Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 21: Quang hợp, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.

Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6
Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6

Lý thuyết

1. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột

Bài 21: Quang hợp
Hình 21.3. Thí nghiệm xác định cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột
Nội dung Cây trong chuông A Cây trong chuông B
Điều kiện thí nghiệm khác nhau Có cốc nước vôi trong → Không có khí cácbonic Không có cốc nước vôi trong → Có khí cácbonic
Màu sắc lá khi thử dung dịch iốt Có màu vàng Có màu xanh tím
Xác định tinh bột trong lá Không có
Kết luận: Để chế tạo tinh bột lá cây cần khí các bonic.
Bài 21: Quang hợp
Hình 21.4. Kết quả thí nghiệm

2. Khái niệm về quang hợp

– Sơ đồ quá trình quang hợp:

Bài 21: Quang hợp

– Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí Cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra môi trường ngoài khí Oxi.

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Câu hỏi trang 71 sgk Sinh học 6

∇ Quan sát thí nghiệm ở H.21.3, H.21.4:

Đặt hai chậu cây ở chỗ tối trong hai ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết.

Sau đó đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt. Dùng hai chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây.

Trong chuông A cho thêm cốc chứa nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí cacbônic của không khí trong chuông.

Đặt cả hai chuông thí nghiệm ở chỗ có nắng (H.21.3).

Sau khoảng 5-6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bọt bằng dung dịch iôt loãng.

H.21.4 cho ta biết kết quả thử dung dịch iôt trên lá trong hai chuông đó.


2. Trả lời câu hỏi trang 72 sgk Sinh học 6

∇ Thảo luận:

– Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?

– Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?

– Từ kết quả đó có thể rút ra kết luận gì?

Trả lời:

– Điều kiện thí nghiệm:

+ Chuông A: đặt trong chuông một cốc nước vôi trong (để cốc nước vôi trong hấp thụ hết khí cacbônic có trong chuông).

+ Chuông B: không đặt cốc nước vôi trong.

– Lá cây trong chuông A không thể chế tạo được tinh bột. Vì khi thử lá trong chuông A bằng dung dịch iôt thì chỉ thấy nó chuyển màu vàng → chứng tỏ không có tinh bột.

Kết luận: cây quang hợp cần sử dụng khí cacbônic.
∇ Từ sơ đồ trên, hãy phát biểu khái niệm về quang hợp.

Trả lời:

Quang hợp là quá trình sử dụng nước, khí cacbônic dưới tác dụng của chất diệp lục và với điều kiện có ánh sáng để tạo ra tinh bột và khí ôxi.

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6

Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?

Trả lời:

– Lá sử dụng khí cacbônic và nước để chế tạo tinh bột.

– Lá lấy khí cacbônic từ không khí, nước được rễ hấp thụ rồi chuyển lên lá.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6

Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?

Trả lời:

– Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.

Nước + khí cacbônic → tinh bột + khí ôxi

– Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:

– Nước, khí cacbônic là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

– Ánh sáng cần cho quang hợp. nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6

Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do đó bộ phận nào của cây đảm nhiệm? Vì sao em biết?

Trả lời:

– Thân non có màu xanh cũng quang hợp được khi có đủ ánh sáng. Màu xanh của thân chứng tỏ trong tế bào có lục lạp chứa diệp lục có chức năng quang hợp.

– Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành đảm nhiệm. Vì ở những cây này, thân và cành cũng có lục lạp chứa diệp lục.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 21 trang 72 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com