa củ gừng và củ dong ta là: Nằm dưới mặt đất và không có diệp lục, có các lớp vỏ bao quanh.

– So sánh củ khoai tây với củ su hào:

+ Giống nhau: Đều là thân, có diệp lục (khi để củ khoai tây gần ánh sáng sẽ thấy màu xanh).

+ Khác nhau: Củ su hào nằm trên mặt đất, củ khoai tây nằm dưới mặt đất.
∇ Thảo luận:

– Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng thân củ đối với cây?

– Kể tên 1 số loại thân củ và công dụng của chúng?

– Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của chúng đối với cây?

– Kể tên 1 số loại thân rễ và công dụng của chúng, tác hại của chúng.

Trả lời:

– Thân củ có đặc điểm: một đoạn thân phình to ra chứa chất dinh dưỡng và có diệp lục. Chức năng: dự trữ chất dinh dưỡng.

– Ví dụ về thân củ: Củ khoai tây, su hào, … có tác dụng làm thực phẩm.

– Thân rễ có đặc điểm: Nằm dưới mặt đất, không có diệp lục. Có tác dụng dự trữ chất dinh dưỡng.

– Ví dụ về thân rễ: Củ gừng, củ nghệ… dùng để chữa bệnh.
∇ Thảo luận:

– Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì?

– Kể tên một số cây mong nước mà em biết?

Trả lời:

– Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng dự trữ nước

– Một số cây mọng nước: Nha đam, thuốc bỏng, hoa đá…


2. Trả lời câu hỏi trang 59 sgk Sinh học 6

∇ Hãy liệt kê những đặc điểm của các loại thân biến dạng mà em biết vào bảng dưới đây, chọn những từ sau để gọi đúng tên những thân biến dạng đó: thân củ, thân rễ, thân mọng nước:

STT Tên mẫu vật Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng
1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất
2 Củ khoai tây
3 Củ gừng
4 Củ dong ta (hoành tinh)
5 Xương rồng

Trả lời:

STT Tên mẫu vật Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng
1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ
2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ
3 Củ gừng Thân rễ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ
4 Củ dong ta (hoành tinh) Thân rễ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ
5 Xương rồng Thân mọng nước nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân mọng nước

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6

Tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào.

Trả lời:

– Giống nhau: Đều là những loại thân biến dạng và chứa chất dự trữ cho cây.

– Khác nhau:

+ Củ dong ta là dạng thân rễ nằm ở dưới đất.

+ Củ khoai tây: dạng thân củ nằm ở dưới đất.

+ Củ su hào: dạng thân củ nằm ở trên đất.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6

Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng với cây.

Trả lời:

Một số loại thân biến dạng Ví dụ Chức năng
Thân củ Su hào, khoai tây Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ Củ gừng, dong ta Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân mọng nước Xương rồng Dự trữ chất dinh dưỡng

3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6

Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?

Trả lời:

Thân cây biến dạng thành thân mọng nước (dự trữ nướ cho cây) chống chịu được điều kiện khô hạn; lá cây xương rồng biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước của cây, giúp cho cây có đủ nước sống trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt.


Bài tập

Giải bài tập trang 60 sgk Sinh học 6

Tìm thêm 3 loại thân biến dạng, ghi vào vở theo mẫu sau:

STT Tên cây Loại thân biến dạng Vai trò đối với cây Công dụng đối với con người
1 Cây nghệ Thân rễ Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây Làm gia vị, thuốc chữa bệnh
2
3
4

Trả lời:

STT Tên cây Loại thân biến dạng Vai trò đối với cây Công dụng đối với con người
1 Cây nghệ Thân rễ Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây Làm gia vị, thuốc chữa bệnh
2 Cây tỏi Thân hành Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây Làm gia vị, thuốc chữa bệnh
3 Su hào Thân củ trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây Làm thức ăn
4 Cà rốt Thân củ dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây Làm thức ăn

Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 18 trang 59 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com