Bài 45. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim sgk Sinh học 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 45. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim, sách giáo khoa sinh học lớp 7. Nội dung bài bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 7.


I – Yêu cầu

– Củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim bồ câu và những loài chim khác.

– Biết cách ghi chép tóm tắt những nội dung đã xem trên băng hình.

II – Chuẩn bị

– Học sinh ôn lại những bài của lớp Chim.

– Băng hình về nội dung tập tính của chim, máy chiếu.

– Vở ghi chép nội dung xem băng.

III – Nội Dung

1. Sự di chuyển

2. Kiếm ăn

3. Sinh sản


IV – Thu hoạch

Trả lời câu hỏi trang 148 sgk Sinh học 7

∇ Học sinh tiến hành thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh trả lời những câu hỏi sau:

– Hãy trình bày tóm tắt những nội dung chính của băng hình.

– Hãy nêu các cách thức di chuyển của chim.

– Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

Trả lời:

– Cách thức di chuyển:

Bay và lượn – Kiểu bay đập cánh
– Kiểu bay lượn
Những kiểu di chuyển khác – Leo trèo
– Đi và chạy
– Bơi

Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa dạng, song có thể chia thành 3 hình thức chính:

+ Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)

+ Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…

+ Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

⇒ Nhìn chung, các cách di chuyển của chim có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các loài trong lớp chim sử dụng linh hoạt các kiểu di chuyển trên ở những điều kiện nhất định.

– Tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim:

Kiếm ăn Tập tính kiếm ăn của chim cũng khá đa dạng. Có những loài hoạt động kiếm ăn về ban ngày (đa số các loài chim như cò, sáo, gà, vịt, ngỗng…) nhưng cũng có những loài lại kiếm án về ban đêm (vạc, cú mèo, …). Có thể chia:

– Chim ăn tạp.

– Chim ăn chuyên: chim ăn hạt, ăn xác chết, ăn hạt, ăn quả

Sinh sản Tập tính sinh sản của các loài chim rất khác nhau. Nhưng, nói chung các giai đoạn trong quá trình sinh sản nuôi con của các loài chim gồm: giao hoan (có hiện tượng khoe mẽ), giao phối, làm tố, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con. Các giai đoạn này được biểu hiện khác nhau tùy theo các bộ chim.

Tập tính kiếm ăn của chim khá đa dạng:

+ Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm (cú mèo, cú lợn, vạc,…), loài kiếm ăn ban ngày (phần lớn các loài chim).

+ Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả…

Tập tính sinh sản của các loài chim khác nhau ở mỗi loài:

+ Tập tính giao hoan: khoe mẽ, đánh nhau giành bạn tình, làm tổ đợi con cái,…

+ Tập tính giao phối: mùa giao phối khác nhau.

+ Tập tính làm tổ, đẻ trứng: làm tổ dưới đất, làm tổ trên cây, đi đẻ nhờ ở tổ loài khác,…

+ Tập tính ấp trứng và nuôi con: chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và cùng chăm sóc con non hoặc chỉ có con mái ấp trứng hoặc để loài khác “nuôi hộ” con non…


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim sgk Sinh học 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com