Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 6 – Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo. Các nước này cùng có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt : mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế, cư dân Đồng Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.

Ngay từ thời đại đồ đá, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt. Cũng chính vào thời điểm này, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện.

2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng (Mi-an-ma) nguồn sông Mê Công, đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay, tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ xrv.

Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 18 sgk Lịch sử 7

Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?

Trả lời:

♦ Thuận lợi:

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nan Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.

– Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa

– Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

♦ Khó khăn:

– Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.

– Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.

– Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7 của Bài 6 – Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trong Phần một. Khái quát lịch sử thế giới trung đại cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7

Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào?

Trả lời:

Khu vực Đông Nam Á ngày nay bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Thái Lan và Bru-nây.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7

Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX:

Thời gian Nội dung
Đầu Công nguyên đến thế kỉ X  Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.
Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII  Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma),…
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữ thế kỉ XIX  Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu.
Từ giữa thế kỉ XIX  Lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com