Trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 4 – Trung Quốc thời phong kiến, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

Ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng hết sức rộng lớn, phì nhiêu. Đó là vùng đồng bằng Hoa Bắc do phù sa sông Hoàng Hà tạo nên. Ở đây, người Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ 2000 năm trước Công nguyên (TCN), rồi mở rộng dần xuống phía nam. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã xây dựng nên một nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ.

Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi sâu sắc. Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ. Ngược lại, nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay những tá điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán.

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán

Thời Tần, chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành, Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam…

Các vua thời nhà Hán đã xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ

nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nhờ thế, kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước đã vững vàng. Nhà Hán còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 10 sgk Lịch sử 7

Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?

Trả lời:

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, công cụ bằng sắt xuất hiện, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi sâu sắc:

– Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.

– Nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.


2. Trả lời câu hỏi trang 12 sgk Lịch sử 7

Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.

Trả lời:

– Các chính sách đối nội của nhà Tần:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

+ Bắt hàng triệu nhân dân đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn,…

– Các chính sách đối nội của nhà Hán:

+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

⇒ Tác động: Nhờ những chính sách trên mà nền kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.

Trả lời:

♦ Chính sách đối nội:

– Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

– Cử những người thân tín đi cai quản các địa phương.

– Mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài.

– Thi hành nhiều chính sách giảm tô thuế.

– Thực hiện chế độ “quân điền”: lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

♦ Chính sách đối ngoại: Sau khi ổn định trong nước, nhà Đường luôn tìm đủ mọi cách để mở mang bờ cõi, chinh phục các nước lân cận:

– Nhà Đường đem quân đánh chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên.

– Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.

⟹ Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7 của Bài 4 – Trung Quốc thời phong kiến trong Phần một. Khái quát lịch sử thế giới trung đại cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7
Trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7

Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào?

Trả lời:

♦ Về chính trị:

– Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.

– Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc.

– Thế kỉ III TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.

Về kinh tế: Xuất hiện công cụ bằng sắt làm cho diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.

♦ Về xã hội:

– Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.

– Nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.

– Khi nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện.

⟹ Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN và được xác lập vào thời Hán.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

Trả lời:

♦ Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

– Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

– Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

♦ Chính trị:

– Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

– Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

Đối ngoại:với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com