Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 49 trang 161 sgk Sinh học 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 49. Bộ Dơi và bộ Cá voi, sách giáo khoa sinh học lớp 7. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 49 trang 161 sgk Sinh học 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 7.


Lý thuyết

I – Bộ Dơi

Đặc điểm (hình 49.1A). Chi trước biến đổi thành cánh da. Cánh da là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với minh, chi sau và đuôi. Đuôi ngắn. Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi quả).

Đại diện: Dơi ăn sâu bọ, dơi quả.

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi | Lý thuyết và trắc nghiệm Sinh học 7 chọn lọc có đáp án

II – Bộ Cá voi

Đặc điểm: Cơ thế hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mà dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiểu dọc.

Chi trước (hình 49.2B) biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo (B), song vẫn được nâng đỡ bời các xương chi như ở động vật có xương sống ở cạn, có xương cánh tay (1) và xương ống tay ngắn (2), các xương ngón tay lại rất dài (4), chi sau tiêu giảm. Cá voi sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa. Cá voi sống chủ yếu ò biển ôn đới và biển lạnh.

Đại diện: Cá voi xanh, cá heo.

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi | Lý thuyết và trắc nghiệm Sinh học 7 chọn lọc có đáp án

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 49 trang 161 sgk Sinh học 7 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 160 sgk Sinh học 7

∇ Quan sát hình 49.1 và hình 49.2, thảo luận lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:

Bảng. So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi

Tên động vật Chi trước Chi sau Đuôi Cách di chuyển Thức ăn Đặc điểm răng. Cách ăn
Dơi
Cá voi xanh
Câu trả lời lựa chọn – Cánh da
– Vây bơi
– Tiêu biến
– Nhỏ, yếu
– Vây đuôi
– Đuôi ngắn
– Bay không có đường bay rõ rệt
– Bơi uốn mình theo chiều dọc
– Tôm, cá, động vật nhỏ
– Sâu bọ, rau quả
– Không có răng, lọc mồi qua khe của tấm sừng miệng
– Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ

Trả lời:

Bảng. So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi

Tên động vật Chi trước Chi sau Đuôi Cách di chuyển Thức ăn Đặc điểm răng. Cách ăn
Dơi Cánh da Nhỏ, yếu Đuôi ngắn Bay không có đường bay rõ rệt Sâu bọ, rau quả Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ
Cá voi xanh Vây bơi Tiêu biến Vây đuôi Bơi uốn mình theo chiều dọc Tôm, cá, động vật nhỏ Không có răng, lọc mồi qua khe của tấm sừng miệng

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 49 trang 161 sgk Sinh học 7. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 49 trang 161 sgk Sinh học 7

Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:

– Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.

– Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 49 trang 161 sgk Sinh học 7

Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước?

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới nước được thể hiện:

– Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

– Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 49 trang 161 sgk Sinh học 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com