Trả lời câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 25 – Phong trào Tây Sơn, Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.

Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong v.v…

Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó.

Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung :

Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát về Quảng Nam.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Nguyễn Nhạc xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.

Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ (huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Nông dân nghèo, đồng bào Chăm, đồng bào Ba-na vùng An Khê nhiệt tình tham gia nghĩa quân. Thợ thủ công, thương nhân, kể cả hào mục các địa phương, cũng nổi dậy hưởng ứng.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 120 sgk Lịch sử 7

Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn tới hậu quả gì đối với nông dân và tác tầng lớp khác.

Trả lời:

Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn tới hậu quả:

– Đối với nông dân: Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế.

– Đối với tầng lớp khác: Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7 của Bài 25 – Phong trào Tây Sơn của Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7

Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII?

Trả lời:

Tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII:

– Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua bán quan tước trở nên phổ biến. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ.

– Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế.

– Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

⇒ Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7

Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Trả lời:

Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:

– Chính quyền phong kiến suy yếu, mục nát, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

– Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.

– Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế hiệu hợp với lòng dân nên dân nghe và theo nghĩa quân.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 bài 25 trang 122 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com