Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 29: Các loại hoa, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.

Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6
Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6

Lý thuyết

1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

Bài 29: Các loại hoa
Hình 29.1. Hoa của một số loại cây

– Những cây có đủ nhị và nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính.

– Những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính.

+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực

+ Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là hoa cái

2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây

– Hoa mọc đơn độc: Hoa hồng, hoa thược dược, hoa đồng tiền…

– Hoa mọc thành cụm: hoa cẩm tú cầu, hoa huệ, hoa cúc, hoa cải, …

Bài 29: Các loại hoa
Hoa mọc đơn độc
Bài 29: Các loại hoa
Hoa mọc thành cụm

3. Tổng kết

Bài 29: Các loại hoa
Tổng kết về phân loại các loại hoa
Bài 29: Các loại hoa
Sơ đồ tư duy

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 96 sgk Sinh học 6

∇ – Quan sát từng hoa trong H.29.1 hoặc hoa đã mang đến lớp, tìm xem mỗi hoa có bộ phận sinh sản chủ yếu nào rồi đánh dấu \(\checkmark\) vào mục: các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa trong bảng dưới đây:

Hoa số mấy Tên cây Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị Nhụy
1
2
3
4
5
6
7
8

– Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa hãy chia các hoa đó thành hai nhóm và kể tên các hoa trong mỗi nhóm.

– Hãy chọn từ thích hợp trong các từ hoa đơn tính, hoa đực, hoa lưỡng tính, hoa cái điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành hai nhóm chính:

1. Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là …

2. Những hoa thiếu nhị và nhụy gọi là …

+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là …

+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là …

– Từ tên gọi của các nhóm hoa đó, hãy hoàn thiện nốt cột cuối cùng của bảng trên.

Trả lời:

Hoa số mấy Tên cây Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị Nhụy
1 Hoa dưa chuột cái \(\checkmark\) Hoa đơn tính
2 Hoa dưa chuột đực \(\checkmark\) Hoa đơn tính
3 Hoa cải \(\checkmark\) \(\checkmark\) Hoa lưỡng tính
4 Hoa bưởi \(\checkmark\) \(\checkmark\) Hoa lưỡng tính
5 Hoa liễu đực \(\checkmark\) Hoa đơn tính
6 Hoa liễu cái \(\checkmark\) Hoa đơn tính
7 Hoa cây khoai tây \(\checkmark\) \(\checkmark\) Hoa lưỡng tính
8 Hoa táo tây \(\checkmark\) \(\checkmark\) Hoa lưỡng tính

– Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia các hoa đó thành hai nhóm:

+ Hoa đơn tính: dưa chuột, liễu, bí

+ Hoa lưỡng tính: cải, bưởi, khoai tây, táo tây

1. Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính.

2. Những hoa thiếu nhị và nhụy gọi là hoa đơn tính.

+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực.

+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa cái.


2. Trả lời câu hỏi trang 98 sgk Sinh học 6

∇ Tìm thêm ví dụ khác về hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

Trả lời:

– Hoa mọc đơn độc: bí, thược dược, hoa trà…

– Hoa mọc thành cụm: bưởi, lúa, ngô, sen, mẫu đơn…

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6

Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết.

Trả lời:

– Căn cứ vào việc xuất hiện cả nhị và nhụy hay chỉ xuất hiện 1 trong 2 yếu tố đó ta chia hoa gồm có hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

– Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam; ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6

Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Có 2 cách xếp hoa trên cây là hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

Ví dụ: hoa mọc đơn độc như hoa sen, hoa súng, hoa hồng… ; hoa mọc thành cụm như hoa cải, hoa cúc, hoa ngâu..


3. Trả lời câu hỏi 3* Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6

Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?

Trả lời:

Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 29 trang 98 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com