Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 53 trang 174 sgk Sinh học 7

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 53. Môi trường sống và sự vận động di chuyển, sách giáo khoa sinh học lớp 7. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 53 trang 174 sgk Sinh học 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 7.


Lý thuyết

Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.

I – Các hình thức di chuyển

Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau : bò. đi. chạy, nhảy (nhảy đồng thời bằng hai chân sau), bơi. bay… phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng (hình 53.1).


II – Sự tiến hóa của cơ quan di chuyển

Trong quá trinh phát triển giới động vật, sự hoàn chỉnh cơ quan vận động di chuyển thế hiện ờ sự phức tạp hoá các chi thành những bộ phận khớp động với nhau (sự phân đốt) để đảm bảo sự cử động phong phú của chi, tiếp theo là sự phân hoá các chi đảm nhiệm các chức năng khác nhau (chân bò, chân nhảy ờ châu chau) đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả hơn. Sự hoàn thiện cơ quan di chuyến ở động vật có xương sống giúp chúng thích nghi với các hình thức di chuyển ở những điều kiện sống khác nhau (hình 53.2).

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển | Lý thuyết và trắc nghiệm Sinh học 7 chọn lọc có đáp án
Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 53 trang 174 sgk Sinh học 7 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 172 sgk Sinh học 7

∇ Kẻ đường mũi tên cho từng đại diện theo mẫu hình 53.1

Trả lời:

1. Vịt trời – bay.

2. Gà lôi – đi chạy, bay.

3. Hươu – đi chạy.

4. Châu chấu – nhảy đồng thời bằng 2 chân sau, bò.

5. Vượn – leo chèo chuyển cành bằng cách cầm nắm.

6. Giun đất – bò.

7. Dơi – bay.

8. Kanguru – nhảy đồng thời bằng 2 chân sau.

9. Cá chép – bơi.


2. Trả lời câu hỏi trang 174 sgk Sinh học 7

∇ Đọc bảng sau, điền vào cột trống của bảng tên những đại diện động vật sao cho tương ứng với các đặc điểm của cơ quan di chuyển.

Bảng. Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển ở động vật

Đặc điểm cơ quan di chuyển Tên động vật
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo
Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt
Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy
Vây bơi với các tia vây
Chi năm ngón có màng bơi
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ
Cánh được cấu tạo bằng màng da
Bàn tay, bàn chân cầm nắm

Trả lời:

Bảng. Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển ở động vật

Đặc điểm cơ quan di chuyển Tên động vật
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định San hô, hải quỳ
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo Thủy tức
Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi) Rươi
Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt Rết, thằn lằn
Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi Tôm
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy Châu chấu
Vây bơi với các tia vây Cá chép
Chi năm ngón có màng bơi Ếch
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ Chim
Cánh được cấu tạo bằng màng da Dơi
Bàn tay, bàn chân cầm nắm Khỉ, vượn

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 53 trang 174 sgk Sinh học 7. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 53 trang 174 sgk Sinh học 7

Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyền hoặc chỉ có một hình thức di chuyển.

Trả lời:

– Những đại diện có 3 hình thức di chuyển là: vịt trời (đi, chạy, bay), châu chấu (đi, nhảy, bay)…

– Những đại diện có 2 hình thức di chuyển là: vượn (đi, leo trèo), chim cánh cụt (bơi, đi)..

– Những đại diện có 1 hình thức di chuyển là: cá chép (bơi), giun đất (bò), dơi (bay),…


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 53 trang 174 sgk Sinh học 7

Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ.

Trả lời:

Sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển (đi, bơi, chạy, nhảy, bò,bay, trườn,…) thích nghi với nhiều kiểu môi trường sống (trên cạn, trong đát, trên không, dưới nước).

Sự hoàn chỉnh của cơ quan di chuyển giúp động vật di chuyển và cư trú ở nhiều nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản, phát triển và hình thành loài mới.

Ví dụ: bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nằm, leo trèo; vây bơi giúp cá di chuyển trong nước; chân khỏe giúp động vật chạy nhanh.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 bài 53 trang 174 sgk Sinh học 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 7 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com