Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 25 – Phong trào Tây Sơn, Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Bấy giờ quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân, kiêu căng, sách nhiễu, khiến dân chúng rất căm giận. Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. Tháng 6 – 1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân. Nhờ nước sông lên cao, thuyền của Tây Sơn tiến sát thành, cùng bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Quân Trịnh bạc nhược, bị tiêu diệt nhanh chóng. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

Từ đây, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.

Ngày 21 – 7 – 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trinh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đi đây sụp đổ. Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quá’ Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã phá bỏ ranh giới sông Gianh, Luỹ Thầy, tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nửa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.

Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.

Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :

Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.

Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp… hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 126 sgk Lịch sử 7

Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).

Trả lời:

Những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786) là:

– Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

– Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài,mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.

– 21/7/1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.


2. Trả lời câu hỏi trang 127 sgk Lịch sử 7

Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?

Trả lời:

Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vì:

– Nguyễn Huệ được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.

– Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng.

– Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7 của Bài 25 – Phong trào Tây Sơn của Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7

Em hãy kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788.

Trả lời:

Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788:

– Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

– Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài,mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.

– 21/7/1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.

– Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà (lúc này vua Lê Chiêu Thống đã trốn sang Bắc Kinh).


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7

Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào ?

Trả lời:

♦ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

– Mùa xuân năm 1771, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

– Năm 1777,quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.

♦ Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài:

– Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”.

– Giữa năm 1786, lật đổ chính quyền chúa Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê.

– Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê để thành lập chính quyền mới.


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7

Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi:

– Nghĩa quân tây Sơn được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.

– Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng. Ông đã đặt ra đường lối đúng đắn cho cuộc khởi nghĩa, đưa ra khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng dân dân tham gia,

– Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 25 trang 127 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com